Cuộc Sống Khắc Nghiệt Của Những Con Bò Sữa ở Australia
Có thể bạn quan tâm
Không nhiều người quan tâm đến việc sữa bò được sử dụng trong đồ uống của mình được sản xuất như thế nào. Trên thực tế, đời sống của bò sữa khác xa rất nhiều so với hình ảnh đồng cỏ xanh bình yên mà chúng ta thường thấy.
Theo một tổ chức bảo vệ động vật có tên Voiceless, bò sữa ở Australia đang phải gồng mình phục vụ cho nhu cầu về các sản phẩm từ sữa ngày càng gia tăng tại đây.
Bản báo cáo “Cuộc đời của bò sữa: Báo cáo về ngành công nghiệp sữa và các sản phẩm từ sữa ở Australia” của Voiceless là kết quả của hai năm nghiên cứu và phân tích khoa học, cũng như được 5 chuyên gia về an sinh của động vật thuộc Voiceless xem xét và góp ý, cũng như được các tổ chức bảo vệ động vật hàng đầu thế giới xác nhận.
Theo báo cáo của Voiceless, bò sữa thường xuyên phải chịu nhiều căng thẳng để ép chúng tiết sữa, cũng như bị buộc phải mang thai để có thể sinh bò con sau mỗi 13 tháng trong vòng 7 năm liên tiếp.
Ngành nuôi bò sữa ở Australia đang bị chỉ trích vì sử dụng các phương pháp thiếu nhân đạo như chia rẽ bò mẹ và bê non mới đẻ, giết những con bê không đạt yêu cầu, cắt sừng hay cắt bớt đuôi khiến những con bò sữa dễ bị ảnh hưởng vì các vết thương hay bệnh tật như đi khập khiễng hay viêm tuyến vú. Nếu một con bò không cung cấp đủ lượng sữa yêu cầu, chúng sẽ bị xẻ thịt.
Elise Burgess, người phát ngôn của Voiceless cho biết: “Cuộc sống của hầu hết bò sữa đều hết sức khó khăn, thậm chí còn đầy đau đớn và không được dài lâu. Chúng tôi đưa ra báo cáo để thu hút sự chú ý của dư luận với vấn đề này, cũng như vạch trần sự thật về hình ảnh những con bò hạnh phúc trên đồng cỏ xanh hay được sử dụng để tiếp thị. Sự thật, cuộc sống của bò sữa khốn khổ và khắc nghiệt hơn nhiều người tưởng tượng.”
Theo Voiceless, bò sữa sau khi sinh con sẽ bị ép phải rời xa con non ngay sau vài giờ đồng hồ. Sự sống của bê non cũng rất ngắn ngủi, khi có tới 800.000 con bê bị giết mỗi năm vì chúng chỉ được cho là những sản phẩm phụ, trong đó có 35.000 con sẽ bị giết ngay sau khi mới sinh, và 623.000 con bị giết để làm nguyên liệu sản xuất thức ăn cho thú nuôi, lấy thịt bê và lấy da.
Cách chúng bị giết cũng là một mối lo ngại. Con non sẽ bị giết ngay tại trại nuôi bằng cách tiêm thuốc, bắn bỏ hay giật điện, thậm chí dùng vồ đập mạnh vào đầu đến chết.
Bê non sẽ bị tách khỏi mẹ trong vòng 12 tiếng sau khi sinh, “gây ra sự đau đớn cho cả con mẹ và con non.” Chúng cũng sẽ bị cắt phần sừng chưa mọc bằng một thanh sắt nóng, dao hay các vật dụng khác khi chưa được đầy 2 tháng tuổi. Những con bò sữa ở Australia cũng được phối giống có chọn lọc để nâng lượng sữa từ khoảng 2.800 lên 5.500 lít/năm, tức là gấp đôi so với 30 năm về trước.
Khi không thể tiết đủ sữa, chúng sẽ bị giết.Hiện nay, nhiều người dân Australia vẫn đang tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa với mức giá rẻ với tâm thế chúng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là sản phẩm của một ngành công nghiệp “không gây hại.” Họ cho rằng bò sữa luôn luôn tiết ra sữa và do đó “luôn cần được vắt sữa.”
“Họ không biết rằng để sản xuất sữa, bò sữa luôn phải liên tục mang thai, và việc mang thai một cách ép buộc và lặp đi lặp lại như thế sẽ làm tăng khả năng mắc các chứng rối loạn ở bò sữa như viêm tuyến vú, cũng như có tới 800.000 con bê chưa đầy một tuần tuổi bị giết mỗi năm,” Burgess cho biết.
Hiện ở Australia, trung bình mỗi năm một người dân sẽ tiêu thụ khoảng 107 lít sữa, 14kg phô mai và 4 kg bơ. Nhu cầu về sữa và các sản phẩm từ sữa giá rẻ đang gia tăng áp lực lên cả nông dân nuôi bò sữa và bò sữa. Để có thể cạnh tranh, người nông dân bắt buộc phải tăng tối đa sản lượng sữa và giảm tổng chi phi chăn nuôi, dẫn đến việc bò sữa phải được phối giống và chọn lọc để làm tăng lượng sữa.
Cô Burgess cho biết, mục đích của báo cáo không phải để ngăn mọi người dùng các sản phẩm từ sữa, mà để dấy lên thảo luận và tranh luận giữa nông dân, các nhà máy trong ngành, các nhà lập pháp và người tiêu dùng về an sinh của động vật.
“Voiceless muốn thấy một cách tiếp cận mang tính hợp tác giữa nông dân, ngành sản xuất sữa, người tiêu dùng và chính phủ nhằm đưa an sinh của bò sữa thành một vấn đề ưu tiên”, cô Burgess cho biết.
Noel Campbell, Chủ tịch Hội nông dân nuôi bò sữa Australia cho biết: “Chúng tôi đã thảo luận với Voiceless trong nhiều năm qua và đã khẳng định quan điểm của mình. Chúng tôi luôn theo dõi và lưu giữ những ghi chép về sức khỏe và an sinh của bò sữa, và sẵn sàng bàn bạc về bất cứ vấn đề nào có trong báo cáo của Voiceless.”/.
(Vietnam+)Từ khóa » Con Bò Sữa Có Sừng Không
-
Bò Sữa Sừng Ngắn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bò Có Sừng Không: Cấu Tạo Và Chúng Dùng để Làm Gì, Cách Tháo Và ...
-
Bò Sữa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những Giống Bò Cái Có Sừng?
-
Một Số Giống Bò Sữa Phổ Biến Trên Thế Giới
-
Sự Khác Biệt Giữa Bò Và Bò đực - Strephonsays
-
Thắc Mắc Cơ Bản Về Sự Sinh Sản Của Bò Sữa? - DairyVietnam
-
Đặc điểm Của Bò Không Sừng
-
“Tướng Quân Bò Sữa” 3 Sừng - Báo Người Lao động
-
Bò Thử Nghiệm Angus
-
Tả Con Bò Nhà Em, Con Bò Sữa Lớp 4 Hay Nhất 3 Bài Văn Ngắn Gọn
-
TP.HCM: Phát Triển Nuôi Bò Thịt Chất Lượng Cao