Cuộc Sống Tách Biệt Nơi Thị Trấn Nhỏ Hơn 2 Tháng Không Có ánh Sáng ...

kỳ lạ
Người dân tại thị trấn nhỏ này sắp bước vào những ngày không thấy Mặt trời. (Nguồn: CNN)

Mỗi ngày, hầu hết chúng ta đều trải qua 12 tiếng ban đêm và 12 tiếng ban ngày. Đôi khi có sự thay đổi tùy theo từng mùa trong năm và từng khu vực trên thế giới.

Nhưng có vùng đất thậm chí suốt hơn 2 tháng không nhìn thấy ánh Mặt trời. Nghe như thể chuyện không tưởng, nhưng nơi này thực sự tồn tại và nằm ở vùng cực Bắc. Đó chính là Utqiagvik, một thị trấn nằm ở Alaska thuộc cực Bắc nước Mỹ.

Utqiagvik được biết tới với nhiều biệt danh khác nhau, từ "nóc nhà thế giới" cho tới "điểm bắt đầu của biến đổi khí hậu". Hiện đây đang là nơi sinh sống của khoảng 4.500 cư dân.

Bắt đầu từ tuần này, thị trấn sẽ bước vào "đêm vùng cực" kéo dài suốt 66 ngày. Điều đó đồng nghĩa với việc cư dân tại đây phải trải qua hơn 2 tháng không nhìn thấy Mặt trời.

Không có nguồn năng lượng tự nhiên này khiến nhiệt độ giảm đáng kể. Nền nhiệt ở Utqiagvik thấp hơn 0 độ C vào 160 ngày trong năm. Dự kiến thời điểm Mặt trời xuất hiện ở đường chân trời sẽ là ngày 22/1/2022.

Lý giải về hiện tượng này, các chuyên gia của tờ The Weather Channel từng cho biết: "Do Trái đất nghiêng nên hàng năm vùng cực Bắc - nơi cách xa bức xạ Mặt trời nhất sẽ không được nhận ánh sáng Mặt trời từ giữa tháng 11 tới cuối tháng 1 năm sau".

Cuộc sống tách biệt nơi thị trấn nhỏ hơn 2 tháng không có ánh sáng Mặt trời
Utqiagvik là một trong những vùng đất có cuộc sống khắc nghiệt. (Nguồn: Business Insider)

Do nằm cách đường xích đạo khoảng 531 km về phía Bắc, Utqiagvik cũng giống như các thành phố khác trong vòng cực phải chịu cảnh thiếu Mặt trời suốt thời gian khá dài.

Ông Myron và vợ, bà Susan McCumber đang kinh doanh một nhà nghỉ 12 phòng tại thị trấn. Khách của họ chủ yếu là những đoàn du lịch đến từ Brazil.

Nói về cuộc sống ở Alaska, ông cho biết người dân tại đây có suy nghĩ khá độc lập. "Dù thuộc nước Mỹ nhưng cuộc sống nơi đây khá tách biệt", ông nói.

Đương nhiên, hoạt động kinh doanh ở Utqiagvik cũng đi kèm với những thách thức riêng. Cụ thể là giá cả thực phẩm.

"Một chai nước bạn mua ở Walmart có giá 6 USD, thì ở đây là 48 USD. Gần 4 lít sữa giá 14 USD. Một túi bột giặt giá 98 USD", ông Myron nêu ra ví dụ.

Phần lớn cư dân tại đây là người Iñupiat Alaska bản địa. Họ đã sinh sống ở vùng cực suốt hàng nghìn năm qua. Trong lịch sử, người Iñupiat chịu đựng và sống sót bất chấp khí hậu khắc nghiệt nhờ vào việc săn bắt cá voi, tuần lộc, hải cẩu và chim.

Do giá cả thực phẩm quá cao, săn bắn vẫn là một phần quan trọng trong cuộc sống của người dân. Mùa Xuân hàng năm, cộng đồng dân cư lại tụ tập để kỷ niệm mùa săn cá voi thành công.

Tuy nhiên do khí hậu biến đổi nên việc săn bắn đang trở nên khó khăn hơn. Băng không còn nhiều nên người dân địa phương không còn thấy một số loài như hải cẩu, hải mã, gấu Bắc Cực xuất hiện thường xuyên nữa.

So với các bang còn lại của nước Mỹ, phần lớn cư dân ở Utqiagvik có cuộc sống tách biệt. Cả thị trấn hiện chỉ có 5 nhà hàng.

Tây Ban Nha: Kỳ lạ thị trấn toàn nhà không mái, chỉ thấy mặt tiền Tây Ban Nha: Kỳ lạ thị trấn toàn nhà không mái, chỉ thấy mặt tiền

Thay vì xây dựng kiểu truyền thống, người dân địa phương đã thiết kế tường hoặc mái đầy sáng tạo từ phần nhô ra của ...

Mỹ: Trải nghiệm kỳ quặc và lạ lùng ở 'thị trấn ma' bị bỏ hoang gần 80 năm Mỹ: Trải nghiệm kỳ quặc và lạ lùng ở 'thị trấn ma' bị bỏ hoang gần 80 năm

TGVN. Trong suốt một thập kỷ, nhiếp ảnh gia Dennis Ariza lại tìm thấy mới lạ trong mỗi lần đến thị trấn bỏ hoang Bodie ...

Từ khóa » Nơi Ko Có ánh Sáng Mặt Trời