- Cuộc Sống Tập Thể - Phật Học Ứng Dụng - THƯ VIỆN HOA SEN

365 Lời Khuyên Tâm Huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma
  • I. Suy tư về sự sống (câu 1 đến 48)
    • - Sự sống nói chung
    • - Tuổi trẻ
    • - Tuổi trưởng thành
    • - Tuổi già
  • II. Suy tư về các cảnh huống trong cuộc sống (câu 49 đến 129)
    • - Đàn ông và đàn bà
    • - Cuộc sống trong gia đình
    • - Cuộc sống độc thân
    • - Cuộc sống tập thể
    • - Cuộc sống sung túc
    • - Cuộc sống trong cảnh nghèo khó
    • - Bệnh tật
    • - Những Kẻ tật nguyền và những người chăm sóc họ
    • - Người sắp lìa đời và những người thân chung quanh
    • - Công ăn việc làm và tình trạng thiếu giải trí
    • - Nhà giam và các tù nhân
    • - Đồng tính luyến ái
  • III. Suy tư về cuộc sống tập thể trong xã hội (câu 133 đến 181)
    • - Chính trị
    • - Công lý
    • - Tương lai thế giới
    • - Giáo dục
    • - Khoa học và kỹ thuật
    • - Thương mại và kinh doanh
    • - Nghệ thuật viết lách và nghề làm báo
    • - Canh nông và môi trường
    • - Chiến tranh
    • - Dấn thân vì kẻ khác
  • IV. Suy tư về các khó khăn trong cuộc sống (câu 182 đến 304)
    • - Hạnh phúc
    • - Bất hạnh
    • - Yếm thế
    • - Sợ hãi
    • - Tự tử
    • - Cô đơn và sự cô lập
    • - Giận dữ
    • - Kiềm tỏa dục vọng
    • - Ganh tị và chứng ghen tuông
    • - Kiêu hãnh
    • - Khổ đau
    • - Rụt rè
    • - Do dự
    • - Thù ghét chính mình
    • - Nghiện rượu và ma túy
    • - Đam mê tình ái
    • - Thiếu suy nghĩ
    • - Tính hay nói xấu
    • - Tính độc ác
    • - Thờ ơ
  • V. Suy tư về cuộc sống tâm linh (309 -365)
    • - Người có đức tin
    • - Người vô thần
    • - Người tu sĩ và cuộc sống nơi tu viện
    • - Người hành thiền
    • - Đức tin
    • - Các giáo phái
    • - Người muốn bước theo con đường Phật giáo
    • - Việc Tu tập Phật giáo
365 LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay Đức Đạt-lai Lạt-ma Matthieu Ricard ghi chép và sắp đặt bản gốc Hoang Phong chuyển ngữ

II

SUY TƯ VỀ CÁC BỐI CẢNH TRONG CUỘC SỐNG

 Suy tư về cuộc sống tập thể

 

75

 

            Theo tôi cuộc sống tập thể nếu được thực hiện dựa vào sự tự nguyện thì tốt hơn cả. Cuộc sống đó thật chính đáng bởi vì con người từ bản chất vốn đã sống lệ thuộc vào nhau, người này cần đến người kia. Sống tập thể cũng tương tự như cùng sinh hoạt trong một gia đình đông đúc, lối sống đó có thể đáp ứng được các đòi hỏi của chúng ta.

 

76

 

            Khi quyết định tham gia vào sự sinh hoạt của một tổ chức nào đó (trong nguyên bản là "nhóm"/group, có nghĩa là một nhóm người tình nguyện cùng sống chung với nhau và hướng vào một lý tưởng nào đó, có thể hiểu một cách cụ thể là một tăng đoàn hay một tổ chức thiện nguyện, v.v.) thì cũng có nghĩa là mình tìm thấy một số phẩm tính nơi tổ chức đó. Tất cả mọi người cùng sinh hoạt với nhau. Hằng ngày mỗi người quán xuyến công việc của mình và đồng thời cũng được hưởng kết quả mang lại từ sự cố gắng của các người khác. Theo tôi giải pháp đó rất thiết thực (cuộc sống tập thể là một sự hợp tác mang tính cách tự nguyện phản ảnh một sự hy sinh nào đó. Nếu nhìn xã hội qua hình ảnh của sự hợp tác trong tinh thần đó thì cũng có thể là một giải pháp mang lại sự hài hòa và hạnh phúc cho xã hội và cuộc sống của con người nói chung. Thế nhưng nếu cuộc sống tập thể là một cách lập đảng để tranh cướp quyền hành, một hình thức mưu đồ để tóm thâu quyền lợi, thì chỉ đưa đến sự băng hoại và tàn phá mà thôi).

 

77

 

            Trong sự sinh hoạt của bất cứ một tổ chức (nhóm/group) nào cũng vậy, thường xảy ra các quan điểm đối nghịch nhau. Theo tôi thì đấy là một lợi điểm. Càng có nhiều quan điểm khác biệt nhau thì lại càng có dịp để học hỏi các cách nhận định mới lạ của kẻ khác hầu cải thiện sự hiểu biết của riêng mình. Nếu cứ khăng khăng tìm cách tranh dành được thua với những người suy nghĩ khác hơn với mình, thì mọi sự sẽ chuyển hướng khác đi. Không nên bám chặt vào các ý nghĩ của riêng mình mà phải đối thoại với kẻ khác bằng một thái độ thật cởi mở. Nhờ đó chúng ta mới có thể đối chiếu các quan điểm trái ngược nhau để có thể đi đến một sự hiểu biết mới lạ hơn.

 

 

78

 

            Bất cứ nơi nào, trong gia đình hay ngoài xã hội, điều hết sức quan trọng là phải đối thoại với nhau. Ngay từ lúc còn trẻ, mỗi khi xảy ra cãi vã thì phải tránh các ý nghĩ tiêu cực, chẳng hạn như: "Ta phải làm gì đây để thanh toán tên này mới được". Dù không hạ mình đến độ tự hỏi xem mình phải làm gì để tiếp tay với hắn, thế nhưng ít ra cũng phải lắng nghe xem hắn muốn nói lên điều gì. Hãy tập phản ứng theo cung cách đó. Nơi học đường cũng như trong gia đình, mỗi khi bùng lên sự cãi vã thì tức khắc hãy cùng nhau thảo luậndựa vào những lời đối thoại đó để cùng nhau suy nghĩ thêm.

 

79

 

            Chúng ta thường có thói quen cho rằng bất đồng chính kiến tự nó là một sự xung đột, và nếu đã là xung đột thì nó cũng chỉ có thể chấm dứt khi nào có một kẻ thắng và một người thua, hoặc như người ta thường nói là khi nào sự kiêu hãnh đã bị triệt hạ (có nghĩa là một người phải chịu nhục). Chúng ta không nên nhìn vào mọi sự qua góc cạnh đó mà hãy tìm cách tạo ra một sự đồng thuận. Điều chủ yếu nhất là phải tức khắc quan tâm đến quan điểm của người khác. Thật hết sức hiển nhiên là tất cả chúng ta đều có thể làm được điều đó.

Từ khóa » điều Quan Trọng Nhất Trong Cuộc Sống Tập Thể