Cuộc Sống Thường Ngày Của Các Võ Sĩ Sumo Nhật Bản

Cuộc sống thường ngày của các võ sĩ Sumo Nhật Bản Share
  • Facebook
  • Twitter

Nhiều người nghĩ các đô vật của môn thể thao truyền thống tại Nhật Bản có cuộc sống đơn giản, nhưng họ phải luyện tập với cường độ cao và tuổi thọ thấp hơn người bình thường.

 

Các nhà nghiên cứu khẳng định môn đấu vật Sumo chuyên nghiệp tại Nhật Bản chỉ tồn tại trong khoảng 300 năm, theo Web-Japan. Vào đầu thập niên 90, hơn 200 thiếu niên tham gia môn thể thao truyền thống này với gần 50 lò đào tạo chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, chỉ còn khoảng 50 người đăng ký do chương trình luyện tập khắc khổ và cuộc sống nghiêm ngặt ở các lò đào tạo Sumo. Ảnh: Japanesen

Nhiều người nghĩ võ sĩ Sumo là những người ăn to nói lớn nhưng sự thực, họ hầu như im lặng trong khi tập luyện. Tất cả Sumo đều ra dấu hoặc nói rất khẽ mỗi khi bạn tập thực hiện những động tác không phù hợp. Trong quá trình luyện tập, tiếng “huỵch huỵch” là âm thanh duy nhất và đều đặn vang lên mỗi khi những cơ thể nặng hàng trăm kilogram đập xuống nền đất nện. Ảnh: Travel National Geographic

Một ngày của các võ sĩ bắt đầu từ lúc 5h sáng bằng một bài tập khởi động. Đặc biệt, họ sẽ luyện tập với cái dạ dày rỗng. Theo kinh nghiệm của các Sumo kỳ cựu, nhịn đói giúp việc trao đổi chất của cơ thể chậm lại và lượng calo bị tiêu thu ít hơn. Ảnh: Travel National Geographic
Khoảng 11h, các đô vật ăn bữa đầu tiên trong ngày. Những võ sĩ nghỉ hưu và các tân học viên sẽ đảm nhiệm việc chuẩn bị Chanko, một món chính trong các chế độ ăn của đô vật. Các chuyên gia cho biết khái niệm Chanko bắt nguồn từ món thịt hầm. Trên thực tế, Sumo cho mọi loại đồ ăn vào nồi để nấu: nhiều loại thịt khác nhau, các loại rau và cá được nấu chung trong nồi nước luộc gà. Ảnh: Web-Japan
Thậm chí nhiều đô vật có thể ăn tới 5 kg thịt và 10 bát cơm mỗi bữa. Các Sumo thực hiện công việc theo phân công của các giáo viên, bao gồm cả việc lau chùi nhà cửa và chuẩn bị thức ăn cho bữa ăn chính trong ngày. Ảnh: Travel National Geographic
Tất cả học viên sống trong một lò luyện Sumo đều phải học cách làm các công việc vặt. Một số người đã trở thành những đầu bếp giỏi khi sự nghiệp võ sĩ Sumo của họ kết thúc. Ảnh: Web-Japan
Chế độ ăn của các võ sĩ Sumo được lên kế hoạch một cách khoa học để họ có cân nặng hợp lý. Mỗi Sumo cần tới 20.000 calo mỗi ngày, trong khi người bình thường chỉ cần 3.000- 3.500 calo. Đạt tiêu chuẩn cân nặng là một phần quan trọng trong quá trình luyện tập của Sumo. Theo hiệp hội Sumo Nihon, 40 trong số 42 đô vật ở Makuuchi có cân nặng hơn 140 kg. Ảnh: Ezine Mark
Các Sumo chỉ có hai bữa trong ngày, gồm bữa sáng vào lúc 11h và bữa tối vào lúc 18h. Ảnh: Ezine Mark.
Tuổi thọ trung bình của một đô vật là khoảng 60 – 65 tuổi, thấp hơn người bình thường khoảng 10 tuổi. Ảnh: Ezine Mark.
Sau khi ăn bữa sáng, các Sumo sẽ về phòng nghỉ ngơi hoặc thực hiện những thú vui cá nhân. Ảnh: Travel National Geographic
Tuy nhiên, các Sumo thường ngủ 4 tiếng sau bữa sáng để lưu giữ năng lượng và calo trong cơ thể thay vì sử dụng chúng trong những việc khác. Ảnh: Ezine Mark

Matawari (Tepdo) là bài tập dành cho phần hông và luyện cách di chuyển bàn tay, bàn chân khi thi đấu. Các đô vật nằm trên mặt đất với tư thế chân mở rộng 180 độ, người đổ về phía trước cho đến khi ngực chạm đất. Theo các Sumo kỳ cựu, bài tập này giúp cho phần cơ thể dưới của võ sĩ Sumo linh hoạt hơn. Ảnh: Japanesen

Các đô vật phải tuân thủ quy định về trang phục và cách cư xử hàng ngày theo nguyên tắc của môn võ Sumo. Ảnh: Web-Japan

Các đô vật phải trải qua nhiều bài tập khắt khe để trở thành một võ sĩ Sumo chuyên nghiệp. Ảnh: Web-Japan

Trước khi bước vào một giải đấu tại thành phố Niigata, các võ sĩ sẽ buộc một tấm vải quanh mình để tiến vào võ đài một cách trang trọng và thực hiện nghi lễ Dohyo-iri. Trong môn vật Sumo, người thắng là người đẩy được đối thủ ra khỏi vòng tròn (dohyou) hoặc làm cho một bộ phận trên người đối thủ (trừ lòng bàn chân) chạm đất. Ảnh: Web-Japan

Những pha đụng độ đầu tiên sẽ là nhiều “cái ôm” sấm sét. Các võ sĩ chỉ được phép kéo dây đai Mawashi của đối thủ, không được phép kéo dây đeo quanh háng. Cuộc đấu diễn ra ngắn nhưng với cường độ cao, hầu hết chỉ dưới một phút. Những Gyoji lớn tuổi mặc trang phục truyền thống đứng bên cạnh và làm công việc trọng tài. Nếu bất cứ võ sĩ nào có dấu hiệu mệt mỏi hay bế tắc, Gyoji sẽ động viên họ. Ảnh: Web-Japan

Share
  • Facebook
  • Twitter
Previous Văn hóa đúng giờ ở Nhật Bản Next Xuất khẩu lao động Nhật Bản không chủ quan với kết quả

Nên xem thêm:

Giải mã Nhật Bản qua những câu hỏi

Cách làm vườn của người Nhật

Văn hóa đúng giờ ở Nhật

同社は質の高いベトナム人人材を提供しています

Bài đăng mới

  • 2024 kỳ vọng lớn vào sự hồi phục của đồng Yên Nhật

  • जानकारी र जापान को 47 प्रिफेक्चर को नक्सा

  • 青森県 (Aomori – Japan)

  • 高知県 (Kochi – Japan)

  • Tỉnh Kochi (Nhật Bản)

  • Tỉnh Aomori (Nhật Bản)

  • Những cụm từ tiếng Nhật phổ biến nơi công sở

  • 「善因善果」

  • Đức năng thắng số

  • 「中華料理を食べて、日本人の妻を迎え、西洋風の家に住む」

JAPAN

  • जानकारी र जापान को 47 प्रिफेक्चर को नक्सा

  • 青森県 (Aomori – Japan)

  • 高知県 (Kochi – Japan)

  • 「善因善果」

  • 「中華料理を食べて、日本人の妻を迎え、西洋風の家に住む」

  • 馬の耳に念仏 (うまのみみにねんぶつ)

  • 「知らぬが仏」

  • 「勝って兜の緒を締めよ」

  • 「楽あれば苦あり」と「Trong cái rủi có cái may」の意味分析

  • 働かざる者食うべからずの意義と日越文化の類似性

JEPANG

  • Analisis Makna Peribahasa “知らぬが仏” dalam Kehidupan dan Budaya Jepang

  • Prefektur Miyagi – Jepang

  • Provinsi Yamanashi – Jepang

  • Pengantar tentang Jurusan Kecerdasan Buatan di Jepang

  • 5 jurusan terbaik untuk belajar di Jepang

  • 15 Dinasti Jepang

  • Kondisi Orang Jepang yang Suka Hidup Sendiri: Penyebab dan Dampaknya

  • Kuliner Jepang: Kelezatan dalam Keseimbangan dan Kreativitas

  • 10 Destinasi Wisata Terkenal di Jepang: Keindahan dan Budaya Negeri Sakura

  • Top 10 hidangan terkenal di Jepang

  • 10 aktris Jepang terkenal sepanjang masa

  • Ciri kepribadian orang Jepang

  • Informasi dan nama 47 provinsi dan kota di Jepang ditulis dengan huruf Kanji dan Hiragana

  • Peta 47 prefektur dan kota di Jepang

LIÊN KẾT

NHẬT BẢN: Trung tâm hỗ trợ & chia sẻ thông tin cho người Việt đi Nhật hoặc đang sinh sống ở Nhật, dữ liệu tập trung về: văn hóa Nhật Bản, du lịch Nhật Bản, tin tức mới nhất từ đất nước con người Nhật Bản. Website chia sẻ thông tin hàng đầu về du học và việc làm Tiếng Nhật. Đất nước Nhật Bản có diện tích khoảng 377.972,75 km2, là một quần đảo (khoảng 6.852 đảo). Quần đảo được chia thành 47 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý. Dân số Nhật Bản vào khoảng 126 triệu người, đứng thứ mười thế giới, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Ngày nay, người ta tin rằng tổ tiên của người Nhật là những người đã làm nên đồ gốm mang tên Jomon. Những người này được biết là đã có mặt trên quần đảo ít nhất từ năm 5000 TCN. Nhật Bản có 47 tỉnh, thành phố: Hokkaido, Aomori, Akita, Iwate, Niigata. Yamagata, Miyagi, Ishikawa Toyama Tochigi Fukushima, Fukui Nagano Gunma Saitama Ibaraki, Shimane Tottori Hyōgo Kyoto Shiga Gifu Yamanashi Tokyo Chiba, Yamaguchi Hiroshima Okayama Osaka Nara Aichi Shizuoka Kanagawa, Saga Fukuoka Wakayama Mie, Nagasaki Kumamoto Ōita Ehime Kagawa, Kagoshima Miyazaki Kochi Tokushima, Okinawa. To provide the best experiences, we use technologies like cookies to store and/or access device information. Consenting to these technologies will allow us to process data such as browsing behavior or unique IDs on this site. Not consenting or withdrawing consent, may adversely affect certain features and functions. Accept Deny

Từ khóa » Hinh Anh Vo Si Sumo