Cuộc Xén Lông Cừu Trong đầu Tư Bitcoin 2021 - Đỗ Mạnh Hùng

Trong năm 2021 thế giới chứng kiến những cuộc bơm tiền khổng lồ lớn trong lịch sử, do ảnh hưởng của dịch Covid cán cân kinh tế bị lung lay. Đến thời điểm hiện nay, tổng số tiền thông qua các gói kích thích, viện trợ của nhiều quốc gia trên toàn cầu (đã thực hiện và cả cam kết) lên tới hàng chục ngàn tỷ USD nhằm giải cứu kinh tế thế giới khỏi nguy cơ suy thoái vì dịch bệnh Covid-19. Trong đó Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất, hơn 3.000 tỷ USD tính đến cuối tháng 4, chưa kể các biện pháp bổ sung khác làm lượng tiền tăng lên, khiến tổng nợ quốc gia của Mỹ lên tới 25.000 tỷ USD.

Lúc này tiền rất khó được sinh ra cũng như hàng hóa…trong bài viết này tôi đã tổng hợp các kiến thức cơ bản về vấn đề tài chính để cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ có chút kiến thức, và cũng liên quan đến vấn đề Bitcoin trong 2021.

Chiến tranh tiền tệ trong thế kỷ mới đã thay đổi bởi sự tham gia của tiền số như chúng ta biết đó là Bitcoin, và chúng ta cùng tìm hiểu để tránh bị FOMO theo đám đông khi không có kiến thức và bị mất tiền như thế nào…

“Xén lông cừu” từ nghĩa bóng là gì?

Xén lông cừu là thuật ngữ được các nhà kinh tế dùng để nói đến hành động “cướp” tiền của nhân dân khi một chính phủ bơm thêm một lượng tiền vào nền kinh tế.

Nói cách mỹ miều hơn thì như sau: “Xén lông cừu” (fleecing of the flock) là một thuật ngữ chuyên môn trong nội bộ các nhà tài phiệt ngân hàng, nghĩa là việc lợi dụng cơ hội được tạo ra trong quá trình phát triển và suy thoái kinh tế để có được tài sản của người khác chỉ bằng một phần mấy giá trị thực của tài sản ấy.

Vậy chúng ta bị xén lông như thế nào?

Hôm nay trong khuôn khổ bài viết ngắn, tôi sẽ trình bày cho mọi người biết chúng ta sẽ bị xén lông như thế nào và làm cách nào chúng ta bị xén ít nhất.

Trong trạng thái bình thường, để một nền kinh tế hoạt động xuông sẻ thì tổng giá trị hàng hóa lưu thông trong thị trường phải bằng tổng giá trị tiền được lưu hành trên thị trường. Có nghĩa là, nếu một quốc có tổng giá trị hàng hóa được sản xuất ra là 100 triệu thì đòi hỏi nền kinh tế của quốc gia đó cũng phải có 100 triệu để phục vụ cho quá trình lưu thông, trao đổi hàng hóa trên trị trường đó.

TIỀN LÀ GÌ?

Thông thường chúng ta nghĩ, tiền là một tờ giấy có ghi mệnh giá rõ ràng được chính phủ phát hành và nhân dân thừa nhận sử dụng. Cụ thể là ở Việt Nam, tiền là những tờ giấy có in hình cụ Hồ và có ghi xxx đồng.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực nghiên cứu về kinh tế, tiền được định nghĩa như sau: Tiền là một loại hàng hóa đặc biệt có chức năng làm vật trung gian trao đổi.

Như vậy, thứ tiền mà chúng ta thường nghĩ đến đó chỉ là “tiền sơ cấp”. Có một thứ tiền nữa gọi là “tiền thứ cấp” được phát sinh ra do việc sử dụng các đồng tiền sơ cấp kia. Và theo định nghĩa, chúng ta còn có một loại tiền thường hay được gọi là hiện kim – vàng, bởi tính chất đặc thù của vàng, bản thân vàng vừa là hàng hóa vừa là tiền. Cụ thể là khi chúng ta dùng vàng để mua một loại hàng hóa khác thì vàng là tiền, khi chúng ta dùng tiền để mua vàng thì vàng là một loại hàng hóa.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta không nghiên cứu về tiền nhưng chúng ta cần có một sự hiểu biết cơ bản về tiền để biết chúng ta sẽ bị “xén lông” như thế nào.

NHỮNG CHÚ CỪU BỊ XÉN LÔNG NHƯ THẾ NÀO?

Như đã nói, để một nền kinh tế vận hành tốt, tổng giá trị của hàng hóa trên trị trường phải bằng tổng giá trị tiền hiện có trên thị trường. Tức là, một đơn vị giá trị hàng hóa phải bằng đúng một giá trị tiền.

Giả dụ tổng giá trị hàng hóa của một nền kinh tế là 100 giá trị, thì nền kinh tế đó cũng có 100 giá trị tiền. Lúc đó ta có một giá trị hàng hóa bằng một giá trị tiền.

Bằng một động thái phát hành tiền, chính phủ đưa thêm một lượng tiền giả dụ là 10 giá trị tiền tệ vào nền kinh tế. Bởi vì giá trị hàng hóa là không thay đổi, lúc đó ta có 100 giá trị hàng hóa bằng 110 giá trị tiền. Hay nói cách khác 1 giá trị hành hóa bây giờ đã bằng 1,1 giá trị tiền. Hay ngược lại 1 giá trị tiền bằng 0,91 giá trị hàng hóa.

Vậy, đối với những ai đang giữ tiền, sau động thái phát hành 10 giá trị tiền, đã mất đi 9% giá trị.

Trong lịch sử thì cứ 10 năm thì có 1 cuộc  “xén lông cừu” ở quy mô lớn, mọi người có thể tìm hiểu về suy thoái kinh tế nó cứ có quy trình 10 năm 1 nháy (google nhé)

LÀM SAO ĐỂ CHÚNG TA TRÁNH BỊ XÉN LÔNG

Từ những phân tích trên, ta thấy, trong một cuộc xén lông, giá trị hàng hóa thực chất không thay đổi, cái thay đổi chính là giá trị tiền.

Bất kỳ ai trong nền kinh tế mà giử tiền trong lúc xảy ra cuộc xén lông thì đều bị tác động như nhau. Tuy nhiên, những nhà đại tư bản thường có những mối quan hệ rất thân thiết với chính phủ, vì vậy họ sẽ dự đoán được khi nào thì cuộc xén lông bắt đầu. Và trước lúc đó họ sẽ chuyển toàn bộ tiền đang giữ thành hàng hóa. Sau khi cuộc cắt xén kết thúc, họ lại chuyển hành hóa thành tiền, và bấy giờ họ lại có một số lượng tiền mới tương đương với số tiền họ có trước cuộc xén.

Những người dân bình thường, dựa vào những biểu hiện của nền kinh tế, cũng có thể dự đoán được khi nào thì cuộc cắt xén bắt đầu. Và họ sẽ chuyển tiền thành hàng hóa để tránh cuộc cắt xén đó. Hàng hóa ở đây có thể là Bitcoin (tiền số), vàng, ngoại tệ mạnh, đất đai … là những thứ mà giá trị của nó không mất đi theo thời gian.

Chính phủ chúng ta hiện nay đang thiếu tiền để chi tiêu. Ngoài việc vay tiền nước ngoài thì việc phát hành tiền là dễ dàng và nhanh nhất.

Các nhà kinh tế dùng khái niệm “xén lông cừu” là vì người dân lúc đó hệt như mấy con cừu, vô tư đứng chờ bị “xén lông”, rồi lại tiếp tục mọc lông khác và lại chờ lần xén kế tiếp.

* Dự … sẽ có một cuộc xén lông với quy mô lớn. Ai nhanh chân thì thoát, ai chậm chân thì tự hiểu. Và nếu xén lông Cừu không chết, chỉ hơi lạnh một chút; sau đó ra đồng ăn cỏ để lông mọc lại, và ….tiếp tục chờ đợt xén lông kế tiếp… chỉ khổ con nào yếu sức nhảy lung tung bệnh tật tất tay giao phối và lăn quay ra chết =))

Với Bitcoin thì sao?

Muốn thu lợi (cực) lớn từ Bitcoin; tất nhiên phải tạo sóng; khi sóng lên mạnh đúng tiêu chuẩn (nhà đầu tư nhỏ lẻ nhẩy vào mua rất nhiều); thì là lúc thu hoạch xén lông Cừu !

Tâm lý của những nhà đầu tư mới là vấn đề “gồng lãi”, mặc dù cũng có chút kiến thức mới vào đầu tư nhưng vẫn rất khó chốt lời, đấy là đoán còn có trường hợp đã quyết định “tất tay”…

Yếu tố bất ngờ từ Covid-19

Trước mắt việc bơm tiền lần này đã có hiệu quả ngay khi Fed và các NHTW công bố các gói kích cầu, chứng khoán toàn cầu tăng dựng đứng, nhiều thị trường lấy lại phần lớn những gì đã mất và bước vào “thị trường con bò tót” (giá tăng). Và các nhà tư bản cũng không quên Bitcoin 😀

Vàng, USD, trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp hút hàng; vàng liên tục lập các đỉnh mới, dù số liệu kinh tế khắp nơi lao dốc, doanh nghiệp phá sản và thất nghiệp khắp nơi.

Tuy nhiên theo nhận định…

Lần này mọi thứ vẫn có thể trở lại mặt đất, không cần phải tăng lãi suất hay thắt chặt cung tiền theo cách cũ, mà đã biến thể sang phiên bản mới nhờ Covid-19. Cho dù thế giới đang ngập trong tiền nhưng tiền đó chủ yếu ngập trong… nợ (nợ toàn cầu đã lên tới 260.000 tỷ USD), các khoản tiền mới từ đi vay hay “tiền trực thăng” cũng chủ yếu dành để duy trì sự tồn tại nhằm… trả nợ.

Song song đó, đồng tiền các quốc gia khác cũng giảm giá khi họ phải “chạy đua vũ trang” giống Fed nhằm hạ giá đồng tiền của mình để cân bằng lại với USD, cũng góp phần đẩy USD tăng. Dịch bệnh cũng làm doanh nghiệp khó khăn, đẩy nền kinh tế tuột dốc, tình trạng bán tháo và mất thanh khoản xuất hiện khắp nơi.

Trong khi đó, dòng tiền còn lại cần để phòng thủ trước khi tấn công, ít nhất đến khi dịch bệnh được kiểm soát và cả khi nhiều thành phần kinh tế khác kiệt quệ, tài sản giá trị ở mức giá rẻ.

Số liệu từ Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cho thấy các NHTW, quỹ đầu tư, định chế tài chính lớn… vẫn liên tục mua vàng vào thời gian gần đây cho tới tận quý I-2020, đã hỗ trợ cho vàng không ngừng leo dốc và hiện tại đã đạt đỉnh 8 năm, Bitcoin cũng vậy phá đỉnh lên đến trên 60K$ (tháng 4-2021). Như vậy, những tài sản rủi ro như chứng khoán hay bất động sản sẽ khó được hưởng lợi, dù trong ngắn hạn vẫn kích thích giới đầu cơ, lướt sóng.

Bởi vậy với sức mạnh kinh khủng của đồng đô la nên cứ 10 năm lại có một phong trào đòi thay thế đồng đô la mà những cuộc phát động gần đây là từ Trung Quốc nhưng nước này mà đòi đấu với Mỹ thì còn phải học nhiều lắm. Mà trong cuộc số hóa đồng đô la ông Trung Quốc cũng là nắm giữ nhiều bitcoin lắm các bác à! Mỹ vẫn duy trì sức mạnh của mình thông qua các Token (CP đô la điện tử) hay số hóa đồng đô la của mình. (Xem thêm: LÀN SÓNG TIỀN ĐIỆN TỬ QUỐC GIA (CBDC) https://9bitly.co/eq)

Nguồn: traderviet, duylk1975,tapchitaichinh

Từ khóa » Fed Xén Lông Cừu