Cuối Hè, đổi Gió Với Chất Liệu Voan Kính - Eva

Cuối hè, khi chị em đã quen với cái nắng, cái nóng, và cảm giác nắng nóng cũng dịu bớt cũng là lúc có những chuyển dịch nhẹ dần của thời trang. Thời điểm thật nhạy cảm cho những lựa chọn cảm tính, bạn chỉ nên thay đổi nếu món đồ thời trang làm cho bạn mới mẻ và khác lạ. Điều đó đúng với thay đổi từ chất liệu mà voan kính là thứ đáng để lưu tâm ngay lúc này.

Sang trọng và lạ mắt với chất liệu voan kính

Voan kính là loại vải được dệt từ loại sơi tổng hợp đã qua xử lí để có bề mặt mỏng, bóng và có độ mềm hay cứng nhất định, tùy theo từng mục đích sử dụng. Các sợi nilon tổng hợp của vải voan kính ở bề mặt cắt nếu tiếp xúc trực tiếp với cơ thể sẽ tạo cảm giác hơi ngứa do cấu trúc cứng của các sợi nilon, do vậy khi đặt may bằng vải voan kính nên cần chú ý bọc viền các đường may cẩn thận để tạo cảm giác dễ chịu khi mặc. Vải voan kính không co giãn, hầu như không thấm nước, nên không dùng để may những trang phục ôm khít toàn bộ cơ thể, sẽ khiến người mặc khó hoạt động và không thoải mái.

So với các loại vải mùa hè khác như lanh, thô, lụa thì voan kính bóng hơn, bắt ánh sáng, sang trọng hơn. Nhưng do không thấm hút nước nên mặc sẽ có cảm giác nóng hơn vải lanh, thô, chiffon hay voan thường. Voan kính đẹp cũng có giá đắt hơn các loại vải nói trên.

Cuối hè, đổi gió với chất liệu voan kính - 1

Váy voan kính dễ tạo dáng phồng đẹp mắt

Cuối hè, đổi gió với chất liệu voan kính - 2

Hoa văn nổi của voan kính rất sinh động

Cuối hè, đổi gió với chất liệu voan kính - 3

Cuối hè, đổi gió với chất liệu voan kính - 4

Voan kính dùng lớp lót tạo nền thật đặc sắc

Bay bổng cùng các kiểu váy voan kính

Vải voan kính đẹp có độ trong, cảm giác vừa cứng cáp vừa mềm mại, thích hợp với những trang phục cần tạo kiểu phồng hoặc bay bổng. Vải voan kính được thiết kế theo nhiều kiểu khác nhau như in hoa, thêu hoa, thêu ren, kết cườm hay phun sơn mài. Vải voan kính so với voan thường thì có độ bóng, độ cứng và trong hơn.

Tùy vào độ tinh xảo, sắc nét của họa tiết, hoa văn mà voan kính có giá khác nhau. Phổ biến trong khoảng hơn 100 ngìn đồng cho 1 mét vải. Chất liệu này thích hợp nhất để may áo dài, đầm xòe đi tiệc hoặc dạo phố.

Cuối hè, đổi gió với chất liệu voan kính - 5

Dù tới gần hay ở xa, voan kính tạo cảm giác bay bổng, lãng mạn

Cuối hè, đổi gió với chất liệu voan kính - 6

Cuối hè, đổi gió với chất liệu voan kính - 7

Cuối hè, đổi gió với chất liệu voan kính - 8

Voan kính dễ tạo dáng, tạo nếp nổi bật

Cuối hè, đổi gió với chất liệu voan kính - 9

Cuối hè, đổi gió với chất liệu voan kính - 10

Hình ảnh nữ tính, nhẹ nhàng vẫn theo chân bạn tới cuối hè

Cuối hè, đổi gió với chất liệu voan kính - 11

Voan kính sọc kẻ lạ mắt

Cuối hè, đổi gió với chất liệu voan kính - 12

Cuối hè, đổi gió với chất liệu voan kính - 13

Hiệu ứng lớp trong suốt lãng mạn

Cuối hè, đổi gió với chất liệu voan kính - 14

Ấn tượng đọng lại mãi cùng chất vải ngày cuối hè

Giữ voan kính bền đẹp

Bảo quản trang phục từ chất liệu voan kính cũng cần cẩn thận hơn các loại vải kể trên. Cần chú ý không giặt voan kính bằng nước nóng, ko phơi dưới nắng trực tiếp, không dùng bàn là trực tiếp trên bề mặt vải, không vò mạnh vì sẽ làm dão kết cấu dệt dẫn đến rách vải.

Với voan kính, tốt hơn hết bạn nên giặt tay, bóp nhẹ vải bằng chất xà phòng có mức tẩy rửa yếu như dầu gội đầu, sữa rửa mặt, nếu có vết bẩn thay vì vò có thể dùng bàn chải mềm để cọ, khi vắt nên bóp nhẹ cho ráo nước thay vì xoắn vặn và phơi chỗ râm mát.

Mặc dù cần hết sức cẩn thận trong bảo quản và khá nóng khi mặc vào mùa hè nhưng nhiều khách hàng vẫn ưa chuộng vì cảm giác bay bổng, sang trọng mà voan kính đem lại.

Tư vấn thời trang: Bùi Thị Hiền

Ảnh: Mayy fasshion, Bijin fashion, CMS fashion

Từ khóa » Chất Liệu Voan Kính