Cuốn Chiếu - Tam Hiệp PestMaster - Diệt Côn Trùng

Cuốn chiếu là một trong những loại động vật nhiều chân. Động vật nhiều chân là loài động vật chân đốt với hai cặp chân mỗi đốt (trừ đoạn đầu tiên sau đầu nơi không có bất kì phần phụ nào cả, và một số  nữa chỉ có 1 cặp chân). Mỗi đốt có hai cặp chân là kết quả của sự hợp nhất hai đốt đơn lại như một. Đa số các động vật nhiều chân có cơ thể dài hình trụ, mặc dù một số loài thì phẳng phần lưng và phần bụng, trong khi các loài nhiều chân dạng viên thuốc thì ngắn hơn và có thể cuộn lại như trái banh, giống như loài pillbug.

Tên “Millipede” là một từ ghép hình thành từ một từ gốc Latin mille (“một ngàn”) và từ pes (“chân”). Mặc dù tên của chúng là như thế, nhưng động vật nhiều chân không có đến 1000 chân, mặc dù các loài quý hiếm Illacme plenipes lên đến 750 chân. Những loại thường chỉ có từ 36 đến 400 chân. Lớp này bao gồm khoảng 10.000 loài trong đó có 13 bộ và 115 họ. Loài nhiều chân khổng lồ châu Phi (Archispirostreptus gigas), được biết đến như shongololos, là loài lớn nhất của động vật nhiều chân.

Loài nhiều chân là loại động vật ăn cây mục, đồ thối rữa và chúng di chuyển rất chậm. Đa số các loài nhiều chân ăn các loại cây mục nát và những loại thực vật chết, chúng giữ ẩm thức ăn bằng nước bọt sau đó cạo nó với hàm của chúng. Tuy nhiên, chúng có thể là một loài động vật gây hại nhỏ cho vườn nhà, đặc biệt trong những nhà kính, nơi chúng có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến cây giống quan trọng. Dấu hiệu cho biết sự tàn phá của loài nhiều chân gồm các vết xước ở lớp ngoài của thân cây con và những thiệt hai đến lá và phần ngọn cây.

Động vật nhiều chân có thể dễ dàng được phân biệt với các loài khác tương tự như loài rết (lớp Chilopoda), di chuyển rất nhanh và chỉ có 1 cặp chân ở mỗi đốt.

Tiến hoá.

Lớp này của loài động vật chân đốt được cho là một trong những động vật đầu tiên trên mặt đất trong thời kì địa chất Silurian. Các dạng sống đầu tiên này thường ăn rêu và các loại thực vật có mạch nguyên thuỷ. Loài sinh vật cổ xưa nhất được biết, loài Pneumodesmus newmani, là một động vật nhiều chân dài 1 cm (0.39 inch), và sống ở thời điểm 428 triệu năm về trước. Trong thời Thượng Carboniferous (340 đến 280 triệu năm trước), loài Arthropleura trở thành loài động vật không xương sống lớn nhất mọi thời đại, đạt đến chiều dài là 2.6 mét (8 ft 6 inch).

Đặc điểm.

Động vật chiều chân thường có chiều dài khoảng từ 2 đến 280 milimét (0.079 đến 11 inch), và có thể có ít nhất là 11 cho đến hơn 100 đốt. Chúng thường có màu đen hay nâu, mặc dù một số loài vẫn có màu sáng.

Loài nhiều chân thở thông qua hai cặp lỗ thở trên mỗi đốt đôi. Mỗi lỗ thông với một túi bên trong , và kết nối với một hệ thống khí quản. Trái tim chạy dài theo chiều dài cơ thể, với một động mạch chủ kéo tới đầu. Cơ quan bài tiết là hai cặp ống malpighian, nằm ở phần giữa ruột.

Phần đầu có chứa cơ quan cảm giác được biết đến như cơ quan Tömösváry. Đây là những hàng chỉ phía sau hoặc hai bên râu , và nó có hình dạng như một cái vòng bầu dục nhỏ tại phần chân của râu. Chúng thường được sử dụng để đo độ ẩm của vùng xung quanh, và chúng cũng có một số khả năng chemoreceptory. Mắt của loài nhiều chân bao gồm một số lượng thấu kính ocelli phẳng đơn giản sắp xếp theo nhóm phía trước và hai bên đầu. Nhiều loài động vật nhiều chân, chẳng hạn như những loài động vật nhiều chân ở hang động, có thể bị mất đi đôi mắt.

Chế độ dinh dưỡng

Đa số các loài nhiều chân là động vật ăn cỏ, và chúng ăn thực vật hay các chất hữu cơ trộn với đất. Một số loài ăn tạp hay ăn thịt, và con mồi của chúng thường là những loài chân đốt nhỏ như côn trùng và rết, hay cũng có thể là những con giun đất. Một số loài có miệng nhọn cho phép chúng hút các loại nước của cây trồng.

Sinh sản

Các lỗ sinh dục thường nằm ở đốt thứ ba, và được ở trong con đực là một hay hai dương vật, trong đó có sẵn các túi tinh trùng trong gonopods. Trong con cái, bộ phận sinh dục thông vào một buồng nhỏ, hay âm đạo, được bao phủ bởi một nắp, và được dùng để lưu trữ tinh trùng sau khi giao phối.

Con cái đẻ từ mười đến ba trăm trứng một lần, tuỳ vào loài và với tinh trùng được lưu trữ. Có nhiều loài chỉ đơn giản để trứng trên những vùng đất ẩm hoặc các mảnh vụn hữu cơ, nhưng một số xây tổ lót bằng phân khô.

Những con con sẽ nở sau vài tuần, và thường chỉ có ba cặp chân, và theo sau đó là 4 đốt không chân. Khi chúng dần lớn lên, chúng sẽ liên thục thay vỏ , thêm nhiều đốt nữa và chân. Một số loài thay vỏ trong một buồng đặc biệt mà chúng chuẩn bị, chúng cũng có thể sử dụng để chờ đợi trong thời tiết khô, và hầu hết các loài chúng sẽ ăn lớp vỏ đã lột ra sau quá trình trên. Loài nhiều chân thường sống từ một đến mười năm tuỳ theo loài.

Gây hại

Do thiếu tốc độ cũng như không có khả năng cắn hay chích, cơ chế tự bảo vệ của loài nhiều chân thường là tự cuộn tròn lại thành một cuộn chặt chẽ – bảo vệ những cái chân mỏng manh của chúng bên trong một lớp vỏ cơ thể chắc chắn. Một số loài nhiều chân cũng có khả năng phát ra chất độc dạng lỏng hay khí hydrogen cyanide qua các lỗ chân lông nhỏ được gọi là tuyến thơm dọc theo hai bên cơ thể chúng như là một chế độ tự vệ thứ hai. Một số trong những thành phần này có thể ăn da và phá lớp vỏ của loài kiến và những loài con trùng săn mồi khác, cũng như lớp da và mắt của những loài săn mồi lớn hơn. Những loài động vật như khỉ Capuchin được thấy là cố ý gây kích động các loài nhiều chân để chúng chà các chất trên lên bản thân nhằm xua muỗi. Ít nhất một loài, Polyxenus fasciculatus tận dụng phần lông cứng có thể tháo rời để làm rối bầy kiến.

Theo sự quan tâm của con người hiện nay thì các hoá chất trên dường như vô hại, chỉ thường gây các tác dụng phụ lên da, ảnh hưởng chính là làm mất màu da, nhưng một số các tác hại khác cũng bao gồm đau, ngứa, phát ban, phù, mụn nước, nổi chàm và thỉnh thoảng gây nứt da. Khi mắt tiếp xúc với những chất trên thường chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn như viêm kết mạc và viêm giác mạc. Sơ cứu bao gồm việc rữa cùng bị ảnh hưởng bằng nước sạch, và đưa đi điều trị để nhằm giảm các tác hại của nó.

Kiểm soát cuốn chiếu:

Kiểm soát cuốn chiếu yêu cầu phải bắt đầu từ môi trường sống của chúng đó chính là những thảm cỏ. Giữ dinh dưỡng của đất không quá màu mỡ để tránh thu hút những món ngon vật lạ làm thức ăn cho cuốn chiếu. Trong trường hợp chúng phát triển thành dịch, hãy nhanh chóng liên hệ với chuyên gia kiểm soát dịch hại.

Từ khóa » Cuốn Chiếu Thường ăn Gì