Cưỡng Bức Là Gì? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Cưỡng bức là gì?
  • Cưỡng ép là gì?
  • Phân biệt cưỡng bức và cưỡng chế
  • Một số tội danh liên quan đến dấu hiệu cưỡng bức

Trong cuộc sống chúng ta thường nghe nhiều về các hành vi cưỡng bức (như cưỡng bức lao động, cưỡng bức mại dâm, cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy,…). Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Cưỡng bức là gì? và thường nhầm lẫn khái niệm này và  khái niệm cưỡng chế là một.

Để nhằm giúp quý độc giả có thể hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những thông tin dưới bài viết sau.

Cưỡng bức là gì?

Cưỡng bức là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần để buộc người khác làm hoặc không làm một việc gì đó trái với mong muốn của người đó.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm cụ thể về cưỡng bức, do đó có thể dựa trên khái niệm cưỡng bức theo từ điển Tiếng Việt và một số tội danh có dấu hiệu của hành vi cưỡng bức để rút ra khái niệm này, theo đó có thể hiểu như trên.

Cưỡng ép là gì?

Cưỡng ép là việc dùng sức mạnh vật chất hoặc tinh thần một cách bất hợp pháp hoặc buộc người khác phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc trái với ý chí hoặc mong muốn của họ.

Trong pháp luật dân sự thì cưỡng ép chính à hành vi cố ý của một bên nhằm mục đích làm cho bên kia vì sợ hãi mà buộc phải xác lập, thực hiện giao dịch nhằm tránh sự thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân hoặc những người thân thích khác. Giao dịch dân sự được xác lập thực hiện do bị cưỡng ép có thể bị coi là vô hiệu.

Phân biệt cưỡng bức và cưỡng chế

Sau khi tìm hiểu về cưỡng bức là gì?, chúng tôi sẽ giới thiệu thêm nội dung về phân biệt cưỡng bức và cưỡng chế.

Tiêu chíCưỡng bứcCưỡng chế
Khái niệmLà hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần để buộc người khác làm hoặc không làm một việc gì đó trái với mong muốn của người đó.

 

Là hành vi dùng quyền lực nhà nước để bắt buộc người khác thực hiện những việc làm trái với ý muốn của họ (hay là buộc cá nhân hay tổ chức phải phục tùng một mệnh lệnh, thực hiện một nghĩa vụ, trách nhiệm theo quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Cưỡng chế là một trong những phương pháp chủ yếu của hoạt động quản lý Nhà nước.
Chủ thể thực hiệnBất kì tổ chức, cá nhân nào trong xã hộiCơ quan, tổ chức, cá nhân được pháp luật quy định mới được ra quyết định cưỡng chế, quyết định lực lượng cướng chế. Cưỡng chế phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ.
Đối tượng tác độngLà bất kì cá nhân nàoLà tổ chức, cá nhân không tự nguyện thi hành những quyết định, mệnh lệnh, biện pháp xử lí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mục đích của hành viLà những mục đính xấu, vụ lợi, nguy hiểm cho xã hộiVì mục đích an ninh quốc gia, bảo vệ lợi ích, an toàn cho toàn xã hội.
Ví dụCưỡng bức lao động, cưỡng bức mại dâm, cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy,..Cưỡng chế hành chính (như cưỡng chế thu hồi đất), cưỡng chế hình sự,…

Một số tội danh liên quan đến dấu hiệu cưỡng bức

Với khái niệm về cưỡng bức là gì? và phân biệt được cưỡng chế và cưỡng bức chúng ta đã hiểu được phần nào về cụm từ cưỡng bức, trong phần này chúng tôi sẽ nêu thêm nội dung tội liên quan đến dấu hiệu cưỡng bức.

Bên cạnh những thông tin nêu trên, Luật Hoàng phi xin gửi đến quý độc giả thông tin về một số tội danh trong Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 liên quan đến dấu hiệu cưỡng bức sau:

– Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 257 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

Điều 257. Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;

d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

e) Đối với 02 người trở lên;

g) Đối với người đang cai nghiện;

h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

k) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

c) Đối với người dưới 13 tuổi.

4. Phạm tội trong trường hợp làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

– Tội cưỡng bức lao động theo Điều 297 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

Điều 297. Tội cưỡng bức lao động

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

c) Làm chết người;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

– Tội chứa dâm theo Điều 327 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

Điều 327. Tội chứa mại dâm

1. Người nào chứa mại dâm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Cưỡng bức mại dâm;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Chứa mại dâm 04 người trở lên;

đ) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;

e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Đối với 02 người trở lên từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Cưỡng bức mại dâm dẫn đến người đó chết hoặc tự sát.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là nội dung bài viết Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Cưỡng bức là gì? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

Từ khóa » Cưỡng Bức Là Gì