"Cuồng Chân" Là Căn Bệnh Có Thật, Hãy Thử đọc Xem Bạn Có Những ...
Có thể bạn quan tâm
Hội chứng cuồng chân là một bệnh lý phổ biến, thường có những biểu hiện như cảm giác khó chịu ở chân, đi kèm với những thôi thúc cử động để làm giảm sự khó chịu. Người mắc chứng bệnh cuồng chân thường di chuyển hoặc liên tục cử động chân khi đang ngồi. Sự khó chịu diễn ra thường xuyên vào buổi tối và được miêu tả với những đặc điểm như ngứa, rung chân, co duỗi liên tục và cảm thấy như bị gai đâm ở chân.
Những triệu chứng nghiêm trọng diễn ra thường xuyên và trầm trọng hơn trong khi những người bệnh đang nghỉ ngơi, ngồi hoặc nằm. Hội chứng cuồng chân thường thấy ở cả nam và nữ đủ mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh này phổ biến hơn ở phụ nữ và người lớn tuổi. Chẩn đoán sai thì không hiếm gặp do các triệu chứng của căn bệnh thường không biểu hiện quá rõ rệt.
Nguyên nhân
Trong nhiều trường hợp của triệu chứng cuồng chân, nguyên nhân không xác định được. Tuy nhiên, người ta cho rằng đây là căn bệnh có tính di truyền khi những người mắc chứng bệnh này có những người họ hàng cũng trải qua căn bệnh tương tự.
Chứng cuồng chân thì gắn với một vài bệnh lý khác bao gồm Parkinson, tiểu đường và căn bệnh thần kinh ngoại biên (bất cứ chấn thương và bệnh tật về thần kinh gây ảnh hưởng đến cơ quan cảm giác, vận động hoặc các chứng năng tuyến, tùy thuộc vào loại dây thần kinh bị tác động).
Triệu chứng này cũng được thấy ở những người thiếu hụt chất sắt hoặc suy giảm chức năng thận. Một vài phụ nữ mắc triệu chứng cuồng chân trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ mang thai với chứng bệnh này thường phát triển các triệu chứng tại thai kỳ thứ ba và kết thúc sau bốn tuần sinh nở.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chứng cuồng chân có liên quan tới sự hoạt động bất thường của các mạng nơ ron của nhóm hạch cơ bản (nhóm cấu trúc trong não có liên kết với trung khu kiểm soát vận động) có sử dụng chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Dopamine cần thiết trong việc kiểm soát các vận động nhịp nhàng của nhóm cơ. Do đó, sự đứt gãy của đường truyền dopamine dẫn đến những vận động cưỡng ép. Chứng bệnh Parkinson có liên quan tới sự rối loạn của đường dẫn truyền dopamine với nhóm hạch cơ bản và các bệnh nhân Parkinson cũng thường xuyên trải qua các triệu chứng cuồng chân.
Hội chứng cuồng chân có thể suy giảm nếu người bệnh được điều trị tích cực, bao gồm sử dụng thuốc chống buồn nôn, các loại thuốc chống rối loạn thần kinh, thuốc chống suy nhược và một vài loại thuốc chống dị ứng có chứa hợp chất kháng histamine giảm đau. Căn bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh sử dụng đồ uống có cồn và thường xuyên thiếu ngủ.
Người bệnh thường có cảm giác thôi thúc vận động vào lúc nửa đêmChẩn đoán bệnh
Hiện tại, chưa có bài kiểm tra cho hội chứng cuồng chân. Các nhà khoa học sử dụng bốn tiêu chí dưới đây để chẩn đoán bệnh:
- Các triệu chứng diễn ra thường xuyên mỗi tối và suy giảm vào ban ngày.
- Người bệnh thường cảm thấy thôi thúc vận động tay chân.
- Các triệu chứng diễn ra khi người bệnh cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn.
- Khi vận động, các triệu chứng sẽ biến mất nhưng nếu ngừng, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu trở lại.
Những mô tả của bệnh nhân cung cấp những thông tin quan trọng về thời điểm và cách thức mà hội chứng diễn ra. Do đó, những nguyên nhân tác động có thể được xác định và phòng tránh. Việc theo dõi phả hệ gia đình cũng giúp tìm ra căn cứ về nguyên nhân của hội chứng và giúp đưa ra những can thiệp điều trị hiệu quả.
Chẩn đoán hội chứng cuồng chân ở trẻ nhỏ thường khó khăn hơn vì rất khó để trẻ em mô tả được triệu chứng bệnh của mình một cách chính xác. Do đó, việc việc chẩn đoán sai là không thể tránh khỏi.
Điều trị và dự đoán bệnh
Các bác sĩ tập trung vào việc làm thuyên giảm triệu chứng bệnh thông qua việc xác định các tác nhân gây bệnh. Thông thường, hội chứng cuồng chân sẽ được điều trị nếu giải quyết tận gốc những căn bệnh liên quan như tiểu đường, rối loạn thần kinh ngoại biên.
Thay đổi lối sống cũng tạo nên những tác động tích cực đến việc điều trị bệnh. Một lối sống không rượu bia, thuốc lá và chất caffeine sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc hội chứng.
Nếu hội chứng có liên quan tới sự suy giảm sắt, ma giê hoặc kẽm; người bệnh có thể được điều trị bằng cách bổ sung các chất vi lượng này. Việc thiếu các chất cần thiết có thể được kiểm tra thông qua phân tích máu.
Khi các hội chứng trở nên nghiêm trọng hơn và liên quan tới chứng bệnh khác, người bệnh cần tìm đến sự tư vấn từ các chuyên gia y tế.
Trong khi chưa tìm ra phương pháp hiệu quả cho hội chứng cuồng chân, những liệu pháp trị liệu giúp kiểm soát bệnh và khiến người bệnh có giấc ngủ ngon hơn. Triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng qua thời gian và tỉ lệ mắc hội chứng phụ thuộc vào các bệnh liên quan.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc chẩn đoán hội chứng cuồng chân không được coi là một sự chỉ dẫn cho những chứng bệnh nghiêm trọng khác như Parkinson.
5 năm không sốt: Nên cẩn thận với hai loại bệnh ung thưTừ khóa » Cuồng Chân Tay Là Gì
-
Hội Chứng Chân Không Yên Là Gì? Làm Sao để điều Trị Bệnh Hiệu Quả?
-
Hội Chứng Chân Không Yên: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | Medlatec
-
Chân Tay Buồn Bực Là Bệnh Gì? Cách điều Trị Ra Sao? - Tâm Bình
-
Top 14 Cuồng Chân Tay Là Gì
-
Hội Chứng Chân Không Yên: Chẩn đoán Và điều Trị - Vinmec
-
Các Biện Pháp Chẩn đoán Bệnh Hội Chứng Chân Không Nghỉ - Vinmec
-
Rối Loạn Chuyển động Chân Tay Có Chu Kì (PLMD) Và Hội Chứng Chân ...
-
Từ Điển - Từ Cuồng Chân Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Những Cách Giải Chứng “cuồng Chân” Trong Mùa Dịch - Vntrip
-
Hội Chứng Chân Không Yên - Bệnh Viện Quân Y 7A
-
Mất Ngủ Buồn Bực Chân Tay - Hello Doctor
-
Hội Chứng Chân Không Yên - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều ...
-
'Cuồng Chân' Tiếng Anh Nói Thế Nào? - VnExpress