Sản phẩm - Dịch vụ Sản phẩm Giới thiệu sách Sách Tiếng Việt Cưỡng chế hành chính - Lý luận và thực tiễn | Tác giả: Trần Thị Lâm Thi Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia Sự thật Năm xuất bản: 2020 Địa chỉ tài liệu: Phòng đọc 2 - Giá 04. | Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, cưỡng chế hành chính là phương tiện quan trọng đảm bảo thực thi quyền lực nhà nước, nhằm duy trì trật tự quản lý cũng như tổ chức đời sống xã hội, phục vụ các nhu cầu phát triển xã hội. Cưỡng chế hành chính là vấn đề có nội dung phức tạp cả ở góc độ lý luận cũng như thực tiễn áp dụng. Cuốn sách “Cưỡng chế hành chính - Lý luận và thực tiễn” của tác giả Trần Thị Lâm Thi trình bày khái quát những vấn đề chung, phân tích thực trạng pháp luật về cưỡng chế hành chính cũng như thực tiễn áp dụng biện pháp này ở Việt Nam hiện nay. Tác giả mở đầu cuốn sách với nội dung “Những vấn đề lý luận về cưỡng chế hành chính” nhằm làm rõ bản chất, đặc điểm, phân loại cưỡng chế hành chính, vai trò, giới hạn và các bảo đảm pháp lý thực hiện cưỡng chế hành chính. Từ những khái quát về lịch sử hình thành phát triển cùng với những phân tích cụ thể pháp luật hiện hành về cưỡng chế hành chính, TS. Trần Thị Lâm Thi đem đến cho bạn đọc bức tranh tổng thể về thực trạng pháp luật cưỡng chế hành chính tại Việt Nam. Trên cơ sở khảo sát thực tiễn áp dụng cưỡng chế hành chính có thể thấy bên cạnh những kết quả đạt được thì quy định pháp luật về cưỡng chế hành chính ở nước ta hiện nay còn một số hạn chế, bất cập, như: người có thẩm quyền cưỡng chế chưa quan tâm, sử dụng triệt để biện pháp ngăn chặn; thời gian ra quyết định xử phạt và giao quyết định xử phạt quá ngắn; khi áp dụng biện pháp khôi phục hành chính vẫn còn sự không thống nhất giữa các địa phương, ngành, lĩnh vực thậm chí áp dụng không đúng với quy định của pháp luật,... Nguyên nhân của những hạn chế đó là: nhận thức của người có thẩm quyền cưỡng chế còn mang nặng tư duy của nền hành chính cai trị, chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền con người, quyền công dân; đội ngũ cán bộ, công chức thực thi cưỡng chế hành chính còn hạn chế về số lượng và chất lượng; chế tài áp dụng đối với những vi phạm trong thực thi cưỡng chế hành chính chưa đủ sức răn đe,… Đồng thời tác giả cũng đánh giá chung về thực tiễn pháp luật cưỡng chế hành chính ở Việt Nam hiện nay. Tác giả cho rằng việc đổi mới hoàn thiện quy định pháp luật về cưỡng chế hành chính xuất phát từ nhu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc khắc phục những khiếm khuyết của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật thì việc đổi mới hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế hành chính là yêu cầu tất yếu. Trên cơ sở những phân tích đó, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cưỡng chế hành chính: đổi mới nhận thức về cưỡng chế hành chính, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng cưỡng chế hành chính. Cuốn sách nghiên cứu một cách toàn diện về cưỡng chế hành chính, đưa ra những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện cưỡng chế hành chính ở cả phương diện pháp luật thực định và tổ chức thực hiện với ý nghĩa thực tiễn cao. “Cưỡng chế hành chính - Lý luận và thực tiễn” là tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu và bạn đọc quan tâm về vấn đề này. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! Cơ sở lý luận và thực tiễn về hạn chế quyền con người ở Việt Nam hiện nayĐường lối văn hoá của Đảng trong chấn hưng, phát triển văn hoá Việt NamTranh chấp Biển Đông: Pháp lý và thực tiễnTội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông theo Luật Hình sự Việt Nam Gia đình trung lưu ở Việt Nam với các quá trình phát triển kinh tế – xã hội – văn hóaHợp đồng gia nhập – Những vấn đề lý luận và thực tiễnBác Hồ với cuộc kháng chiến chống MỹCác lý thuyết pháp luật đương đại trên thế giớiTình cảm của nhân dân thế giới với Chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) |