Cưỡng Chế Thi Hành án Dân Sự đối Với Tài Sản Gắn Liền Với đất
Có thể bạn quan tâm
Khi xảy ra tranh chấp mà các bên không thể tự thỏa thuận được dẫn đến yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, khi đã có bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa nhưng một trong các bên không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án phải yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế. Trên thực tế, cưỡng chế thi hành án dân sự đối với tài sản gắn liền với đất như thế nào và những khó khăn thường xảy ra? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Cưỡng chế thi hành án dân sự đối với tài sản gắn liền với đất:
- 2 2. Một số khó khăn trong quá trình cưỡng chế tài sản gắn liền với đất:
1. Cưỡng chế thi hành án dân sự đối với tài sản gắn liền với đất:
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng anh chị A có vay của cháu mấy trăm triệu nhưng cố ý không trả. Tháng 3/2013, cháu đã đưa đơn kiện ra tòa và vợ chồng anh A phải trả lại tiền cho cháu theo kết luận của Tòa án. Nhưng anh A luôn khẳng định không có tài sản gì để trả tiền cho cháu. Nhưng thực tế như sau: Vợ chồng anh A năm 2012 có nhà và đất nằm trong khu vực giải tỏa để làm đường quốc lộ, vì vậy vợ chồng anh A đã được nhà nước bồi thường hai mảnh đất khá lớn tại địa điểm khác. Nhưng vì lý do anh A đang còn nợ tiền rất nhiều người, lo lắng sẽ bị lấy mất đất, vợ chồng anh A đã nhờ người em vợ đứng tên chủ quyền đất. Tháng 12/2012, anh A đã bán 7m ngang đất trên tổng mảnh đất được cấp, số đất còn lại anh A xây nhà và đang ở. Khi cháu gửi đơn yêu cầu thi hành án, cháu có được phòng thi hành án cưỡng chế tài sản trên mảnh đất anh A mới xây nhà và đang ở không? Cháu xin chân thành cảm ơn Luật Sư!
Luật sư tư vấn:
Cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp cưỡng bức bắt buộc của cơ quan thi hành án do Chấp hành viên quyết định theo thẩm quyền nhằm buộc đương sự phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định của tòa án, được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành trong thời hạn do Chấp hành viên ấn định, hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản. Như vậy, khi muốn thực hiện biện pháp cưỡng chế tài sản thì cần phải chứng minh vợ chồng anh chị A có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành trong thời hạn tự nguyện thi hành mà pháp luật quy định, đồng nghĩa với việc chứng minh việc người em vợ đứng tên quyền sử dụng đất là do vợ chồng anh A nhờ để trốn tránh trách nhiệm trả nợ.
Sau khi bạn gửi đơn yêu cầu thi hành án và được tiếp nhận đơn, Thủ trưởng cơ quan thi hành án sẽ quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án; trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định thi hành án đó theo quy định tại Điều 36 Luật thi hành án dân sự năm 2008, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành đối với phần bản án, quyết định sau đây:
– Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí;
– Buộc người bị thi hành án trả lại tiền, tài sản cho đương sự;
– Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản;
– Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;
– Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành.
Ngoài các trường hợp nêu trên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án. Kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án, trong thời gian 05 ngày làm việc, thủ trưởng cơ quan phải ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án trên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định thi hành án đó.
Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc thi hành án dân sự, nếu vợ chồng anh A không tự nguyện thi hành thì sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 46 Luật thi hành án dân sự năm 2008:
“1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.”
Vấn đề quan trọng nhất là phải chứng minh được vợ chồng anh A có điều kiện thi hành án nhưng cố tình trốn tránh trách nhiệm thi hành. Bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của vợ chồng anh A. Nếu chứng minh được quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trên thực tế là của vợ chồng anh A, nhưng vì muốn trốn tránh trách nhiệm trả nợ mà “nhờ” người em vợ đứng tên quyền sử dụng đất thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành cưỡng chế quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để buộc vợ chồng anh A phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định của tòa án. Việc cưỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất được quy định tại Mục 8 Chương IV Luật thi hành án dân sự 2008.
Trong trường hợp không chứng minh được sự cố tình trốn tránh trách nhiệm của vợ chồng chị A, cơ quan thi hành án sẽ tiến hành cưỡng chế tài sản gắn liền với đất, tức ngôi nhà mà vợ chồng anh A mới xây và đang ở nếu căn nhà này thuộc sở hữu của vợ chồng anh A và xác minh vợ chồng anh A không còn tài sản khác hoặc có nhưng không đủ để thi hành án, theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 95 Luật thi hành án dân sự 2008:
– Trừ trường hợp người phải thi hành án đồng ý kê biên nhà ở để thi hành án thì việc kê biên nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình chỉ được thực hiện sau khi có căn cứ để xác định người đó không có các tài sản khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án,
– Khi kê biên nhà ở phải kê biên cả quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở trên đất. Trường hợp nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng của người khác thì Chấp hành viên chỉ kê biên nhà ở và quyền sử dụng đất để thi hành án nếu người có quyền sử dụng đất đồng ý. Trường hợp người có quyền sử dụng đất không đồng ý thì chỉ kê biên nhà ở của người phải thi hành án, nếu việc tách rời nhà ở và đất không làm giảm đáng kể giá trị căn nhà.
2. Một số khó khăn trong quá trình cưỡng chế tài sản gắn liền với đất:
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014 và Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự ra đời đã tạo cơ sở pháp lý và có vai trò rất lớn nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả trong công tác thi hành án dân sự.
Khi có bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật thì bản án, quyết định này được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Tuy vậy, trong thực tiễn thi hành bản án dân sự vẫn còn gặp nhiều bất cập cần sớm được khắc phục, đặc biệt là liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Cụ thể:
Thứ nhất, hiệu quả thi hành án phụ thuộc vào điều kiện, khả năng thi hành của người phải thi hành án. Tuy nhiên, trên thực tế đa số người phải thi hành án đều mất cân đối, khó khăn về tài chính, kinh doanh không hiệu quả, không có tài sản, thu nhập không ổn định. Đối với những tài sản trên đất của người phải thi hành án nhưng qua xác minh lại là tài sản chung của hộ gia đình hoặc số tiền phải thi hành án nhỏ nhưng giá trị tài sản để thi hành án rất lớn lại là khối tài sản chung.
Thứ hai, thông tin về tài sản phải thi hành án được mô tả trong các hồ sơ, tài liệu và bản án không đúng với thực tế vì có sai sót trong quá trình đo đạc hoặc sai sót ngay từ khâu cấp hồ sơ. Khi xét xử có nhiều trường hợp Tòa án không tiến hành xác minh thực tế chỉ căn cứ hồ sơ để quyết định. Khi cơ quan thi hành án dân sự tiến hành xác minh mới phát hiện có nhiều thông tin ghi trong hồ sơ tài sản, trong bản án không đúng với thực tế dẫn đến khó khăn trong việc cưỡng chế thi hành.
Từ khóa » Trình Tự Cưỡng Chế Thi Hành An Dân Sự
-
Quy Trình Thi Hành án Dân Sự Của Cơ Quan Thi Hành án ?
-
Thủ Tục Cưỡng Chế Thi Hành án được Thực Hiện Như Thế Nào?
-
Những Nội Dung Cơ Bản Pháp Luật Về Cưỡng Chế Kê Biên Tài Sản Của ...
-
Một Số Vấn đề Về Cưỡng Chế Thi Hành Nghĩa Vụ Trả Tiền
-
Quy định Về Cưỡng Chế Thi Hành án Và Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại
-
Khi Nào Sẽ Tiến Hành Cưỡng Chế Thi Hành án? - LuatVietnam
-
Trình Tự, Thủ Tục Thực Hiện Cưỡng Chế Thi Hành án Dân Sự - Luật Vilaco
-
Cưỡng Chế Thi Hành án Dân Sự Là Gì? Các Biện Pháp Cưỡng Chế?
-
Nguyên Tắc Bảo Vệ Cưỡng Chế Thi Hành án Dân Sự
-
Quy Trình, Thủ Tục Thi Hành án Dân Sự được Thực Hiện Ra Sao? Ra ...
-
Có Những Biện Pháp Cưỡng Chế Thi Hành án Dân Sự Nào? Khi Nào ...
-
Các Quy định Liên Quan Về Thủ Tục Thi Hành án Dân Sự - Luật LawKey
-
[PDF] Biện-pháp-cưỡng-chế-thi-hành-án-dân-sự.pdf - TPLAW