Cường độ Chịu Kéo Của Thép
Có thể bạn quan tâm
Thép là một hợp kim vô cùng thông dụng và có tính ứng dụng rất lớn trong đời sống, sản xuất (Bu long – đai ốc, ty ren Thịnh Phát,..).
Một trong những tính chất quan trọng nhất của thép, quyết định đến tính ứng dụng trong thực tế của loại vật liệu này chính là cường độ chịu kéo hay độ bền kéo.
1. Cường độ chịu kéo của thép là gì?
Cường độ chịu kéo của vật liệu
Cường độ chịu kéo của vật liệu nói chung chính là đặc tính chịu được lực kéo đứt vật liệu.
Khi nhắc đến cường độ chịu kéo của vật liệu, người ta thường đề cập đến số lượng ứng suất kéo căng hay kéo dài mà vật liệu có thể chịu đựng được trước khi nó bị nứt, vỡ hoặc kéo đứt hoàn toàn.
Độ bền kéo cuối cùng của vật liệu được tính bằng cách chia diện tích vật liệu được thử nghiệm trên mặt cắt ngang bằng ứng suất đặt trên vật liệu.
Độ bền kéo là một thước đo quan trọng về khả năng thực hiện của vật liệu trong một ứng dụng và là phép đo được sử dụng rộng rãi khi mô tả các tính chất của kim loại và hợp kim.
Cường độ chịu kéo của thép
Cường độ chịu kéo của thép là đặc tính chịu được lực kéo đứt thép, thông thường đơn vị tính là kg/cm2 hoặc N/mm2.
Độ bền kéo của thép được tính bằng cách sử dụng lực tác động tăng dần lên vật liệu đến khi thép (ở dạng sợi hoặc trụ) bị đứt.
Từ giá trị độ bền kéo của thép, cùng với các giá trị khác như khả năng chống ăn mòn, khả năng chịu nhiệt, khả năng hàn, khả năng gia công, độ chịu nén,.. mà có thể phân loại và xác định được các ứng dụng trong thực tế cho thép trong các lĩnh vực như chế tạo máy, xây dựng, khoa học vật liệu,..
Quá trình nhiệt luyện có ảnh hưởng rất lớn tới cường độ chịu kéo của thép. Vậy nhiệt luyện là gì? quy trình nhiệt luyện diễn ra như thế nào? tham khảo thêm tại:
>> https://thinhphatict.com/quy-trinh-nhiet-luyen-thep-c45
2. Cách đo độ bền kéo của thép như thế nào?
Độ bền kéo của thép được đo bằng cách đặt mẫu thử vào hàm máy kéo để thực hiện kéo căng mẫu thử bằng cách phân tách dần hàm. Thực hiện kéo căng mẫu thử để đo lực cần thiết để phá vỡ mẫu thử.
Khi ứng suất kéo căng được áp dụng cho mẫu thử bằng thép, nó sẽ bị biến dạng hoặc giãn ra. Khi đạt đến một độ căng nhất định, kim loại sẽ trở lại độ dài ban đầu của nó.
Nếu một ứng suất kéo đủ để gây biến dạng vĩnh viễn được áp dụng lên mẫu thử, mặt cắt ngang của thanh sẽ giảm và sức chịu đựng của mẫu thử tăng lên, khi không thể chịu được áp lực từ lực kéo thì sẽ gây vỡ/đứt mẫu thử.
Khả năng chống đứt gãy dưới ứng suất kéo là một trong những đặc tính quan trọng và được đo lường rộng rãi nhất của vật liệu nói chung, vật liệu thép nói riêng để sử dụng trong các ứng dụng kết cấu.
Độ bền kéo là quan trọng trong việc sử dụng vật liệu giòn hơn là vật liệu dẻo.Độ bền kéo có thể được sử dụng dưới dạng ứng suất thực sự hoặc ứng suất kỹ thuật.
Kiểm tra độ bền kéo cho kim loại sẽ xác định được tải trọng mà vật liệu có thể chịu đựng được trước khi nó mất tính toàn vẹn cấu trúc, ảnh hưởng không nhỏ tới an toàn xây dựng.
3. Cường độ chịu kéo của thép theo TCVN
Theo TCVN, ta có một số thông tin về cường độ chịu kéo của thép như sau:
Cường độ chịu kéo tiêu chuẩn Rsn và cường độ chịu kéo tính toán của thép thanh khi tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ hai Rs, ser
Nhóm thép thanh | Giá trị Rsn và Rs,ser, MPa |
CI, A-I | 235 |
CII, A-II | 295 |
CIII, A-III | 390 |
CIV, A-IV | 590 |
A-V | 788 |
A-VI | 980 |
AT-VII | 1175 |
A-IIIB | 540 |
Chú thích:
- Các loại thép làm cốt cho kết cấu bê tông cốt thép phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước.
+ Theo TCVN 1651:1985, có các loại cốt thép tròn trơn CI và cốt thép có gân (cốt thép vằn) CII, CIII, CIV.
+ Theo TCVN 3101:1979 có các loại dây thép các bon thấp kéo nguội.
+ Theo TCVN 3100:1979 có các loại thép sợi tròn dùng làm cốt thép bê tông ứng lực trước.
- Cốt thép thanh:
+ Cán nóng: tròn trơn nhóm A-I, có gờ nhóm A-II và Ac-II, A-III, A-IV, A-V, A-VI;
+ Gia cường bằng nhiệt luyện và cơ nhiệt luyện: có gờ nhóm Aт-IIIC, Aт-IV, Aт-IVC, Aт-IVK, Aт-VCK, Aт-VI, Aт-VIK và Aт-VII.
- Trong tiêu chuẩn này, từ đây trở đi, khi không cần thiết phải chỉ rõ loại thép thanh (cán nóng, nhiệt luyện), ký hiệu nhóm thép sử dụng ký hiệu của cốt thép cán nóng (ví dụ: nhóm thép A-V được hiểu là cốt thép nhóm A-V, Aт-V, Aт-VK và Aт-VCK).
Cường độ chịu kéo tiêu chuẩn và cường độ tính toán f của thép cacbon theo TCVN 5709:1993
(Đơn vị tính : N/mm2)
Mác thép | Cường độ tiêu chuẩn fy và cường độ tính toán f của thép với độ dày t (mm) | Cường độ kéo đứt tiêu chuẩn fu không phụ thuộc bề dày t (mm) | |||||
T ≤ 20 | 20 < t ≤ 40 | 40 < t ≤ 100 | |||||
fy | f | fy | f | fy | f | ||
CCT34 | 220 | 210 | 210 | 200 | 200 | 190 | 340 |
CCT38 | 240 | 230 | 230 | 220 | 220 | 210 | 380 |
CCT42 | 260 | 245 | 250 | 240 | 240 | 230 | 420 |
Ứng dụng cường độ chịu kéo của thép trong sản xuất bu long
Bulông trong kết cấu thép có nhiều loại như bu long thường, bu long tinh chế, bu long cường độ cao. Trong đó, bu long thường và bu long cường độ cao là hai loại bu long được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
- Bu long thường:
Là loại bulông thường được chế tạo theo tiêu chuẩn ASTM A307, loại thép sử dụng để sản xuất bulông là thép cacbon thấp.
Cường độ chịu kéo của thép làm bulông thường theo tiêu chuẩn ASTM A307 cấp A là Fub = 420 Mpa.
Bulong A307 có thể có đầu dạng hình vuông, hình lục giác hoặc đầu chìm. Loại bu long này thường không được phép sử dụng cho các liên kết chịu mỏi.
Tiêu chuẩn ASTM là gì? Tham khảo thêm tại:
>> https://thinhphatict.com/astm-la-gi
- Bulông cường độ cao:
Là loại bulông được chế tạo theo tiêu chuẩn ASTM A325/A325M hoặc tiêu chuẩn A490/490M, loại thép sử dụng để sản xuất loại bu long này là loại thép cường độ cao.
Theo tiêu chuẩn ASTM A325M, cường độ chịu kéo của thép trong bulong cường độ cao là Fub = 830Mpa cho bu long có đường kính d = 16 ÷ 27 mm và Fub = 725Mpa cho bu long có đường kính d = 30 ÷ 36mm.
Bulông cường độ cao có thể dùng trong các liên kết chịu ma sát hoặc liên kết chịu ép mặt.
Trong sản xuất bulông, tiêu chuẩn DIN là một trong những tiêu chuẩn quan trọng phản ánh chất lượng của vật liệu chế tạo. Vậy DIN là tiêu chuẩn như thế nào? Tham khảo thêm tại:
>> https://thinhphatict.com/tieu-chuan-din-la-gi
Mua bulông đai ốc có độ bền kéo tiêu chuẩn ở đâu?
Bu lông ốc vít thương hiệu Thịnh Phát là sản phẩm được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay, áp dụng các tiêu chuẩn an toàn vào trong sản xuất để cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, mẫu mã đa dạng, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.
Quý khách có thể tham khảo báo giá bulông Thịnh Phát tại đây:
>> https://thinhphatict.com/bao-gia-bulong
Để nhận báo giá cập nhật nhất về các sản phẩm Bulong, đai ốc, thanh ty ren Thịnh Phát, ống thép luồn dây điện, các loại vật liệu bảo ôn quý khách vui long liên hệ trực tiếp theo địa chỉ dưới đây để được phục vụ nhanh chóng nhất:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005
Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định
CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương
Email: info@thinhphatict.com
Hotline: 0936 014 066
Từ khóa » Cường độ Chịu Nén Của Thép Tấm
-
Bảng Tra Cường độ Thép
-
Cường độ Chịu Kéo Của Thép, Bảng Tra Cường độ Thép - Tin Xây Dựng
-
Công Thức Tính Cường độ Tính Toán Của Thép Chuẩn Nhất
-
Cường độ Chịu Kéo Của Thép Tiêu Chuẩn Là Bao Nhiêu?
-
(Chuẩn 2022) Cường độ Chịu Kéo Của Thép Và Bảng Tra Cường độ
-
Cường Độ Chịu Kéo Của Thép Theo Tiêu Chuẩn Mới Nhất 2021
-
BẢNG TRA KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA THÉP HÌNH ?
-
Cường Độ Chịu Kéo Của Thép CB400V - SD390 | Cụ Thể - Chi Tiết !
-
[Chi Tiết] Bảng Tra Cường độ Chịu Kéo Của Thép Chi Tiết Cùng Hải Hòa ...
-
Bảng Tra Cường độ Chịu Lực Của Thép Cụ Thể Và Chi Tiết Nhất
-
Thép SS400 Là Gì? Cường độ, Tiêu Chuẩn Thép SS400 Chất Lượng
-
03 TCVN 5575-2012_Kết Cấu Thép - Tiêu Chuẩn Thiết Kế - SlideShare
-
MÁC THÉP LÀ GÌ, THÉP SS400 LÀ GÌ, THÉP CƯỜNG ĐỘ CAO LÀ ...