Cường độ Dòng điện Là Gì, Bài Tập Cường độ Dòng điện Có đáp án
Có thể bạn quan tâm
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 25-12 trên Shopee mall
Bài viết Cường độ dòng điện là gì, Bài tập Cường độ dòng điện với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cường độ dòng điện là gì, Bài tập Cường độ dòng điện.
- Cách giải bài tập Cường độ dòng điện
- Ví dụ minh họa bài tập Cường độ dòng điện
- Bài tập tự luyện Cường độ dòng điện
- Bài tập bổ sung Cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện là gì, Bài tập Cường độ dòng điện có đáp án
A. Phương pháp giải
Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.
Cường độ dòng điện kí hiệu bằng chữ I.
Có đơn vị là ampe, kí hiệu đơn vị là A.
Ngoài ra có thể sử dụng đơn vị miliampe (mA) hoặc microampe (μA).
Để đo cường độ dòng điện ta dùng dụng cụ là ampe kế.
Quảng cáoB. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Với một bóng đèn nhất định, dòng điện chạy qua đèn có cường độ .......thì đèn càng sáng.
A. Càng lớn
B. Càng nhỏ
C. không thay đổi
D. bất kỳ
Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.
Vì vậy dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng.
Chọn A
Ví dụ 2: Câu phát biểu nào đúng?
A. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn
B. Đo cường độ dòng điện bằng Ampekế
C. Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe (A )
D. Cả ba nội dung A,B,C đều đúng
Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.
Cường độ dòng điện kí hiệu bằng chữ I.
Có đơn vị là ampe, kí hiệu đơn vị là A.
Ngoài ra có thể sử dụng đơn vị miliampe (mA) hoặc microampe (μA).
Để đo cường độ dòng điện ta dùng dụng cụ là ampe kế.
Chọn D.
Quảng cáoVí dụ 3: Chọn câu sai. Một bóng đèn mắc trong mạch sẽ:
A. Sáng khi có dòng điện.
B. Không sáng khi dòng điện bình thường.
C. Rất sáng khi cường độ dòng điện lớn.
D. Sáng yếu khi cường độ dòng điện yếu.
Khi có dòng điện trong mạch thì đèn sẽ sáng, đèn sáng mạnh khi cường độ dòng điện lớn, đèn sáng yếu khi cường độ dòng điện yếu.
Do đó đáp án B sai.
Chọn B.
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Chọn nhận định sai. Dòng điện trong mạch có cường độ lớn, khi đó:
A. Tác dụng từ trên nam châm điện càng mạnh.
B. Tác dụng nhiệt trên bàn là, bếp điện càng mạnh.
C. Tác dụng sinh lý đối với sinh vật và con người yếu.
D. Bóng đèn mắc trong mạch càng sáng.
Lời giải:
Vì dòng điện có cường độ càng lớn thì tác dụng của nó càng mạnh.
Nên nếu dòng điện càng mạnh thì tác dụng sinh lý đối với sinh vật và con người càng mạnh.
Chọn C.
Quảng cáoCâu 2: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau
A. Cường độ dòng điện cho ta biết độ mạnh hay yếu của dòng điện
B. Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe kế.
C. Cường độ dòng điện càng lớn thì tác dụng nhiệt của nó càng mạnh.
D. Số chỉ của ampe kế là giá trị của cường độ dòng điện.
Lời giải:
Đơn vị đo của cường độ dòng điện là ampe (A). Dụng cụ đo cường độ dòng điện là ampe kế.
Nên đáp án B sai
Chọn B.
Câu 3: Cường độ dòng điện cho biết điều gì sau đây?
A. Vật bị nhiễm điện hay không.
B. Độ mạnh hay yếu của dòng điện qua mạch.
C. Khả năng tạo ra dòng điện của một nguồn điện.
D. Độ sáng của một bóng đèn.
Lời giải:
Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh hay yếu của dòng điện.
Chọn B.
Quảng cáoCâu 4: Chọn câu sai khi nói về đơn vị của cường độ dòng điện.
A. Cường độ dòng điện có đơn vị là ampe (A)
B. Cường độ dòng điện có đơn vị là độ C (°C)
C. Cường độ dòng điện có đơn vị là vôn (V)
D. Cường độ dòng điện có đơn vị là đề xi Ben (dB)
Lời giải:
Cường độ dòng điện có đơn vị là ampe (A).
Chọn A.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tương quan giữa cường độ dòng điện qua một bóng đèn và độ sáng của bóng đèn đó?
A. Độ sáng của một bóng đèn phụ thuộc vào cường độ dòng điện chạy qua nó.
B. Trong giới hạn cho phép, bóng đèn càng sáng yếu khi cường độ dòng điện qua nó càng giảm.
C. Trong giới hạn cho phép, bóng đèn càng sáng mạnh khi cường độ dòng điện qua nó càng tăng.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Lời giải:
Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.
Vì vậy các phát biểu trên đều đúng.
Chọn D
Câu 6: Cường độ dòng điện có kí hiệu là chữ cái nào?
A. I
B. U
C. A
D. V
Lời giải:
Cường độ dòng điện có kí hiệu là I
Chọn A
Câu 7: Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào?
A. Vôn kế
B. Nhiệt kế
C. ampe kế
D. Ẩm kế.
Lời giải:
Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế.
Chọn C.
Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Cường độ dòng điện đặc trưng cho sự….. hay……của dòng điện. Dòng điện càng……thì …….dòng điện càng lớn. ……dòng điện được kí hiệu bằng chữ I.
Lời giải:
Cường độ dòng điện đặc trưng cho sự mạnh hay yếu của dòng điện. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn. Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ I.
Câu 9: Khi nối một bóng đèn vào các cực của bình ắc quy, đèn sáng. Hỏi khi đó dòng điện có chạy qua bình ắc quy không? Tại sao?
Lời giải:
Dòng điện có chạy qua bình ắc quy. Bởi vì bản chất dòng điện trong kim loại là dòng các electron, ở mạch ngoài (ngoài nguồn) các electron bị cực âm của nguồn đẩy, và đi về cực dương của nguồn. Đến đây, các electron phải tiếp tục đi qua nguồn về phía cực âm của nguồn, để tạo ra dòng điện tiếp tục, nếu không thì dòng điện sẽ tắt ngay và bóng đèn không thể sáng lâu dài được.
Câu 10: Cường độ dòng điện nói lên “độ mạnh” của dòng điện. Nếu trong cùng một thời gian, số electron đi qua tiết diện của dây dẫn nào nhiều hơn thì tức là cường độ dòng điện trong dây dẫn ấy lớn hơn. Dựa vào hình vẽ dưới đây, hãy giải thích tại sao khi mắc các dây dẫn nối tiếp thì cường độ dòng điện qua các dây dẫn là như nhau?
Lời giải:
Nếu số electron không sinh ra thêm, cũng không mất đi trong quá trình chuyển động thì trong một đơn vị thời gian, có bao nhiêu electron đi qua dây dẫn lớn thì cũng có bấy nhiêu electron đi qua dây dẫn nhỏ. Vậy khi mắc nối tiếp, cường độ dòng điện tại mọi điểm trên mạch điện như nhau.
Câu 11: Trong giờ thực hành, Hiếu và Nghĩa dự định dùng hai bóng đèn khác nhau mắc nối tiếp với một nguồn điện. Hai bạn dự đoán kết quả sẽ quan sát được như sau:
Hiếu: Cả hai đèn đều sáng bình thường vì chúng có cùng một dòng điện đi qua.
Nghĩa: Có một đèn sáng bình thường, một đèn sáng không bình thường.
Hãy cho biết ý kiến của mình về cuộc tranh luận trên của hai bạn.
Lời giải:
Hiếu phát biểu sai, còn Nghĩa phát biểu chỉ đúng một phần: Có một đèn sáng bình thường và một đèn sáng không bình thường.
Có hai trường hợp có thể xảy ra”
- Có một đèn sáng bình thường và một đèn sáng không bình thường, nếu dòng điện qua mạch bằng với cường độ dòng điện định mức của một trong hai bóng đèn đó. Đèn còn lại hoặc tối hơn bình thường hoặc sáng hơn bình thường, tùy theo cường độ dòng điện qua mạch nhỏ hơn hay lớn hơn cường độ dòng điện định mức của đèn đó.
- Cả hai đều sáng không bình thường, nếu dòng điện qua mạch đều không bằng với cường độ dòng điện định mức của hai đèn.
D. Bài tập bổ sung
Bài 1: Ampe kế là dụng cụ để đo
A. cường độ dòng điện.
B. hiệu điện thế.
C. công suất điện.
D. điện trở.
Bài 2: Chọn câu sai.
A. 1 A = 1 000 mA.
B. 1 kA = 1 000 mA.
C. 1 mA = 0,001 A.
D. 1 000 A = 1 kA.
Bài 3: Trên một cầu chì có ghi 1 A. Con số này có ý nghĩa gì?
A. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1 A trở lên thì cầu chì sẽ đứt.
B. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn lớn hơn 1 A.
C. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn bằng 1 A.
D. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn nhỏ hơn 1 A.
Bài 4: Chọn câu trả lời đúng. Để đo cường độ dòng điện 15 mA, nên chọn ampe kế nào có giới hạn đo phù hợp nhất?
A. 2 mA.
B. 20 mA.
C. 200 mA.
D. 2 A.
Bài 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Dòng điện chạy qua đèn có …………… thì đèn …………….
A. cường độ càng nhỏ, càng cháy sáng.
B. cường độ càng lớn, sáng càng yếu.
C. cường độ càng lớn, càng cháy sáng.
D. cường độ thay đổi, sáng như nhau.
Bài 6: Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu của ampe kế khi vẽ sơ đồ mạch điện.
Bài 7: Đơn vị đo cường độ dòng điện làA. ampe (A).B. niuton (N).
C. dexiben (dB).
D. hec (Hz).
Bài 8: Chọn câu đúng.
A. Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh hay yếu của dòng điện.
B. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ dòng điện tăng.
C. Cường độ dòng điện qua một đoạn mạch tỉ lệ nghịch với điện lượng dịch chuyển qua đoạn mạch.
D. Dòng điện là dòng các electron dịch chuyển có hướng.
Bài 9: Cường độ dòng điện cho ta biết
A. độ mạnh yếu của dòng điện.
B. dòng điện do nguồn điện nào gây ra.
C. dòng điện do các hạt mang điện dương hoặc âm tạo nên.
D. tác dụng nhiệt hoặc hóa học của dòng điện.
Bài 10: Để đo cường độ dòng điện qua vật dẫn, ta mắc .................... với vật dẫn.
A. ampe kế song song.
B. ampe kế nối tiếp.
C. vôn kế song song.
D. vôn kế nối tiếp.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Dạng 8: Bài tập về sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện cực hay (có lời giải)
- Dạng 9: Bài tập Cách vẽ sơ đồ mạch điện hay, có đáp án
- Dạng 10: Bài tập về tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện hay, có đáp án
- Dạng 12: Cách đổi đơn vị cường độ dòng điện cực hay (có lời giải)
- Dạng 13: Bài tập về Ampe kế cực hay (có lời giải)
- Dạng 14: Cách vẽ sơ đồ mạch điện có ampe kế hay, chi tiết
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 6 (303 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 7 (266 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 8 (302 trang - từ 99k)
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Dòng điện Là Vôn
-
Sự Khác Biệt Giữa Ampe, Vôn Và Watt Là Gì? - Lâm Phát™
-
Đơn Vị đo Cường độ Dòng điện Là Vôn (V) - Hoc247
-
Điểm Khác Biệt Giữa Ampe, Vôn Và Watt Là Gì? - Phân Phối đèn Led
-
Vôn Là Gì? Cách Sử Dụng Vôn Kế Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Các đơn Vị đo điện Là Gì?
-
Volt-Ampere – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khái Niệm, Kí Hiệu, đơn Vị đo Và Công Thức Tính Hiệu điện Thế Chi Tiết
-
1. Dòng điện Là Gì, Dụng Cụ để đo Dòng điện Là Gì ,ký Hiệu Của ...
-
Hiệu điện Thế Là Gì? Công Thức? So Sánh Với Cường độ Dòng điện?
-
Đơn Vị đo Cường độ Dòng điện Là:A. Jun. B. Oát.
-
Dụng Cụ đo Cường độ Dòng điện Là:
-
Cường độ Dòng Diện Là Gì? Cách đo Cường độ Dòng điện, Ampe Kế
-
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lý 7 Bài 24: Cường độ Dòng điện (Có đáp án)
-
Cường độ Dòng điện Là Gì, Bài Tập Cường độ Dòng điện Mang đáp án