Cường độ Dòng điện Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki

Cường độ dòng điện là gì?

 

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh và yếu của dòng điện, số lượng điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. Dòng điện càng mạnh thì cường độ của dòng điện càng lớn và ngược lại.

Cường độ của dòng điện được đo bằng Ampe kế. Đây là tên của nhà phát minh ra điện từ trường và phát biểu thành định luật ông André Marie Ampère.

Kí hiệu cường độ dòng điện

Cường độ của dòng điện có kí hiệu là I, I trong hệ SI đây chính là tên của một nhà Vật lý học và toán học người Pháp là André Marie Ampère. Đơn vị đo của cường độ dòng điện được tính bằng đơn vị Ampe có kí hiệu là A. Mỗi 1 ampe sẽ tương ứng với các dòng chuyển động của 6,24150948.

Công thức tính cường độ dòng điện

                      I = Q/t = (q1 + q2 + q3+…+qn) /t

Nhìn vào biểu thức này ta sẽ thấy cường độ dòng điện trung bình của một khoảng thời gian sẽ được định nghĩ bằng thương số điện lượng chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian đó và khoảng thời gian đang xét. Công thức tính dành cho cường độ dòng điện trung bình:

                                       Itb  =  ΔQ/ Δt Trong biểu thức này bao gồm:

  • Itb là cường độ dòng điện trung bình (A)
  • ΔQ là điện lượng chuyển qua bề mặt được xét trong một khoảng thời gian Δt (C).
  • Δt là một khoảng thời gian được xét nhỏ, ta có cường độ dòng điện tức thời 

Công thức tính cường độ dòng điện hiệu dụng

Cường độ dòng điện hiệu dụng của một dòng điện xoay chiều chính là đại cương có giá trị bằng cường độ của một dòng điện không đổi. Có nghĩa là khi đi qua cùng một điện trở R thì công suất tiêu thụ bên trong R bởi hai dòng điện đó là như nhau.

                                      I = U / R

Trong đó:

  • I là cường độ dòng điện hiệu dụng
  • I0 là cường độ dòng điện cực đại

Công thức tính cường độ dòng điện cực đại

Công thức tính như sau:

                 I0 = I. √2

Trong số đó.

I0 là cường độ dòng điện cực đại

Cường độ dòng điện bão hòa

Cường độ dòng điện bão hòa là : I = n.e ,trong đó e là điện tích electron.

Tính cường độ dòng điện 3 pha

Cách tính cường độ dòng điện 3 pha như sau:

                   I = P/(√3 x U x coshi x hiệu suất)

Trong số đó:

  • I là dòng điện
  • P là công suất động cơ
  • U là điện áp sử dụng

Phân loại dòng điện

Cường độ dòng điện dân dụng

Đây chính là dòng điện 1 chiều và được kí hiệu là DC: định nghĩa này trong kỹ thuật điện được tính là dòng dịch chuyển đồng hướng của các hạt mang điện bên trong môi trường dẫn điện.

Cường độ dòng điện một chiều có thể điều chỉnh tăng và giảm nhưng không có khả năng đổi chiều. Quy ước của dòng điện theo chiều dương (+) sang âm (-). Dòng điện này được tạo ra từ một số nguồn như: năng lượng mặt trời, pin,… Dòng này cũng có thể biến đổi qua lại nguồn DC – AC nhờ vào những mạch điện đặc thù.

Cường độ dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều là dòng có chiều và cường độ biến đổi tuần hoàn theo các chu kì thời gian nhất định. Dòng điện xoay chiều thường được tạo ra từ máy phát điện xoay chiều hoặc có biến đổi qua lại AC – DC nhờ những mạch điện đặc thù.

Chu kỳ của dòng điện được ký hiệu như sau: T ( khoảng thời gian dòng điện xoay chiều lặp lại vị trí cũ).

Tần số kí hiệu như sau: F (là sự nghịch đảo của chu kì dòng điện xoay chiều).

Người đăng: hoy Time: 2020-10-15 15:58:46

Từ khóa » Cường độ Dòng Diện Kí Hiệu