Cường độ Dòng điện Và Những Vấn đề Cơ Bản Xoay Quanh Nó
Có thể bạn quan tâm
Danh mục [Ẩn][Hiện]
- CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN LÀ GÌ?
- THIẾT BỊ ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
- CÁCH ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
- ĐƠN VỊ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
- KÍ HIỆU CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
- PHƯƠNG PHÁP ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
- ỨNG DỤNG CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
- QUAN HỆ GIỮA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ
- NƠI MUA NHỮNG THIẾT BỊ ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
Cường độ dòng điện là gì? Công thức tính. Đơn vị tính. Kí hiệu. Phương pháp đo cường độ dòng điện. Thiết bị đo. Cách đo. Ứng dụng. Quan hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế. Nơi mua thiết bị đo cường độ dòng điện uy tín, chất lượng
Ở cấp 2, chúng ta đều được tìm hiểu về cường độ dòng điện qua môn học Vật lý và ở những cấp học cao hơn khái niệm vẫn luôn hiện hữu ở mức độ sâu hơn, chuyên môn hơn. Tuy nhiên, qua thời gian, không phải ai cũng còn nhớ đến khái niệm này và những vấn đề xoay quanh nó.
Vậy qua bài viết hôm nay, Cholab sẽ giúp bạn nhớ lại những kiến thức đã học và bổ sung thêm một số vấn đề khác như công thức tính, đơn vị tính, kí hiệu, phương pháp đo, thiết bị đo và những ứng dụng của cường độ dòng điện,…Bây giờ hãy cùng Cholab tìm hiểu nhé.
CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN LÀ GÌ?
Cường độ dòng điện là gì
Cường độ dòng điện được hiểu là một đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu trong dòng điện. Hoặc nói cách khác, cường độ dòng điện cũng là đặc trưng cho số lượng các điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn điện trong một đơn vị thời gian nhất định. Theo đó, cường độ dòng điện càng lớn thì dòng điện tương ứng càng lớn và ngược lại.
Dòng điện xoay chiều (AC) được hiểu là dòng điện mà có chiều và cường độ biến đổi theo thời gian. Theo định nghĩa này thì dòng trong mạch chảy theo một chiều rồi chảy ngược lại, luân phiên giữa dương và âm, thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều, hoặc biến đổi từ nguồn điện một chiều.
CÔNG THỨC TÍNH CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
Cường độ dòng điện có thể được tính theo nhiều công thức, cụ thể như sau:
Công thức 1
Cường độ dòng điện trung bình trong một khoảng thời gian được định nghĩa bằng thương số giữa điện lượng chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian đó và khoảng thời gian đang xét
Trong đó,
- I tb là cường độ dòng điện trung bình, đơn vị là A (ampe)
- ΔQ là điện lượng chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian Δt, đơn vị là C (coulomb)
- Δt là khoảng thời gian được xét, đơn vị là s (giây)
Khi khoảng thời gian được xét vô cùng nhỏ, ta có cường độ dòng điện tức thời:
Công thức 2
I = P : U
Trong đó:
- I là cường độ dòng điện
- P công suất tiêu thụ của thiết bị điện
- U là hiệu điện thế
Công thức 3
Theo định luật Ôm thì cường độ dòng điện chạy qua một điện trở (hoặc các thiết bị Ôm) được xác định theo công thức:
và U=I.R,
Trong đó:
- I là cường độ dòng điện, đo bằng ampe
- U là hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở, đo bằng vôn
- R là điện trở, đo bằng Ôm.
ĐƠN VỊ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe được định nghĩa từ năm 1946, và có hiệu lực cho đến ngày 20 tháng 5 năm 2019, là dòng điện cố định, nếu nó chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn có tiết diện không đáng kể, đặt cách nhau 1 mét trong chân không, thì sinh ra một lực giữa hai dây này bằng 2×10−7 niutơn trên một mét chiều dài.
- Kí hiệu là A, đơn vị đo cường độ dòng điện I trong hệ SI, lấy tên theo nhà Vật lí và Toán học người Pháp André Marie Ampère. 1 Ampe tương ứng với dòng chuyển động của 6,24150948.
KÍ HIỆU CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
- Cường độ dòng điện qua một bề mặt được kí hiệu là I, là lượng điện tích di chuyển qua bề mặt đó trong một đơn vị thời gian.
PHƯƠNG PHÁP ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
- Cường độ dòng điện người được đo bằng các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dụng. Cụ thể, dụng cụ để đo cường độ dòng điện là Ampe kế. Ampe kế là thiết bị chuyên dụng dùng để đo độ mạnh, yếu của dòng điện.
- Mỗi Ampe kế có một giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất khác nhau, với một số Ampe kế có độ chia nhỏ nhất chỉ 0.5 mA.
THIẾT BỊ ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
Thiết bị đo cường độ dòng điện chuyên dụng
Hiện nay, có nhiều thiết bị được sử dụng để đo cường độ dòng điện với nhiều chức năng và mẫu mã khác nhau. Bài viết này, Cholab sẽ thông tin đến bạn 3 thiết bị phổ biến đo cường độ dòng điện để bạn tham khảo, cụ thể như sau:
Ampe kìm
- Ampe kiềm là thiết bị dùng để đo cường độ dòng điện của một thiết bị điện khi sử dụng.
- Thiết bị này được sử dụng bằng cách kẹp Ampe kìm vào 1 dây cấp nguồn cho thiết bị điện và cường độ dòng điện (I) sẽ hiện lên màn hình của ampe kìm.
Ampe kế
- Ampe kế là thiết bị chuyên dụng dùng để đo độ mạnh, yếu của dòng điện.
- Trên bề mặt của ampe kế có đơn vị đo là Ampe (A) hoặc Miliampe (mA).
- Mỗi ampe kế có một giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất khác nhau, với một số Ampe kế có độ chia nhỏ nhất chỉ 0.5 mA.
- Trên thiết bị này có các chốt ghi dấu (+) với chốt dương và dấu (–) với chốt âm. Đây là điểm để phân biệt 2 chốt và lắp dây cho phù hợp. Phía dưới thiết bị có nút điều chỉnh có thể đưa Ampe kế về số 0.
Đồng hồ vạn năng
- Đồng hồ vạn năng là một thiết bị chuyên dụng để đo cường độ dòng điện
- Để đo cường độ dòng điện bằng thiết bị này cần phải đặt chức năng phù hợp cho nó.
- Thiết bị này cũng được dùng để đo dòng điện xoay chiều và cũng cần được lựa chọn chức năng thích hợp.
Hiện nay, Cholab đang là đơn vị cung cấp các thiết bị này với uy tín nhiều năm, được người tiêu dùng lựa chọn sử dụng và luôn hài lòng. Nếu bạn cũng đang có nhu cầu sử dụng các loại thiết bị này thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được cung cấp sản phẩm chất lượng nhất, giá cả cạnh tranh nhất.
CÁCH ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
Khi thực hiện đo cường độ dòng điện bằng các thiết bị khác nhau thì cách thức thực hiện cũng sẽ khác nhau. Ở bài viết này, Cholab sẽ đưa ra cách đo cường độ dòng điện bằng Ampe kế và Đồng hồ vạn năng để bạn tham khảo và áp dụng khi cần thiết.
Đo cường độ dòng điện bằng Ampe kế
- Bước 1: Lựa chọn ampe kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp.
- Bước 2: Quan sát và điều chỉnh kim của ampe kế về mức số 0
- Bước 3: Vẽ sơ đồ mạch điện trên giấy và tiến hành mắc ampe kế với vật dẫn. Ở bước này, cần lưu ý mắc cẩn thận, chính xác sao cho dòng điện đi vào ở chốt dương và đi ra ở chốt âm của ampe kế. Không được mắc trực tiếp các chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện vì có thể gây hỏng ampe kế.
- Bước 4: Quan sát vạch kim của ampe kế, kim chỉ vào số nào trên màn hình thì đó là cường độ dòng điện cần đo
Để đo cường độ dòng điện xoay chiều bằng ampe kế, cần thực hiện như sau:
- Bước 1: Lựa chọn ampe kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp.
- Bước 2: Cắm que đo màu đen vào đầu COM (-), que đỏ vào lỗ (A) nếu đo dòng lớn, lỗ (mA) nếu đo dòng nhỏ
- Bước 3: Điều chỉnh thang đo và dòng diện thành Ac
- Bước 4: Nối que đo màu đỏ về phía cực dương, que đen về phía cực ấm theo chiều của dòng điện trong mạch
- Bước 5: Quan sát và đọc kết quả trên màn hình
Đo cường độ dòng điện bằng Đồng hồ vạn năng
- Bước 1:Tiến hành kiểm tra đồng hồ vạn năng
- Bước 2: Xác định tiêu chuẩn cường độ dòng điện trên đồng hồ vạn năng
- Bước 3: Chọn chức năng đo thích hợp
- Bước 4 Chọn phạm vi đo
- Bước 5 Cắm dây đo đúng vị trí
- Bước 6 Chọn dòng điện AC hoặc DC
- Bước 7: Đọc kết quả đo hiển thị trên thiết bị
ỨNG DỤNG CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
Ứng dụng cường độ dòng điện
- Cường độ dòng điện được ứng dụng vào một số lĩnh vực như sau:
- Cung cấp thông tin về độ mạnh, yếu của dòng điện thông qua thiết bị đo
- Tạo sự ổn định cho các thiết bị giúp chúng có độ bên cao khi được điều chỉnh ở mức độ phù hợp
- Những dòng điện có cường độ thấp sẽ được dùng vào y học để chữa bệnh
Tuy nhiên, với những dòng điện có cường độ lớn thì có thể gây nguy hiểm cho con người thậm chí là gây tử vong
QUAN HỆ GIỮA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ
- Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn và hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn có quan hệ tỉ lệ thuận với nhau.
- Hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn tăng hoặc giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng hoặc giảm bấy nhiêu lần
NƠI MUA NHỮNG THIẾT BỊ ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều địa chỉ cung cấp các thiết bị đo cường độ dòng điện với đầy đủ các loại và giá thành cũng có sự chênh lệch khá nhiều. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng của sản phẩm lại đang là vấn đề làm khá nhiều người tiêu dùng lo ngại vì lượng hàng giả, hàng nhái ngày càng nhiều trên thị trường.
Hiểu được những lo lắng, băn khoăn này, từ khi ra đời Cholab luôn đặt mục tiêu xây dựng mình thành địa chỉ cung cấp những sản phẩm chất lượng nhất, rõ ràng về xuất xứ và giá cả hợp lí để người tiêu dùng có thể yên tâm lựa chọn sử dụng.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua những sản phẩm này thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được cung cấp sản phẩm tốt nhất nhé.
Qua bài viết này, Cholab đã thông tin đến bạn về cường độ dòng điện và những vấn đề cơ bản xoay quanh nó. Hy vọng với những thông tin sẽ giúp bạn cũng cố phần nào kiến thức và có thêm các thông tin cần thiết để vận dụng tốt vào công việc cũng như học tập. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề này thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi, đội ngũ nhân viên Cholab sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé.
Bài viết liên quan
Độ cứng là gì? Tìm hiểu về độ cứng HRC và những điều thú vị xung quanh nó - Chợ Lab
Thuốc thử là gì? Tìm hiểu một số loại thuốc thử hoá học thông dụng
Áp suất thẩm thấu và những vấn đề cơ bản liên quan
Từ khóa » Dụng Cụ đo Dòng điện Không đổi
-
Cường độ Dòng điện Là Gì : Dụng Cụ Và Cách đo Dòng điện
-
Dụng Cụ đo Công Của Dòng điện Là Gì? - TopLoigiai
-
Cường độ Dòng điện Là Gì? Dụng Cụ đo Dòng điện Và ứng Dụng Của ...
-
Lý Thuyết. Dòng điện Không đổi. Nguồn điện | SGK Vật Lí Lớp 11
-
Tổng Hợp Thiết Bị đo điện, động Cơ, đồng Hồ Kiểm Tra điện - TKTech
-
Dòng điện Không đổi Là Gì? Nguồn điện Là Gì? Công Thức Tính Dòng ...
-
Cường độ Dòng điện Là Gì? Đơn Vị, Ký Hiệu, Dụng Cụ Và Công Thức Tính
-
Dòng Diện Không đổi Là Gì?
-
Dụng Cụ đo điện, Những Lưu ý Và Công Dụng Trong Thực Tiễn
-
Cường độ Dòng điện được đo Bằng Dụng Cụ Nào Sau đây? | Tech12h
-
Giải Bài Tập Vật Lí 11 - Bài 7: Dòng điện Không đổi. Nguồn điện
-
Dụng Cụ đo Cường độ Dòng điện Là Gì
-
Cường độ Dòng điện được đo Bằng Dụng Cụ Nào Sau đây?
-
Tổng Hợp Kiến Thức Liên Quan đến Cường độ Dòng điện Dễ Hiểu