“Cưỡng ép Kết Hôn, Ly Hôn Là Việc đe Dọa, Uy Hiếp Tinh Thần, Hành Hạ ...

Giới thiệu | Liên hệ Trang chủ > Tình huống pháp luật “Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ”. 22/12/2020 Đăng lên Facebook Đăng lên Twitter Qua giới thiệu, bố chị G được biết gia đình anh P rất giàu có, anh P lại có cảm tình với chị G là con gái ông nên ý định của ông là nếu chị G kết hôn với anh P sẽ có cuộc sống sung túc. Vì vậy, sau vài lần anh P sang nhà chị G chơi và trình bày ý định muốn kết hôn với chị G, bố chị G yêu cầu chị phải lấy anh P mặc dù chị G không đồng ý. Bố chị G nổi giận và nói sẽ “từ” con. Không khí gia đình nặng nề, căng thẳng, chị G sợ mang tiếng là bất hiếu nên cuối cùng đồng ý lấy P làm chồng. Hỏi: Việc làm của bố chị G có vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình không? Nếu có thì hành vi này bị xử lý như thế nào? Giải quyết tình huống: Cơ sở pháp lý: - Khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ”. - Điểm b Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cưỡng ép kết hôn là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. - Điểm c Khoản 2 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định: “ 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: … c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;” Trong tình huống này, việc bố chị G ép chị G phải lấy anh P, nếu không thì sẽ “từ” con, là hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ, tức là hành vi cưỡng ép kết hôn là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện thì người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng các thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm. Như vậy, nếu hành vi của bố chị G rơi vào trường hợp này thì còn có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm. - Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai - Số lượt xem: 279

Các tin khác

  • Pháp luật quy định như thế nào về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa? - (30/12/2021)
  • Biên phòng; nhiệm vụ biên phòng; trách nhiệm và chế độ, chính sách của cơ quan, tổ chức... - (29/12/2021)
  • Đơn thuốc điện tử phải đảm bảo nội dung, hình thức, giá trị pháp lý và lộ trình áp dụng... - (29/12/2021)
  • Quy định đấu nối vào quốc lộ - (29/12/2021)
  • Quy định mới về chuyển từ biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn sang áp dụng biện... - (29/12/2021)
  • Trường hợp nào phải điều chỉnh thông tin về cư trú, ông có thuộc trường hợp phải điều... - (28/12/2021)
  • |< < 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 > >|
Menu Chuyên mục

TIN TỨC - SỰ KIỆN

CHUYÊN TRANG

Từ khóa » Cưỡng ép Kết Hôn