CƯƠNG MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ( đã Chỉnh Sửa)

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về CƯƠNG MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ( đã chỉnh sửa)
  • docx
  • 36 trang
ĐỀ CƯƠNG MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Đề 1: Câu 1:Nêu định nghĩa văn hóa của UNESCO. Bằng những kiến thức về đại cương văn hóa, Phân tích và chứng minh nhận định trên. *Định nghĩa VH của UNESCO: - Văn hóa là một thuật ngữ: +Phương tây “cultur” (trồng trọt) ở ngoài đồng hoặc trong tâm hồn. +Phương Đông: văn( văn trị là giá trị), hóa( giáo hóa là dùng văn giáo dục con người), tức là làm cho mọi thứ trở thành có giá trị, tốt đẹp hơn. - VH là tổng thể nói chung các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển. *Phân tích và chứng minh: - Văn hóa là sự tương đồng của một nhóm người, một quốc gia về trang phục, truyền thống, đạo đức. - Văn hóa tinh thần là những hệ tư tưởng, học thuyết tâm linh… - Văn hóa là sự phát triển, sự đồng bộ giữa vật chất và tinh thần. - Văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. - Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới mẻ, những công trình vượt trội bản thân. -Cấu trúc của VH : + Gồm 3 yếu tố : . VH vật chất . VH tinh thần . VH nghệ thuật – tư tưởng +Gồm 4 thành tố cấu thành: . VH nhận thức .VH tổ chức cộng đồng .VH ứng xử vs MT tự nhiên .VH ứng xử vs MT xã hội. => VH đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân,nhờ VH mà con người tự thể hiện,tự ý thức được bản thân,tự tìm tòi ko biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bảng thân. Câu 2: Bằng ví dụ cụ thể, Phân tích những đặc trưng nổi bật trong văn hóa ẩm thực của người việt. *Ẩm thực Việt Nam: là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam *Đặc trưng: -Tính hòa đồng hay đa dạng VD: +MB: Đặc trưng với khẩu vị mặn mà, đậm đà, thường không đậm các vị cay béo, ngọt bằng các vùng khác. Không thiên về đồ ăn hải sản mà thiên về thủy sản. +MT: Ăn cay và nóng +MN: Có thiên hướng hảo vị chua ngọt, đây là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan -Tính ít mỡ -Tính đậm đà hương vị -Tính tổng hào nhiều chất, nhiều vị -Tính ngon và lành -Tính dùng đũa -Tính cộng đồng hay tính tập thể -Tính hiếu khách -Tính dọn thành mâm (Theo tiến sĩ sử học Nguyễn Văn Nguyễn Nhã) - Đặc điểm dùng cơm, thành phần chính của bữa ăn là cơm-rau-cá- thịt + Cơm được làm từ gạo, gạo có vị trí đầu tiên trong cơ cấu bữa ăn chính vì vạy mới có câu “ Người sống về gạo cá bạo về nước.” bữa ăn của người Việt thường được gọi là bữa cơm. Ngoài ra người Việt còn sử dụng gạo để làm bún, bánh, xôi, bánh ngọt,… + Rau:Là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với nền kinh tế nông nghiệp nên rau quả vô cùng phong phú, việc sử dụng rau trong bữa ăn thể hiện khả năng tận dụng môi trường tự nhiên của người Việt. +Cá: Việt Nam giáp biển nhiều, lại có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt nên sử dụng cá vào bữa ăn cũng thể hiện khả năng tận dụng môi trường tự nhiên của người Việt, cá đứng đầu trong loại thức ăn thuỷ sản, ngoài ra người Việt còn sử dụng cá và chế biến thành mắm, ướp khô,… + Thịt thì người Việt ăn rất ít Đề 2: Câu 1: Thời Lý-Trần đã để lại một mốc son rực rỡ trong lịch sử văn hóa việt nam. Bằng ví dụ cụ thể, Phân tích những đặc điểm nổi bật của văn hóa việt nam thời Lý-Trần. *Đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam thời Lý-Trần: -Tính dân tộc sâu sắc: Văn hóa Lý – Trần là giai đoạn phát triển thịnh đạt của văn hóa Đại Việt. Văn hóa Lý – Trần đã chủ động khôi phục lại những yếu tố văn hóa Việt cổ đồng thời cải biến tích hợp những yếu tố văn hóa ngoại sinh, tạo nên một phong cách riêng cho mình. -Mang đậm tính dân gian: Cũng dựa trên sự cân bằng văn hoá, văn hóa Lý – Trần là sự hỗn dung của dòng văn hóa dân gian với dòng văn hóa cung đình, giữa những yếu tố bình dân với những yếu tố bác học, giữa Phật – Đạo và Nho (Tam giáo đồng nguyên). Gam màu nổi bật của văn hóa thời kỳ này là sự ưu trội của dòng văn hóa dân gian, đan xen vào sinh hoạt văn hóa cung đình, tuy xu thế phát triển của nó là ngả dần sang văn hóa Đông Á Nho giáo. -Chứa nhiều tinh thần khai phóng: Đậm đà màu sắc Phật – Đạo và dân gian, ảnh hưởng của Nho giáo còn ở mức khiêm tốn, văn hóa Lý- Trần không bị ràng buộc nhiều bởi những giáo điều, tín điều. Khái niệm “lễ” trong giáo ở thời Lý- Trần còn rất nhạt, thay vào đấy là tính cởi mở, nhân bản, gần gũi con người với một “mép lề phóng khoáng”. => Văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần chính là một sức mạnh tinh thần, vừa là một xung lực vừa là một kháng thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời nó cũng là một tố chất cố kết cộng đồng người Việt, trên cơ sở tìm về một cội nguồn lịch sử và văn hóa chung, làm chín muồi ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc Việt Câu 2: Vì sao nói chức năng bao hàm nhất của văn hóa là chức năng giáo dục? Hãy giải thích và lấy ví dụ minh họa. *Giải thích và lấy VD: -Giải thích: + Nó bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, loại bỏ những sai lầm và thấp hèn tồn tại trong tư tưởng, tình cảm mỗi người. +Nâng cao dân trí. Đó là nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ kiến thức nhân dân, bao gồm nhiều lĩnh vực: chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật, … + Bồi dưỡng những phẩm chất lành mạnh, luôn luôn hướng con người tới chân thiện mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Văn hóa giúp con người biết được tốt xấu, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. =>>Nhờ chức năng giáo dục mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong viê ̣c hình thành nhân cách ở con người, trồng người (dưỡng dục nhân cách). -Ví dụ: Mô ̣t đứa trẻ sau khi ra đời nếu được sống với cha mẹ, nó se được giáo dục theo truyền thống văn hóa nơi nó sinh ra, còn nếu bị rơi vào rừng, nó se mang tính cách của loài thú. Đề 3: Câu 1: Phân tích và chứng minh các đặc trưng và chức năng cơ bản của văn hóa. Liên hệ với những đặc trưng và chức năng cơ bản của văn hóa việt nam. *Phân tích và chứng minh các đặc trưng và chức năng của văn hóa: -Tính hệ thống và chức năng tổ chức XH: Giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa và các đặc trưng,những quy luật hình thành và phát triển của nó. -Tính giá trị và chức năng điều chỉnh XH +VH là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. +Phân loại các giá trị văn hóa:  Theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần .  Theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ.  Theo thời gian có thể phân biệtcác giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. -Tính nhân sinh với chức năng giao tiếp: +Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hoá như một hiện tượng xã hội (do con ngườisáng tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo ). +Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nóthực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau. Nếu ngôn ngữ làhình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó. -Tính lịch sử và chức năng giáo dục +Nó cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trình và được tích luỹ quanhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từnggiai đoạn. +Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu; nó buộc văn hóathường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. +Tính lịch sửđược duy trì bằng truyền thống văn hóa. (Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán. nghi lễ, luật pháp, dư luận...). +Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục Câu 2: Văn hóa thế giới có mấy loại hình cơ bản? So sánh sự khác biệt giữa các loại hình văn hóa qua một số đặc trưng văn hóa. *Loại hình văn hóa: có 2 loại Tiêu chí Loại hình VH gốc du mục ( phương Tây) 1.ĐK địa lý -Khí hậu: khô, lạnh -Địa hình : đồi núi,cao nguyên,sơn nguyên -Chăn nuôi các gia súc lớn 2.Ứng xử Lốối sốống du mục,nay đây mai với MT tự đó  trọng động nhiên 3.Ứng xử vs Tính gắốn kêốt cộng đốồng ko MT xã hội cao,yêốu tốố cá nhân được coi trọng thích cạnh tranh,hiêốu thắống,độc đoán theo ng.tắốc -->Tư duy khách quan,lý tnh 4.Tổ chức Trọng nam,trọng tài cộng đồng Loại hình VH gốc nông nghiệp (phương Đông) -Khí hậu:nóng ẩm mưa nhiều -Địa hình:sông ngòi chằng chịt,đồng bằng phì nhiêu,màu mỡ Sốống định canh,định cư,mong muốốn hòa hợp với thiên nhiên  trọng tnh -Rất hài hòa và tôn trọng tự nhiên. -Tư duy tổng hợp biện chứng -Tiếp nhận, hòa hiếu và mềm dẻo. Cuộc sống nông nghiệp,đặc biệt là thủy lợi cho nên người dân có quan hệ gắn bó với nhau,sống với nhau trong mối quan hệ cố định,lâu dài. -Lấy cơ sở tình nghĩa làm đầu. -Trọng tình- trọng đức-trọng văn-trọng phụ nữ trong gia đình ( người phụ nữ cầm tài chính trong gia đình). -Nguyên tắc sống linh hoạt và biến táo cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Đề 4: Câu 1: Văn hóa thế giới có mấy loại hình cơ bản? So sánh sự khác biệt giữa các loại hình văn hóa qua một số đặc trưng văn hóa.( câu 2- đề 3) Câu 2: Bằng ví dụ cụ thể, Phân tích những đặc trưng nổi bật trong văn hóa ẩm thực của người Việt.(câu 2- đề 1) Đề 5: Câu 1: Phân tích những đặc điểm cơ bản của loại hình văn hóa nông nghiệp qua các đặc điểm văn hóa việt nam *Phân tích đặc điểm cơ bản của loại hình văn hóa nông nghiệp: -Người Việt thích cuộc sống định cư ổn định,không thích sự di chuyển,đổi thay,gắn bó vs quê hương,xứ sở ( an cư lạc nghiệp) => bảo thủ,tự trị,hướng nội. -Cư dân nông nghiệp Việt Nam rất sùng bái tự nhiên: cầu mong mưa thuận gió hòa để có c/s no đủ,có nhiều tín ngưỡng,lễ hội sùng bái tự nhiên. - Cuộc sống định cư tạo cho người Việt tính gắn kết cộng đồng cao,xem nhẹ vai trò cá nhân : “ xấu đều hơn tốt lỏi,một cây làm chẳng nên non... ” -Lối sống trọng tình nghĩa ,ứng xử điều hòa ,nhân ái,không thích dùng sức mạnh,bạo lực. “ một trăm cái lý không bằng một tý cái tình,dĩ hòa vi quý,một sự nhịn chín sự lành... ” -Tư duy tổng hợp biện chứng : ứng xử mềm dẻo,linh hoạt “ tùy cơ ứng biến,liệu cơm gắp mắm,nhập gia tùy tục,đi vs bụt mặc áo cà sa đi vs ma mặc áo giấy.. ” Tư duy nông nghiệp nặng về kinh nghiệm,cảm tính “Sống lâu nên lão làng.. ” . Vì vậy, ứng xử tùy tiện,chủ quan : “ trông mặt mà bắt hình dong, yêu nhau cau 6 bổ 3,ghét nhau cau 6 bổ ra làm 10 ”. Câu 2:Bằng ví dụ cụ thể, Phân tích những đặc điểm nổi bật của vùng văn hóa Tây Nguyên. *Đặc điểm nổi bật của vùng văn hóa Tây Nguyên: -ĐK tự nhiên : + Địa hình : chủ yếu là núi và cao nguyên bạt ngàn,đất đai khô cằn (đất đỏ badan),sông nước chảy xiết,de bão lũ...  không thuận lợi trồng lúa,thích hợp trồng những câu lưu niên.. + Khí hậu : Tương đối khắc nghiệt,chịu ả/h của gió phơn Tây Nam,có mùa mưa lệch so với 2 đầu Nam-Bắc -ĐK Xã hội : + Chịu ảnh hưởng của VH Ấn Độ + Đặc trưng tính cách : Cần cù,chịu thương chịu khó,hiếu học,tiết kiệm + Các tộc người chủ yếu: Bana,Êđê thuộc chủng Mã Lai đa đảo. + Đặc trưng VH ẩm thực : hải sản khô,mặn,cay,ăn dè hà tiện... + Kiến trúc Huế : đền đài,cung điện,lăng tẩm... + Có nhiều lễ hội : đâm trâu,cồng chiêng,hội bỏ ma. + Cồng chiêng và rượu là 2 thứ ko thể thiếu đối với người Tây Nguyên +Trang phục: Đó là các loại khố, váy mảnh (váy không khâu thành ống), tấm choàng, các loại áo chui đầu… + Nét đặc sắc: Cách thức mai táng người chết , đó là tượng gỗ nhà mồ. - Đặc điểm kinh tế nổi bật: + Sản xuất chính của đồng bào là làm nương rẫy, sản xuất thô sơ, chủ yếu dựa vào thiên nhiên +Ngoài ra cũng có các nghề thủ công như dệt vải, rèn, mộc,… Đề 6: Câu 1: Văn hóa ẩm thực của người việt là tận dụng môi trường tự nhiên và ứng phó với môi trường tự nhiên. Bằng ví dụ cụ thể, Phân tích và chứng minh nhận định trên. * Tận dụng môi trường tự nhiên : -Thức ăn, thức uống đều được chế biến từ những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên. -Trong cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt, có 3 thành phần chính là cơm rau – cá. 1.Cơm: + Được làm từ gạo, gạo đứng vị trí đầu tiên trong cơ cấu bữa ăn: “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, bữa ăn của người Việt gọi là bữa cơm. Người Việt trồng cả hai loại lúa: nếp và tẻ. Cây lúa tẻ là loại cây trồng chính nên gạo tẻ được dùng trong bữa ăn hàng ngày: “Cơm tẻ là mẹ ruột”, “Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường”. Người Việt còn coi cây lúa là tiêu chuẩn của cái đẹp: “Em xinh là xinh như cây lúa” + Người Việt không chỉ tận dụng cây lúa thành gạo để nấu cơm mà còn biết tận dụng từ gạo để làm bún và làm bánh: bánh lá, bánh đúc, bánh tráng... Gạo nếp được dùng làm xôi, làm bánh mặn, bánh ngọt... 2.Rau quả: + Là nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nông nghiệp lại là ngành kinh tế chủ yếu nên rau quả vô cùng phong phú. + Người Việt thường hay nói: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”, “Ăn cơm không rau như đánh nhau không có người gỡ”, “Ăn cơm không rau như người giàu chết không kèn trống” + Rau quả trong cơ cấu bữa ăn đặc thù là rau muống và dưa cà: “Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”; cà và dưa cà, dưa cải là những món ăn hợp thời tiết, được người Việt ưa thích và thường được dự trữ để ăn thường xuyên: “có dưa chừa rau”, “có cà thì tha gắp mắm”, “thịt cá là hoa, tương cà là gia bản”. + Bên cạnh các loại rau quả là thành phần chính trong cơ cấu bữa ăn còn có những loại rau quả dùng làm gia vị như: hành, gừng, ớt, tỏi, rau răm, rau diếp cá...Gia vị cũng là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. 3.Cá: + Việt Nam có phía Đông giáp với biển Đông lại có hệ thống sông ngòi, ao hồ chằng chịt nên dùng cá trong cơ cấu bữa ăn cũng là khả năng tận dụng môi trường tự nhiên của người Việt. + Cá đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn và đứng đầu trong bảng các loại thức ăn thủy sản (so với tôm, cua,mực...). Người Việt thường nói: “Cơm với cá như má với con”, “Có cá đổ vạ cho cơm”, “con cá đánh ngã bát cơm”. +Người Việt còn tận dụng các loài thủy sản để chế biến ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm và mắm các loại: nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm sét, các loại nước mắm nổi tiếng: Nghệ An, Phan Thiết, Phú quốc. + Thực phẩm được chế biến từ thủy sản cũng rất đa dạng: nấu chín, ướp mắm, phơi khô. Chế biến cũng có nhiều cách: chiên, xào, kho, luộc, nướng, gỏi... 4.Thịt: + Có thể thay thế cho cá trong các bữa cơm của người Việt. + Người Việt thường ăn các loại thịt như: thịt lợn, thịt vịt, thịt gà, thịt bò, thịt trâu, thịt cầy...”Sống được miếng dồi chó, chết được bó vàng tâm”, “Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có hay không?”. -Đồ uống : +Người Việt uống nước mát từ nước mưa (nước mưa chum để lâu có thể dùng để chữa bệnh), nước dừa... +Người Việt uống chè (trà): chè ướp, chè hoa sen, hoa nhài, hoa cúc... Thường thì người miền Bắc có nghệ thuật pha chè và uống chè rất độc đáo Người miền Nam uống chè để giải khát. +Rượu cũng là một thức uống không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Rượu được làm từ gạo nếp, có nhiều loại rượu: rượu đế, rượu mùi, rượu thuốc... Uống rượu là một nét văn hóa. - Người Việt còn ăn theo mùa để tận dụng tối đa môi trường tự nhiên: “mùa nào thức nấy”, “Mùa hè cá sông, mùa đông cá biển”, “chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè. *Ứng phó với môi trường tự nhiên: -Mùa lạnh: Ăn ớt, đồ nóng. -Mùa hè: Ăn rau xanh ,uống nước mát. - Tục ăn trầu: + “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Trầu cau là tính hiệu của tình yêu, là biểu tượng của nghi lễ: hỏi, cưới, đám tang, cúng, giỗ... +Ăn trầu để trừ “lam sơn, chướng khí”, chống hôi miệng, sau răng, làm nóng người (chống lạnh)... (Nam nữa đều ăn nhưng nữ thường ăn hơn, ngày nay chỉ thấy nữ ăn. Câu 2: Bằng ví dụ cụ thể, Phân tích những đặc điểm nổi bật của vùng văn hóa Tây nguyên.( câu 2- đề 5) Đề 7: Câu 1: Trình bày các thành tố cơ bản của văn hóa việt nam. Phân tích một thành tố cơ bản của văn hóa việt nam. *VH Việt Nam bao gồm 4 thành tố cơ bản đó là: -VH nhận thức -VH tổ chức cộng đồng -VH ứng xử với MT tự nhiên -VH ứng xử với MT xã hội. *Phân tích thành tố thứ nhất : VH nhận thức. VH nhận thức bao gồm các yếu tố : Tri thức – Hệ tư tưởng – Tín ngưỡng – Đạo đức và PL. Trong đó : +Hệ tư tưởng là những suy nghĩ,hành động,quyết định bao trùm lên nhiều yếu tố khác. + Tri thức là những hiểu biết về đối tượng,bao gồm những dữ kiện,thông tin,kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục. + Tín ngưỡng : là một vấn đề rất phức tạp,trong lịch sử có rất nhiều loại tín ngưỡng khác nhau,có một sức sống lâu dài và dai dẳng mà khó có một hệ tư tưởng nào sánh được. Ngày nay khi khoa học phát triển mà tín ngưỡng vẫn không bi mất đi bời : . Nó tạo cho sự cân bằng trong tâm lý con người . Nếu tư tưởng và tri thức được nhận thức bằng những biện pháp duy lý thì tín ngưỡng được nhận thức bằng bản năng và sự ngờ vực . Nếu tư tưởng làm cho ngta mệt mỏi thì tín ngưỡng làm cho ngta giải trí . Nếu tư tưởng làm công cụ kiếm sống thì tín ngưỡng là công cụ cho ngta nghỉ ngơi. + Giá trị đọa đức và PL : 1.Giá trị đạo đức: . Gốc của đạo đức là cái thiện.Một trong 3 giá trị phổ quát nhất của đời sống tinh thần nhân loại là: chân – thiện – mỹ. . Bao gồm: $ Hành vi đạo đức: là một hành động tự giác, được thúc đẩy bởi một hành động có ý nghĩa về mặt đạo đức, hành vi đạo đức được biểu hiện trong cách ứng xử, trong lối sống, trong giao tiếp, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tiêu chuẩn đánh giá hành vi đạo đức: Tính tự giác của hành vi Tính có ích của hành vi. Tính không vụ lợi của hành vi. $ Ý thức đạo đức: là toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng thái cảm xúc tâm lý chung của các cộng đồng người về giá trị thiện ác, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng… và những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội. Hình thái ý thức đạo đức là một trong những hình thái ý thức ra đời từ rất sớm trong lichk sử ngay từ xã hội nguyên thủy; sự phát triển ý thức đạo đức là nhân tố biểu hiện tiến độ xã hội. Trong ý thức đạo đức yếu tố tình cảm là yếu tố quan trọng. $ Quan hệ đạo đức: là những quan hệ đã được ý thức đạo đức điều chỉnh giữa các cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể xã hội. Những quan hệ này thường được hình thức hóa bằng những nghi thức xã hội, những phong tục tập quán vì thế một mặt nó thể hiện ý thức đạo đức, mặt khác đóng vai trò hình thành và củng cố ý thức đạo đức. 2.Pháp luật: . PL thể chế hóa đường lối,chủ trương của Đảng trong gìn giữ,phát huy bản sắc văn hóa truyền thống . PL tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức,cá nhân,Nn gìn giữ và phát huy bản sắc VH. . PL là công cụ hữu hiệu gìn giữ và phát huy bản sắc VH truyền thống. . PL có vai trò,giáo dục ý thức con người trong việc gìn giữ,phát huy bản sắc VH truyền thống. Câu 2: Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của các cộng đồng người việt. Qua một vài lễ hội cụ thể, Phân tích những đặc trưng của lễ hội trong văn hóa người việt. Lễ hội là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa, là một hình thức sinh hoạt VH truyền thống của các cộng đồng người Việt từ lâu đời và có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội. VD lễ hội chùa Hương,lễ hội trọi trâu Đồ Sơn... *Lễ hội có những đặc trưng cơ bản sau : - Môi trường của lễ hội truyền thống: Nông thôn,làng xã Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam- là môi trường thuận lợi mà ở đó các yếu tố văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát triển. - Thời gian : các mùa trong năm,chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu ( xuân thu nhị kỳ ) - Phạm vi lễ hội :Rộng ( cả nông thôn,đô thị,vùng núi các d.tộc ) - Số lượng lễ hội : khoảng gần 9000 lễ hội,trong đó hơn 7000 lễ hội truyền thống. - Phân loại lễ hội : + Theo phạm vi : làng xã,thộn – huyện – tỉnh... + Theo tính chất : lễ hội nghề nghiệp ( nông – ngư – nghề buôn..) ; lễ hội tôn vinh các anh hùng d.tộc,ng có công vs đất nước... - Chủ thế của lễ hội là : cộng đồng. So với các loại lễ hội khác, lễ hội cổ truyền mang 3 đặc trưng cơ bản sau: -Lễ hội cổ truyền gắn với đời sống tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng, nó mang tính thiêng liêng. - Lễ hội cổ truyền là một sinh hoạt văn hóa mang tính hệ thống tính phức hợp, một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, bao gồm gần như tất cả các phương diện khác nhau của đời sống xã hội của con người: sinh hoạt tín ngưỡng, nghi lễ, phong tục, giao tiếp và gắn kết xã hội, các sinh hoạt diễn xướng dân gian (hát, múa, trò chơi, sân khấu…), các cuộc thi tài, vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua bán… - Chủ thể của lễ hội cổ truyền là cộng đồng, đó là cộng đồng làng, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng, cộng đồng thị dân và lớn hơn cả là cộng đồng quốc gia dân tộc. => Ba đặc trưng trên nó quy định tính chất, sắc thái văn hóa, cách thức tổ chức, thái độ và hành vi, tình cảm của những người tham gia lễ hội, phân biệt với các loại hình lễ hội khác như lễ hội sự kiện, các loại Festival... Đề 8: Câu 1:Văn hóa là một thiên nhiên thứ hai, một môi trường thứ hai nuôi dưỡng con người. Phân tích và chứng minh nhận định trên. *Phân tích và chứng minh: - Con người là chủ thể và là khách thể của văn hóa: + Con người với tư cách là chủ thể văn hóa: . Con người sáng tạo ra văn hóa . Nghiên cứu, nhìn nhận con người trên 3 vấn đề: $ Thân thể: là phần có thể nhìn thấy và bị biến đổi theo thời gian. $ Tâm hồn: chỉ lý trí và khả năng suy nghĩ $ Tâm linh: Linh hồn của con người  Theo quan niệm của các tôn giáo đây là phần bất diệt của mỗi con người. + Con người với tư cách là khách thể của văn hóa: con người bị nền văn hóa tác động lại.( dựa vào các chức năng của văn hóa đặc biệt là chức năng giáo dục ). =>> Vai trò của con người đối với văn hóa: Con người thúc đẩy và tiêu diệt nền văn hóa Con người giữ gìn và phát triển văn hóa - Quan hệ văn hoá với con người và xã hội là một phần của quan hệ bộ ba “con người - văn hoá - tự nhiên”. Trong quan hệ giữa văn hoá và tự nhiên, tự nhiên là cái có trước, tự nhiên qui định văn hoá. Văn hoá thường được định nghĩa như một “tự nhiên thứ hai”. - Không có tự nhiên se chẳng có văn hoá. Điều này đúng vì hai le: +Tự nhiên tạo nên con người; con người, đến lượt mình, lao động không ngừng để tạo nên văn hoá; như vậy, văn hoá là sản phẩm trực tiếp của con người và sản phẩm gián tiếp của tự nhiên. Văn hoá là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người. +Trong quá trình sáng tạo văn hoá, con người vẫn phải sử dụng các tài nguyên phong phú của tự nhiên và năng lực tự nhiên tiềm tàng của chính mình. Các giá trị văn hoá không thể tồn tại được nếu không có tự nhiên làm môi trường và chất liệu cho nó: mọi sản phẩm vật chất đều chế tạo từ các vật liệu tự nhiên hoặc có nguồn gốc từ tự nhiên, và mọi sản phẩm tinh thần đều không thể tồn tại ngoài bộ não là cái vật chất tự nhiên sinh ra chúng. =>Văn hoá và tự nhiên khác nhau nhưng chúng không đối lập với nhau mà tồn tại trong mối liên hệ mật thiết với nhau thông qua con người và hoạt động của con người. Không có tự nhiên se chẳng có văn hoá, nhưng mặt khác, nếu thiếu văn hoá thì ta không thể có được những hình ảnh của tự nhiên đa dạng và phong phú như ta vẫn có. Câu 2: Bằng ví dụ cụ thể,Phân tích những đặc trưng văn hóa nổi bật trong kiến trúc và nhà ở của người việt. *Đối với kiến trúc,nhà ở của người Việt thường có các đặc điểm sau: -Do khu vực cư trú nên ngôi nhà của người Việt thường gắn liền với MT sông nước. Những người sống bằng nghề sông nước thường lấy thuyền,bè làm nhà thuyền,nhà bè...nhưng vẫn có nhà sàn trên mặt nước để ứng phó với ngập lụt,kiến trúc hình mái cong tạo dáng vẻ thanh thoát,cảm giác bay bổng cho ngôi nhà được trải rộng trên mặt bằng để hóa mình với thiên nhiên. - Miền núi : nhà sàn (người Thái) để tránh thú dữ. -Để ứng phó với MT tự nhiên : cấu trúc các ngôi nhà VN là: nhà cao cửa rộng. - Kiến trúc mở tạo ko gian thoáng mát,giao hòa với tự nhiên, cao của ngôi nhà là : +Sàn và nền cao so với mặt đất +Mái cao so với sàn/nền. + Cửa rộng đề tránh ánh nắng chiếu xiên vào ,để đón gió và tránh nóng. -Hướng nhà : hướng Nam,phụ thuộc phong thủy. -Kiến trúc : + Cách thức : Rất động và linh hoạt,kết cấu khung chịu lực tạo sự LK trong không gian 3 chiều. + Hình thức : MT sông nước là : nhà mái cong hình thuyền . Số gian nhà : bao giờ cũng là số lẻ của truyền thống VH nông nghiệp : ngọ môn 5 cửa 9 lầu,cột cờ 3 cấp. Đề 9: Câu 1:Qua các ví dụ cụ thể ,Trình bày tính thích ứng của con người Việt nam với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. *Tính thích ứng của con người Việt Nam: -Được thể hiện thông qua cách ăn mặc của người Việt: +Nhân dân ta nói một cách đơn giản: “ Được bụng no, còn lo ấm cật ” +Nhưng mặc không chỉ để ứng phó với môi trường mà còn có ý nghĩa xã hội rất quan trọng: “quen sợ dạ, lạ sợ áo”. Mặc trở thành cái không thể thiếu được trong mục đích trang điểm, làm đẹp con người: Người đẹp về lụa, lúa tốt về phân, chân tốt về hài, tai tốt về hoa. Ăn mặc giúp con người khắc phục những nhược điểm về cơ thể, về tuổi tác: Cau già khéo bổ thì non, Nạ dòng trang điểm lại giòn hơn xưa. +Mỗi dân tộc có cách ăn mặc và trang sức riêng, vì vậy, cái mặc trở thành biểu tượng của văn hóa dân tộc. -Về chất liệu may mặc :để ứng phó hữu hiệu với môi trường tự nhiên, người phương Nam sở trường ở việc tận dụng các chất liệu có nguồn gốc thực vật là sản phẩm của nghề trồng trọt, cũng là những chất liệu may mặc mỏng, nhẹ, thoáng, rất phù hợp với xứ nóng : tơ tằm,tơ chuối,gai,đay,sợi,bông... -Trang Phục qua các thời đại và tính linh hoạt trong cách mặc : +Đồ mặc phía dưới tiêu biểu và ổn định hơn cả của phụ nữ qua các thời đại là cái váy. + Đối với nam giới, đồ mặc phía dưới ban đầu là chiếc khố: Khố mặc mát, phù hợp với khí hậu nóng bức, và dễ thao tác trong lao động. Ngày nay do sự chi phối của khí hậu là lối cởi trần mặc độc một chiếc quần đùi. + Đồ mặc phía trên của phụ nữ ổn định nhất qua các thời đại là cái yếm. Yếm trắng mà vã nước hồ, Vã đi vã lại anh đồ yêu thương; Trầu em têm tối hôm qua, Cất trong dải yếm mở ra mời chàng; Ước gì sông rộng một gang, Bắc cầu dải yểm cho chàng sang chơi. + Đàn ông khi lao động thì thường cởi trần. Khi lao động và trong những hoạt động bình thường, nam nữ cùng thường mặc áo ngắn có hai túi phía dưới, có thể xẻ tà hai bên hông hoặc bít tà; ngoài Bắc gọi là áo cánh, trong Nam gọi là áo bà ba. Dịp lễ hội, phụ nữ Việt thường mặc áo dài. Dịp hội hè, phụ nữ xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Ở Nam Bộ, nơi khí hậu nóng quanh năm, "áo mớ" được thay bằng áo cặp. Về màu sắc, màu ưa thích là các màu âm tính phù hợp với phong cách truyền thống ưa tế nhị, kín đáo: ở miền Bắc là màu nâu, gụ - màu của đất; Nam Bộ là màu đen, màu của bùn; người xứ Huế thì ưa màu tím trang nhã phù hợp với phong cách đế đô. -Về đồ trang sức thì từ thời Hùng Vương, người Việt đã rất thích đeo vòng các loại - vòng tai. vòng cổ, vòng tay, vòng chân (vòng tai có thể nặng làm trễ dái tai xuống, dẫn đến tục căng tai ở một số dân tộc miền núi). - Tục nhuộm răng đen vừa có tác dụng bảo vệ răng, vừa để trang điểm. Tục ăn trầu. tục nhuộm móng tay móng chân bằng thảo mộc (lá móng) để trừ tà ma và để làm đẹp. => Như vậy, trong việc trang phục: người Việt Nam đã ứng xử rất linh hoạt đặng ứng phó với khí hậu nhiệt đới nóng bức và công việc nhà nông làm ruộng nước. Cách may mặc, cùng với chức năng ứng phó với môi trường tự nhiên, còn luôn hướng tới mục đích làm đẹp cho con người; những người Việt Nam luôn làm đẹp một cách tế nhị, kín đáo. Câu 2: Bằng các ví dụ cụ thể về tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ thành hoàng, tín ngướng thờ mẫu, phân tích những đặc trưng cơ bản trong tín ngưỡng dân gian của người Việt. *Phân tích những đặc trưng cơ bản trong tín ngưỡng dân gian của người Việt: -Tính đa thần - một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. -Tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên: thể hiện ở tín ngưỡng sùng bái tự nhiên -Hài hòa âm dương: thể hiện ở các đối tượng thờ cúng: Trời-Đất, Tiên-Rồng, ông đồng-bà đồng,... -Đề cao phụ nữ: thể hiện ở rất nhiều nữ thần như các Mẫu Tam phủ (Bà TrờiĐất-Nước), Mẫu Tứ phủ (Bà Mây-Mưa-Sấm-Chớp),... -Tính tổng hợp và linh hoạt và hệ quả là tôn giáo đa thần chứ không phải độc thần như trong nhiều tôn giáo khác. + Tín ngưỡng phồn thực Thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống bằng nghề nông cần phải có mùa màng tươi tốt và con người được sinh sôi nảy nở. Để làm được hai điều trên, những trí tuệ sắc sảo se tìm các quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ đã xây dựng được triết lý âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì xây dựng tín ngưỡng phồn thực (phồn nghĩa là nhiều, thực nghĩa là nảy nở). Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam được thể hiện ở hai dạng: thờ cơ quan sinh dục của Tải về bản full

Từ khóa » Cơ Cấu Món ăn Trong ẩm Thực Việt Nam