Cuồng Nhĩ: Dạng Rối Loạn Nhịp Tim Nguy Hiểm Chớ Chủ Quan

Cuồng nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm bởi những rủi ro của nó, trong khi những người mắc bệnh này không có biểu hiện cụ thể nên rất khó để nhận ra. Chính vì vậy, bạn cần hiểu rõ về cuồng nhĩ để có phương án xử trí kịp thời. Dưới đây là những chia sẻ của Ninh Tâm Vương về cuồng nhĩ, cách điều trị cũng như phòng ngừa căn bệnh này.

Tìm hiểu về bệnh cuồng nhĩ để có giải pháp phòng ngừa các rủi ro của bệnh

Tìm hiểu về bệnh cuồng nhĩ để có giải pháp phòng ngừa các rủi ro của bệnh

Cuồng nhĩ là gì?

Cuồng nhĩ (Atrial flutter) là một trong những rối loạn nhịp tim phổ biến nhất. Đặc trưng của tình trạng này là tốc độ co bóp của tâm nhĩ nhanh với tần số cố định hoặc có thay đổi. Trong cơn cuồng nhĩ, tín hiệu điện chỉ dẫn truyền quanh tâm nhĩ phải, gây ra các cơn co bóp tim với tốc độ nhanh lên đến 250 lần - 350 lần mỗi phút. Tuy nhiên, trong mỗi nhịp co bóp này, các buồng tim không được đổ đầy máu, dẫn tới các cơ quan trong cơ thể bị thiếu máu và tăng nguy cơ hình thành huyết khối trong buồng tâm nhĩ.

Cuồng nhĩ sẽ là căn bệnh nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bởi nó có thể gây đột quỵ dẫn đến tàn tật, thậm chí tử vong.

Có hai loại cuồng nhĩ chính, cuồng nhĩ điển hình và không điển hình, phụ thuộc vào vị trí của các tín hiệu điện phát sinh và di chuyển quá nhanh trong buồng tim đó. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau nhưng cách điều trị có thể khác nhau:

Cuồng nhĩ điển hình: 

Thường xảy ra ở tâm nhĩ phải, bệnh có thể chữa khỏi bằng thủ thuật cắt đốt điện tim qua ống thông trong thời gian ngắn.

Cuồng nhĩ không điển hình: 

Xảy ra ở tâm nhĩ trái và có thể điều trị bằng cách đốt điện tim qua ống thông nhưng thời gian sẽ lâu hơn và tốn nhiều công sức hơn so với cuồng nhĩ điển hình.

Cuồng nhĩ và rung nhĩ có khác nhau không?

Cuồng nhĩ có mối liên quan mật thiết với bệnh rung nhĩ và đây là hai bệnh lý khác nhau, mặc dù chúng có những triệu chứng tương tự nhau. Có khoảng 30% người bị cả rung nhĩ và cuồng nhĩ.

Trong cuồng nhĩ, các xung điện không truyền từ buồng trên xuống buồng dưới của tim mà chúng di chuyển theo vòng tròn bên trong các buồng tim phía trên (tâm nhĩ) làm cho nhịp tim đập quá nhanh nhưng vẫn ở ở một nhịp ổn định.Sự khác nhau giữa cuồng nhĩ và rung nhĩ chính là cách dẫn truyền tín hiệu điện tim

Sự khác nhau giữa cuồng nhĩ và rung nhĩ chính là cách dẫn truyền tín hiệu điện tim

Còn trong rung nhĩ, các tín hiệu điện tim truyền qua tâm nhĩ rất nhanh và mất trật tự, khiến buồng tim này rung lên thay vì co bóp mạnh, khiến tim đập quá nhanh và tạo ra các nhịp hỗn loạn.

Triệu chứng của cuồng nhĩ

Cuồng nhĩ đôi khi không gây ra triệu chứng bất thường gì cho người bệnh, ở một số người khác lại có thẻ gặp phải các biểu hiện như:

  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực, rung trong lồng ngực

  • Cảm thấy khó thở, hụt hơi, lo lắng

  • Suy nhược (Mệt mỏi), khó khăn khi tập thể dục

Nếu người bệnh cuồng nhĩ có tiền sử bệnh tim hoặc phổi sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như:

  • Đau tức ngực 

  • Choáng váng, Ngất xỉu

  • Cảm thấy yếu mệt

Nguyên nhân nào dẫn đến cuồng nhĩ?

Không phải tất cả các trường hợp mắc cuồng nhĩ đều xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên những yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc cuồng nhĩ:  

  • Mắc bệnh tim mạch: thiếu máu cục bộ cơ tim, tăng huyết áp, bệnh cơ tim, bệnh van tim, phì đại cơ tim

  • Sau phẫu thuật tim hở

  • Mắc bệnh ngoài tim: cường giáp, thuyên tắc phổi, bệnh phổi tắc nghẽn

  • Dùng các chất kích thích: rượu bia, cà phê, cocaine, thuốc cảm cúm…

Cuồng nhĩ nguy hiểm tới mức nào?

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, cuồng nhĩ có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh bao gồm:  

  • Tăng nguy cơ đột quỵ do tắc mạch vành và các tổn thương khác của tim sau nhồi máu cơ tim

  • Huyết động không ổn định, gây thiếu máu não và các cơ quan

  • Cuồng nhĩ mạn tính có thể tạo ra cơn nhịp nhanh, bệnh cơ tim khó kiểm soát, suy tim

Cuồng nhĩ phải thường có ít biến chứng hơn cuồng nhĩ bên trái nên người bệnh và bác sĩ cần đặc biệt lưu ý để điều trị kịp thời. 

Cách chẩn đoán cuồng nhĩ

Phương pháp siêu âm tim được sử dụng để chẩn đoán cuồng nhĩ

Phương pháp siêu âm tim được sử dụng để chẩn đoán cuồng nhĩ

Tại các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ xem xét đến bệnh cuồng nhĩ khi nhịp tim trong trạng thái nghỉ ngơi của bạn trên 120 nhịp mỗi phút. Cùng với khai thác tiền sử bệnh trong gia đình, bác sĩ cũng sẽ chỉ định các xét nghiệm khác được để chẩn đoán xác định bệnh cuồng nhĩ như:

  • Siêu âm tim: Siêu âm tim là xét nghiệm sử dụng sóng siêu âm (không gây đau) để hiển thị hình ảnh của tim khi nó hoạt động, giúp phát hiện ra các vấn đề như giảm lượng máu đổ về tim hoặc tổn thương cơ tim, phát hiện huyết khối, tình trạng hoạt động của các buồng tim

  • Điện tâm đồ ghi lại các mô hình điện của tim, giúp phát hiện chính xác các loại rối loạn nhịp tim, dấu hiệu các cơn đau tim, thiếu máu cục bộ cơ tim, rối loạn dẫn truyền điện tim, phì đại cơ tim, rối loạn điện giải trong mô tim..

  • Đeo máy theo dõi điện tim Holter 24h giúp theo dõi nhịp tim trong thời gian dài để phát hiện xem bạn có bị rối loạn nhịp tim cần điều trị hay không và đó là dạng nào.

  • Điện sinh lý tim: Giúp ghi lại hoạt động điện và các đường dẫn điện tim.

  • Xét nghiệm máu: giúp phát hiện các bệnh lý ngoài tim như cường giáp, rối loạn điện giải…

Phương pháp điều trị cuồng nhĩ để tránh rủi ro

Mục tiêu điều trị cuồng nhĩ chính là kiểm soát nhịp tim, khôi phục nhịp tim bình thường, ngăn tái phát và chống đông máu để tránh nguy cơ tắc mạch, gây nhồi máu cơ tim. Một số phương pháp được sử dụng để điều trị cuồng nhĩ như:

 

Phương pháp Sốc điện chuyển nhịp được sử dụng để điều trị cuồng nhĩ

Phương pháp Sốc điện chuyển nhịp được sử dụng để điều trị cuồng nhĩ

Dùng thuốc

Nếu bạn không gặp phải các triệu chứng như đau ngực, suy tim sung huyết do cuồng nhĩ, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị, loại thuốc đầu tiên được sử dụng để làm chậm nhịp tim cho người bệnh rung nhĩ là thuốc chẹn kênh canxi hoặc các loại khác như thuốc chẹn beta giao cảm, digoxin, thuốc chống đông máu cùng một số loại thuốc điều chỉnh nhịp xoang khác.

Dùng thảo dược Khổ sâm

Nghiên cứu trên thế giới cho thấy thảo dược Khổ sâm có tác dụng ổn định nhịp tim và ngăn chặn sự xuất hiện các cơn nhịp nhanh đột ngột, trong đó có cuồng nhĩ nhờ cơ chế:

  • Giúp thư giãn mạch máu, ngăn chặn phóng thích hormon gây co mạch (tác động tương tự như cách thức nhóm chẹn beta làm giảm nhịp tim) trong các trường hợp căng thẳng, lo lắng quá mức (stress). Đặc biệt, Khổ sâm không gây co thắt phế quản hay hạ nhịp tim quá mức nên giảm thiểu những phản ứng bất lợi cho cơ thể.
  • Cân bằng nồng độ điện giải (ion canxi, natri, kali) tại tế bào cơ tim, 
  • Làm giảm tính kích thích cơ tim, ức chế cơ tâm nhĩ

Người bệnh có thể sử dụng chế phẩm chứa thảo dược Khổ sâm kết hợp cùng với thuốc điều trị để kiểm soát triệu chứng cuồng nhĩ và ngăn tái phát.

Khổ sâm giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, lo âu, bồn chồn hiệu quả

Khổ sâm giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, lo âu, bồn chồn hiệu quả

Phẫu thuật

Cắt đốt điện sinh lý tạo ra các vết sẹo nhỏ ở mô tim giúp ngăn ngừa các tín hiệu dẫn truyền bất thường gây rối loạn nhịp tim. Đây là phương pháp điều trị nhanh mà việc dùng thuốc không thể đạt được. Cắt đốt điện sinh lý là một trong những phương pháp điều trị can thiệp tim mạch hiện đại có tỉ lệ biến chứng thấp.

Phương pháp điều trị thay thế

Sốc điện chuyển nhịp - Cardioversion: Sốc điện chuyển nhịp khác với khử rung tim mà nhiều người thường nhầm lẫn, khử rung tim là một thủ tục y tế được thực hiện khẩn cấp khi tim bệnh nhân ngừng đập. Còn sốc điện chuyển nhịp là một thủ tục được sử dụng điện để gây sốc cho nhịp tim trở lại bình thường như một cách để “thiết lập lại” nhịp tim khi mắc cuồng nhĩ. Thủ tục này được diễn ra nhanh chóng, bệnh nhân có thể về nhà và tiếp tục dùng thuốc ngay sau khi hoàn thành. 

Cách chung sống với bệnh cuồng nhĩ

Cuồng nhĩ có thể ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động hàng ngày của bạn như khi làm việc, tập thể dụng hay các sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, để kiểm soát bệnh, ngăn ngừa cơn nhịp nhanh tái phát, bạn cũng cần điều chỉnh lối sống cùng với dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các biện pháp đó bao gồm: 

  • Kiểm soát cân nặng, có kế hoạch giảm cân hợp lý nếu thừa cân

  • Sử dụng rượu bia một cách vừa phải, hạn chế sử dụng nếu có thể.

  • Ngưng hút thuốc lá

  • Kiểm soát huyết áp cao và bệnh tiểu đường

  • Tập thể dục thường xuyên và đều đặn giúp cải thiện sức khỏe và kiểm soát nhịp tim.

  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đúng cách, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế đồ chiên vào, nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật.

  • Cần tái khám đúng lịch để theo dõi tình trạng sức khỏe 

Cuồng nhĩ là bệnh có thể phòng ngừa, đây cũng không phải là căn bệnh quá nghiêm trọng nếu được phát hiện sớm và được điều trị với phương pháp phù hợp. Do đó, một số giải pháp phòng ngừa cuồng nhĩ phía trên có thể giúp bạn ngăn ngừa căn bệnh này và bảo vệ tốt hơn cho tim cũng như cơ thể của bạn. 

Xem thêm:

  • Nhịp nhanh nhĩ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
  • Bệnh rung nhĩ: hướng dẫn phát hiện và điều trị bệnh đúng cách
  • Điều trị hội chứng wolff-parkinson-white (WPW) - Hội chứng wpw
  • Hội chứng Brugada là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh

Nguồn tham khảo:

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/atrial-flutter

https://www.webmd.com/heart-disease/atrial-fibrillation/atrial-flutter 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK540985/

Từ khóa » Cuồng Nhĩ điển Hình