CỨU SỐNG BỆNH NHÂN SỐC MẤT MÁU DO DỊ DẠNG MẠCH ...
Có thể bạn quan tâm
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI CỨU SỐNG MỘT BỆNH NHÂN CÓ DỊ DẠNG MẠCH TRONG XƯƠNG HÀM DƯỚI VỠ GÂY SỐC MẤT MÁU
Bệnh nhân Nguyễn Văn N 18 tuổi vào viện vì vì chảy máu chân răng. BN nhổ răng R38 tại phòng khám tư trước lúc vào viện 2 tuần, sau một tuần xuất hiện chảy máu từ chỗ nhổ răng đã được nhét gạc cầm máu. Trước lúc vào viện bệnh nhân xuất hiện chảy máu ồ ạt từ vùng miệng không cầm và có dấu hiệu sốc mất máu
Sau vào viện được cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công và truyền dịch- máu tích cực. Một cuộc hội chẩn đa chuyên khoa gồm cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh, răng hàm mặt, ngoại được tiến hành nhanh chóng. Chúng tôi nhận định đây là một trường hợp mất máu cấp bất thường mạch máu vùng miệng và nút mạch là phương pháp được lựa chọn Đầu tiên. Bệnh nhân được chuyển vào phòng can thiệp mạch trong tình trạng huyết áp không đo được, nhịp tim>100 lần/ phút, chảy máu từ miệng thấm qua gạc ép nhiều. BN được chụp hệ động mạch cảnh hai bên bằng sonde Vertebral 5F, không thấy tổn thương động mạch cảnh trong, ổ dị dạng thông động tĩnh mạch vùng sàn miệng và trong xương hàm dưới bên trái được cấp máu bởi các nhánh: nhánh huyệt răng trên của ĐM hàm trong, các nhánh nhỏ của động mạch mặt và dẫn lưu về hệ tĩnh mạch nông có các ổ thoát thuốc cản quang do vỡ mạch. Chúng tôi chọn lọc các nhánh mạch nuôi ổ dị dạng bằng Microcatheter 2.7F Terumo, nút tắc ổ dị dạng bằng hỗn hợp keo sinh học Hystoacryl và Lipiodol tỷ lệ 1/2- 1/3. Chụp kiểm tra sau nút thấy các nhánh nuôi ổ dị dạng tắc hoàn toàn, các nhánh còn lại của ĐMCN được bảo tồn tối đa.
Sau nút mạch tình trạng chảy máu miệng của BN hết, đáp ứng tốt với truyền máu và hồi sức, không xuất hiện các biểu hiện thiếu máu vùng hàm mặt, sau 3 ngày BN được ra viện.
Dị dạng thông động tĩnh mạch là một bất thường mạch máu dẫn đến sự kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch mà không qua hệ thống mao mạch. DDTĐTM thường gặp chủ yếu ở trong sọ, ngoài sọ thường gặp ở dưới da đầu, má, tai và gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. DDTĐTM ở sàn miệng là hiếm gặp, bình thường những ổ dị dạng trong xương hàm dưới-sàn miệng không có triệu chứng, chỉ những khối dị dạng lớn gây chèn ép, chảy máu do vỡ khối dị dạng thường ít gặp nhưng đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân (BN) .Vùng sàn miệng và xương hàm dưới nằm sâu nên khó khăn khi phẫu thuật cầm máu hay loại bỏ khối dị dạng, A. Churojana(2012) có 5,4% ổ DDTĐTM nằm ở sàn miệng và xương hàm dưới; Weiliang Chen (2005) trong 28 BN có DDTĐTM trong miệng thì có 11BN ổ dị dạng nằm trong xương hàm dưới. Nếu như trước đây đa số trường hợp vỡ ổ dị dạng thường bị tử vong hoặc phẫu thuật rất khó tiếp cận được cuống mạch tổn thương.
Cùng với sự phát triển không ngừng của chuyên ngành điện quang can thiệp, thì nút mạch là phương pháp an toàn và hiệu quả vừa có tác dụng cầm máu nhanh chóng vừa là một phương pháp làm giảm đáng kể kích thước ổ dị dạng.
Từ khóa » Tĩnh Mạch Sau Hàm Dưới
-
[GIẢI PHẪU SỐ 18] TĨNH MẠCH – BẠCH MẠCH ĐẦU MẶT CỔ
-
Giải Phẫu Tĩnh Mạch - Bạch Mạch đầu - Mặt - Cổ - Y Dược Tinh Hoa
-
Giải Phẫu động Mạch đầu Mặt Cổ
-
Động Mạch Hàm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Động Mạch Mặt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chụp Số Hóa Xóa Nền Mạch Vùng đầu Mặt Cổ | Vinmec
-
Tĩnh Mạch Có Vai Trò Gì? | Vinmec
-
Mm đầu Mặt Cổ - SlideShare
-
ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN - TĨNH MẠCH BẠCH HUYẾT TK CỔ
-
Xử Trí Cấp Cứu Nhiễm Trùng Xâm Lấn Sâu Vùng Hàm Mặt
-
Động Mạch Cảnh Ngoài
-
BÀI 11: MẠCH MÁU- THẦN KINH HẠCH BẠCH HUYẾT ĐẦU MẶT CỔ
-
Bất Thường Mạch Máu Vùng Hàm Mặt - Bệnh Viện Quân Y 103