CV Là Gì? Cách Viết CV Xin Việc Chuyên Nghiệp, đầy đủ Nhất!

CV là một phần không thể thiếu khi chuẩn bị hồ sơ xin việc hoặc muốn ứng tuyển một công việc part-time yêu thích. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng ta đều biết CV là gì? Làm thế nào để một sinh viên mới ra trường có thể ghi điểm với một bản CV chuyên nghiệp?

» Tham khảo: Hồ sơ xin việc bao gồm những gì?

1. CV xin việc là gì?

CV là viết của Curriculum Vitae - nghĩa là sơ yếu lý lịch, là một trong những điều kiện rất cần thiết khi tham gia tuyển dụng.

Xét về bản chất, CV không giống với bản sơ yếu lý lịch có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc mà CV xin việc ở đây là một bản tóm tắt toàn bộ những thông tin của người ứng tuyển về học vấn, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu làm việc, các kỹ năng, giải thưởng,...

CV còn có thể hiểu như là một lời giới thiệu cụ thể, chi tiết nhất của ứng viên với nhà tuyển dụng. Qua bản CV xin việc này, nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt được thông tin quan trọng về ứng viên và xem xét để lựa chọn ra những người phù hợp cho vị trí công việc nào đó.

2. Cách viết CV để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Muốn tạo một CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, trước tiên cần phải có một bản CV xin việc đầy đủ và chính xác.

2.1. Phần thông tin cá nhân

Phần này phải luôn chú ý trình bày chỉn chu, chính xác. Tên địa chỉ email phải nghiêm túc, thể hiện tính chuyên nghiệp. Tuyệt đối không đặt tên email thiếu tính chuyên nghiệp như batcandoi2k@gmail.com,...

2.2. Phần mục tiêu nghề nghiệp

Đây thường là phần quyết định những đánh giá, nhận xét của nhà tuyển dụng đối với ứng viên, thông qua những dự định trên con đường phát triển sự nghiệp mà ứng viên thể hiện trong CV.

Ở mục này nên đề cập đến vị trí muốn ứng tuyển, chia các mục tiêu thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân. Cần lưu ý, tránh viết chung chung hoặc lấy những mục tiêu mẫu trên mạng làm mục tiêu của bản thân;

» Xem chi tiết trong bài: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp

2.3. Phần học vấn

Bạn cần tóm tắt quá trình học tập của bản thân, nêu cụ thể tên trường, thời gian học, chuyên ngành và nêu tên các khoá học, các đề án nghiên cứu của bản thân.

2.4. Phần kinh nghiệm làm việc

Trình bày các công ty mà bạn đã từng làm với vị trí, chức vụ và chuyên môn là gì. Giới thiệu sơ lược về công việc đó. Sau đó đưa ra những thành tựu, kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn có được trong quá trình làm việc.

Cần chú ý liệt kê theo trình tự thời gian gần đây trước, sau đó mới đến các công việc trong quá khứ xa hơn.

Bạn có thể nêu thêm các hoạt động ngoại khóa như thiện nguyện và nêu vai trò của bản thân đối với các hoạt động ấy. Những người linh hoạt, nhiệt tình và nhân hậu luôn được ưu tiên nhiều hơn trong công việc.

2.5. Phần kỹ năng

Bạn cần khéo léo tạo điểm nhấn bằng những kỹ năng cần thiết cho công việc mà bạn đang ứng tuyển. Hãy chọn những kỹ năng mà bạn tự tin nhất và chọn lọc các kỹ năng cần thiết để đưa vào CV. Thông qua các kỹ năng này, nhà tuyển dụng sẽ có thể đánh giá về mức độ đáp ứng công việc của bạn và đưa ra quyết định phù hợp.

Lưu ý

Muốn tạo điểm nhấn trong mắt nhà tuyển dụng, bạn không những cần chỉn chu về mặt nội dung mà còn cần chú ý về mặt hình thức nữa. Cụ thể như sau:

  • Tuyệt đối không sai chính tả. Bạn có thể bị coi là kém chuyên nghiệp và thiếu sự tôn trọng với nhà tuyển dụng vì sai chính tả đấy;

  • Luôn nhớ ghi tiêu đề CV;

  • Cần thể hiện sự khiêm tốn trong cách viết. Bởi vì không ai thích người khoa trương, vì thế hãy khéo léo đưa ra điểm mạnh của bản thân, tránh dùng các từ ngữ thể hiện sự tự tin quá mức;

  • Các điểm mạnh, kỹ năng bạn trình bày trong CV phải có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Bên cạnh đó, khi đưa ra những giải thưởng, văn bằng,... cần có dẫn chứng;

  • Tìm hiểu kỹ về công ty bạn ứng tuyển để đưa ra các mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với mục tiêu lâu dài của công ty.

3. Sinh viên mới ra trường nên viết CV như thế nào?

Tiến hành chuẩn bị CV là công việc mà tất cả các sinh viên đều phải thực hiện nếu muốn xin việc thành công. Nếu như CV xin việc của người đã đi làm tập trung vào kinh nghiệm và những kỹ năng mà họ tích luỹ được thì sinh viên mới ra trường lại cần chú trọng nhiều hơn cho học vấn và mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Đặc biệt đối với những sinh viên có thành tích tốt và các giải thưởng lớn sẽ rất được ưu tiên trong “mắt xanh” của cá nhà tuyển dụng. Vậy sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thì nên viết CV như thế nào?

3.1. Thông tin cá nhân

Để các nhà tuyển dụng có thể nắm bắt các thông tin cơ bản về bạn, hãy ghi chính xác tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh sống, email,... Một CV được đánh giá cao là một CV chi tiết, đầy đủ, và không ghi nhầm lẫn các thông tin này.

3.2. Mục tiêu nghề nghiệp

CV của bạn sẽ trở nên ấn tượng hơn rất nhiều nếu bạn biết trình bày các mục tiêu của mình, đặc biệt là các mục tiêu dài hạn. Đối với sinh viên mới ra trường, hầu hết mọi người đều chưa có kinh nghiệm nên trong mục này, cần ghi các mục tiêu thực tế, tránh các mục tiêu có vẻ xa vời, mơ mộng. Luôn chú ý đặt mục tiêu có liên quan đến công việc và giống với mục tiêu mà công ty đang hướng đến.

Đối với mục tiêu nghề nghiệp, để tạo điểm nhấn hơn cho CV bạn nên chia thành 2 loại mục tiêu:

  • Mục tiêu ngắn hạn: Mong muốn nâng cao kỹ năng của bản thân trong quá trình làm việc với công ty;

  • Mục tiêu dài hạn: Trình bày các kế hoạch của bạn đối với công việc để phát triển và tạo nên những thành tựu nhất định.

» Đọc bài: Định hướng nghề nghiệp

3.3. Kỹ năng

Không chỉ ghi kỹ năng cứng mà ghi các kỹ năng mềm cũng là điều rất cần thiết. Các nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn rất cao nếu như các kỹ năng của bạn có thể ứng dụng tốt vào công việc. Chú ý làm nổi bật những kỹ năng liên quan đến công việc lên trên để nhà tuyển dụng thấy được tiềm lực của bạn.

3.4. Kinh nghiệm làm việc

Các sinh viên mới tốt nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm, vì thế đối với CV dành cho sinh viên mới ra trường thường không quá khắt khe trong phần kinh nghiệm này. Tuy nhiên, để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, bạn hãy ghi các công việc làm thêm thời sinh viên mà có liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang ứng tuyển để chứng minh năng lực của bản thân. Trong trường hợp công việc thời sinh viên không có liên quan trực tiếp, bạn cũng có thể nhắc đến nó để thể hiện những trải nghiệm tốt mà bạn có được, đó sẽ là điểm cộng về sự năng động của bạn.

3.5. Trình độ học vấn và chứng chỉ

Để giúp nhà tuyển dụng có một cái nhìn khách quan về bạn, hãy liệt kê các chứng chỉ mà bạn đạt được một cách khoa học:

  • Sắp xếp công việc theo thứ tự làm gần nhất trước;

  • Ghi chi tiết tên trường, chuyên ngành và các bằng cấp bạn có;

  • Liệt kê các chứng chỉ (nếu có) để làm điểm nhấn cho CV của bạn.

3.6. Người tham chiếu

Chọn những người cùng ngành nghề và có trình độ chuyên môn tốt mà bạn đã từng làm việc trực tiếp để chứng minh những gì bạn liệt kê bên trên. Có thể là giảng viên Đại học hay đồng nghiệp cũ khi đi thực tập của bạn,...

» Tham khảo: Cách viết mail xin việc

4. Tổng hợp mẫu CV online đẹp, ấn tượng

4.1. Mẫu CV xin việc cho Bác sĩ, Dược sĩ

Đây là ngành yêu cầu khá cao về kinh nghiệm và chuyên môn nghề nghiệp, bạn nên tập trung vào nội dung CV nhiều hơn là hình thức để nhà tuyển dụng có thể nắm bắt thông tin tốt nhất về bạn.

4.2. Mẫu CV Giáo viên

Bạn nên chọn những mẫu CV thể hiện sự thanh lịch và chuyên nghiệp, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao sự đầu tư cho công việc của bạn.

4.3. Mẫu CV Designer

Đối với Designer, CV cần thể hiện được nét sáng tạo và cá tính riêng của người xin việc để thu hút được nhà tuyển dụng một cách dễ dàng hơn.

4.5. Mẫu CV Kế toán

Đối với Kế toán, bạn có thể chọn mẫu CV dáng hiện đại, cho thấy bạn là người nắm bắt thông tin nhanh chóng để phục vụ cho công việc.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết cách viết một bản CV xin việc thật chất lượng rồi phải không nào? Đối với những bạn chưa có kinh nghiệm thì cũng đừng quá lo lắng nhé, CV chỉ là một phần nhỏ để nhà tuyển dụng đánh giá tiềm năng con người của bạn thôi. Bạn không có kinh nghiệm thì hãy trau dồi nhiều hơn mảng kỹ năng và thái độ, như vậy thì CV xin việc của bạn vẫn rất chất lượng đấy. Chúc tất cả các bạn sớm tiến gần hơn đến công việc mơ ước của mình.

KFC đang tuyển dụng nhiều vị trí, click xem ngay » TẠI ĐÂY

Từ khóa » Cv Là Gì Làm Việc