CV Xin Việc Là Gì? Mẫu CV Xin Việc Và Cách Viết Chi Tiết
Nội dung bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Th.S Lê Thị Ánh - Người sáng lập Trung tâm đào tạo thực hành Lê Ánh đồng kiêm là giảng viên các khóa học hành chính nhân sự chuyên sâu tại Lê Ánh HR.
CV xin việc là một công cụ để ứng viên thể hiện những điều tốt đẹp nhất mà ứng viên có cho nhà tuyển dụng khi giữ học chưa bao giờ gặp nhau và chưa biết gì về nhau.
Vậy CV xin việc là gì tầm quan trọng của CV xin việc và cách viết CV xin việc dành cho các đối tượng khác nhau như thế nào. Hãy cùng Lê Ánh HR tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục- 1. CV Là Gì?
- 2. Vai Trò Của CV Xin Việc
- 3. Cách Viết CV Xin Việc Chuẩn Nhất
- 3.1. Cách viết cv xin việc dành cho sinh viên
- 3.2. Cách viết CV xin việc dành cho người có kinh nghiệm
1. CV Là Gì?
CV hay với tên đầy đủ là Curriculum Vitae là một văn bản, trong đó thể hiện nội dung như lời giới thiệu ngắn gọn của ứng viên đến nhà tuyển dụng. CV cũng được xem như công cụ PR của bản thân ứng viên, là nơi thể hiện các kỹ năng, trình độ băng văn bản để từng bước theo đuổi.
Chính vì vậy CV là yếu tố quan trọng giúp ứng viên có thể nhận được lời mời phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Nhưng CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp thì nên viết như thế thế nào, cần những nội dung gì thì hầu hết các bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm để viết CV.
2. Vai Trò Của CV Xin Việc
Như khái niệm đã đề cập. CV là công cụ để PR cho chính bản thân mỗi ứng viên do đó nó có vai trò cực kỳ quan trọng
Thông thường nhà tuyển dụng chỉ dùng từ 10 - 15s để xem xét một CV đặc biệt là đối với những doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng thì tốc độ này còn nhanh hơn. Do vậy việc thể hiện những kỹ năng tốt nhất nhưng kinh nghiệm xuất sắc nhất luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều ứng viên.
Tuy nhiên, có nhiều sinh viên năng động đã tự tìm cho mình những việc làm thêm hoặc những vị trí thực tập sinh ở các doanh nghiệp để có thể tăng kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân trước khi rời ghế nhà trường nhưng lại không có kinh nghiệm là việc thì cần làm gì để tạo dấu ấn trọng CV của mình.
Đối với người đi làm lại xem việc có kinh nghiệm làm việc ở nhiều doanh nghiệm trong số năm ít ỏi lại là thành tích sáng giá của mình. Điều này có nên hay không
Bên cạnh đó, khi đi phỏng vấn ở các vị trí nhân viên làm thêm hay thực tập sinh, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu phải nộp CV trước khi được phỏng vấn trực tiếp. Đây là điều bắt buộc với mọi đối tượng dù bạn là người có kinh nghiệm, sinh viên mới ra trường hay chưa ra trường.
Tham khảo »»» Khóa Học Hành Chính Nhân Sự Online - Tương Tác Trực Tiếp Với Chuyên Gia Nhân Sự Hàng Đầu
3. Cách Viết CV Xin Việc Chuẩn Nhất
CV xin việc của người chưa có kinh nghiệm và có kinh nghiệm chắc chắn là sẽ có rất nhiều khác biệt:
- Đối với CV xin việc của người chưa có kinh nghiệm làm việc thì CV là một bản sơ yếu lí lịch của bản thân. Điều mà các bạn ứng viên chưa có kinh nghiệm cần chú trọng là các hoạt động từng tham gia, thành tích trong học tập.
- Đối với những người đã có kinh nghiệm, thì chính những kinh nghiệm làm việc là điều giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của họ. Cũng chính kinh nghiệm sẽ quyết định họ có được nhà tuyển dụng ưu ái lựa chọn vào các vị trí công việc phù hợp năng lực hay không. Nói chung, kinh nghiệm làm việc quyết định sự thành bại của buổi phỏng vấn.
Tùy vào từng vị trí mà bạn ứng tuyển hoặc tùy vào từng lĩnh vực, những thông tin cần đưa vào CV có thể khác nhau. Đối với sinh viên cách viết CV cũng khá với nhưng người đã có kinh nghiệm. Hãy cùng Lê Ánh HR tìm hiểu kỹ hơn nhé
3.1. Cách viết cv xin việc dành cho sinh viên
Tuy nhiên, đối với mẫu CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm cần chú ý tới việc giới thiệu bản thân cần có một số thông tin quan trọng như sau:
- Họ tên
- Ngày tháng năm sinh/ Tuổi
- Địa chỉ, nơi sinh sống hiện tại
- Số điện thoại liên hệ
- Giới thiệu bản thân một cách ngắn gọn để nhà tuyển dụng nắm được thông tin cơ bản về bạn
Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp chính là vị trí công việc hoặc đích đến mà bạn mong muốn, lộ trình bạn sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình.
Đối với CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp, bạn cần thể hiện rõ ràng mục tiêu của bạn phù hợp với vị trí, công việc, lĩnh vực mà bạn đang ứng tuyển.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm mục tiêu “dài hạn” trong mục tiêu nghề nghiệp, bởi không doanh nghiệp/ công ty nào muốn tuyển những nhân sự chỉ làm việc một thời gian, sẽ tốn kém đến chi phí đào tạo và tuyển dụng của họ.
Ngoài ra, khi viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp, tại phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn có thể chia thành 2 phần là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Nêu bật quá trình học tập
Vì chưa có kinh nghiệm làm việc quá nhiều, nên khi viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Hãy để trình độ học vấn cao nhất ở đầu tiên. Các dòng tiếp theo sẽ theo thứ tự thời gian gần nhất đến xa nhất.
- Không cần thiết phải ghi thông tin về các cấp học là cấp 1, cấp 2. Bạn chỉ cần để thông tin từ đại học, cao đẳng, trung cấp,… Đối với cấp 3, bạn có thể để thông tin nếu đó là những trường nổi bật hoặc có những thông tin nổi bật liên quan đến cấp bậc này.
- Thành tích học tập là điều nhiều sinh viên thường quên ghi vào CV của mình. Nếu bạn có thành tích học tập tốt với điểm số cao, có các học bổng, giải thưởng, bằng khen,… hãy thêm vào CV để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
- Một mẹo rất hay để CV của bạn ấn tượng với nhà tuyển dụng là bạn có thể chia nhỏ các phần về quá trình học vấn như chuyên môn, thành tích, chứng chỉ, giải thưởng,…
- Đối với những vị trí ứng tuyển không cùng chuyên môn với ngành học, bạn nên giảm bớt những kiến thức chuyên môn không liên quan, thêm thông tin về các khóa học mà bạn đã tham gia có liên quan đến lĩnh vực ứng tuyển.
Kinh nghiệm làm việc
Đối với CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp thường sẽ không có nhiều thông tin về phần kinh nghiệm việc làm.
Tại mục này, bạn có thể liệt kê những công việc như:
- Hoạt động tình nguyện
- Các cộng đồng đã từng tham gia
- Các công việc part time đã từng làm: phát tờ rơi, giao hàng, nhân việc phục vụ,…
- Các trình bày nên liệt kê từ công việc gần nhất đến công việc xa nhất, mỗi công việc chỉ nên để những kỹ năng liên quan đến vị trí, lĩnh vực đang ứng tuyển.
Hãy nêu các kinh nghiệm làm việc của bạn trong CV xin việc cho sinh viên
Kỹ năng
Với người đã đi làm hoặc có kinh nghiệm làm việc, kỹ năng sẽ là phần phụ giúp CV của bạn có thêm điểm cộng với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, với CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp, phần kỹ năng sẽ quan trọng hơn, có thể nói, ngoài học vấn thì kỹ năng sẽ ảnh hưởng phần lớn đến quyết định của nhà tuyển dụng.
Giải thưởng, thành tích
Tương tự như mục học vấn, nếu bạn có các giải thưởng, thành tích, chứng chỉ hãy thêm vào CV. Điều này sẽ giúp bạn có thêm điểm cộng đối với nhà tuyển dụng.
3.2. Cách viết CV xin việc dành cho người có kinh nghiệm
Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp hoặc kế hoạch phát triển sự nghiệp là một trong những vấn đề được nhiều nhà tuyển dụng quan tâm nhất khi phỏng vấn ứng viên. Họ thường dựa vào đây để đánh giá và tìm ra ứng viên phù hợp nhất với công ty.
Kinh nghiệm
Mục kinh nghiệm làm việc sẽ là điểm nhấn trong CV cho người có kinh nghiệm. Đây là lúc bạn trình bày quá trình làm việc của mình một cách sơ lược và trải theo tuần tự. Hãy làm nổi bật kinh nghiệm của bạn bằng việc thêm thành tích hoặc những kỹ năng mềm học được từ công việc cũ.
Chú ý có những nội dung sau đây để CV hoàn chỉnh hơn:
- Ghi rõ tên nơi làm cũ và vị trí chuyên môn bạn từng đảm nhiệm.
- Xác định khoảng thời gian làm việc cụ thể ở từng vị trí nhất định.
- Miêu tả sơ lược về nhiệm vụ công việc.
- Ghi chú thêm về thành tựu và những kỹ năng học được từ kinh nghiệm làm việc.
- Có thể nêu lý do nghỉ việc nhưng hạn chế nhắc đến những điều tiêu cực, chẳng hạn như: nghỉ vì mâu thuẫn với đồng nghiệp, bị đuổi việc do mắc lỗi…
Kỹ năng
Đừng quên nói về kỹ năng của bạn để chứng tỏ năng lực làm việc. Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn đạt được từ trường lớp thì hãy nhấn mạnh thêm về kỹ năng mềm liên quan tới công việc.
Bạn có thể dựa vào kinh nghiệm việc làm cũ ấy để tự đánh giá bản thân tiến bộ ra sao. Có thể liệt kê ra một vài kỹ năng cần có trong CV cho người có kinh nghiệm: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng lãnh đạo…
Xem thêm:
- Mô Tả Công Việc Trợ Lý Giám Đốc - CV Trợ Lý Giám Đốc
- Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV
- Procurement Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Nghề Thu Mua
- Hồ Sơ Xin Việc Gồm Những Gì? Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc
- Hồ sơ năng lực là gì? Gồm những gì?
Trên đây là Khái niệm và cách viết CV chi tiết nhất. Nếu bạn cần trang bị thêm các kiến thức về nghiệp vụ nhân sự, bạn có thể tham khảo thêm các Khóa học Hành chính nhân sự.
Khóa học này sẽ giúp bạn thành thạo các kỹ năng của một nhân viên hành chính nhân sự tổng hợp, được giảng dạy bởi các chuyên gia có hơn 10 năm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực nhân sự giúp bạn có những kiến thức chắc chắn khi hành nghề.
Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học hành chính nhân sự online/offline, khóa học C&B ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.
Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học xuất nhập khẩu chất lượng tốt nhất hiện nay.
Từ khóa » Cv Lộ Tri Hành
-
Miêu Thiếu Nữ - CV Lộ Tri Hành Không Dễ Dàng Gì = ))))) | Facebook
-
2 CV... - Ma Đạo Tổ Sư - Di Lăng Lão Tổ Ngụy Vô Tiện Fanpage
-
CV Lộ Tri Hành Lồng Tiếng Trực Tiếp Cho Ngụy Vô Tiện, đoạn Trong ...
-
Chang. On Twitter: "CV Lồng Tiếng Cho Tạ Doãn Trong Hữu Phỉ Là Lộ ...
-
Cuộc Gặp Mặt Kỳ Quái Của Dương Tử Và Cảnh Hướng Với Lộ Tri Hành
-
CV Cho Sinh Viên Chưa Tốt Nghiệp Nên Viết Như Thế Nào? - TopCV
-
[Tiết Lộ] CV Xin Việc Lễ Tân Chuyên Nghiệp Chinh Phục Nhà Tuyển Dụng
-
Mẫu CV ấn Tượng Cho Vị Trí Trưởng Phòng Nhân Sự - HRchannels
-
Tiết Lộ CV ấn Tượng Của CEO - HRchannels
-
CV Mẫu Dành Cho Vị Trí Nhân Viên Hành Lý - Bellman
-
Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV - Lê Ánh HR
-
CV VẬN HÀNH ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ NỘI BỘ
-
Cơ Quan Ban Hành: UBND HUYỆN CAM LỘ