Cyprus Là Nước Nào? Cyprus ở đâu? Tổng Quan đảo Cyprus (Síp)

Với nền văn hóa phong phú và lâu đời 10.000 năm, đảo Cyprus trở thành một quốc gia với nền lịch sử văn hiến lâu đời nhất Địa Trung Hải. Vậy đảo Cyprus là nước nào? Cyprus ở đâu? Thì với bài viết này, GIG sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết đến Quý vị có nhu cầu và mong muốn sở hữu Thẻ Xanh Châu Âu Cyprus.

                                                                              Cyprus là nước nào? Cyprus ở đâu? Thông tin tổng quan Cyprus

Cyprus là nước nào?

Cyprus là nước nào? Cyprus hay còn gọi đảo Síp là một hòn đảo nằm ở phía đông Địa Trung Hải. Đảo Cyprus nổi tiếng từ thời cổ đại vì sự giàu có về khoáng sản, rượu vang và cảnh quan thiên nhiên đẹp tựa thiên đường ở nơi đây.

Được ví như “Chiếc lá mạ vàng được ném xuống biển” theo lời văn của nhà thơ Hy Lạp Cypriot Leonidas Malenis, Cyprus bao gồm những ngọn núi cao, thung lũng màu mỡ và những bãi biển tự nhiên với làn nước trong vắt và bãi cát trắng trải dài. Ngoài ra, Cyprus còn sở hữu nhiều điểm tham quan văn hóa, tượng đại, bảo tàng và phòng trưng bày hấp dẫn.

Qua đó có thể nói, Cyprus (đảo Síp) là một trong những điểm đến lý tưởng cho du lịch hoặc định cư vì đây  là điểm giao nhau của ba lục địa lớn Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Được mệnh danh là ngôi nhà của Vị thần tình yêu Aphrodite theo thần thoại Hy Lạp, đảo Cyprus còn được biết đến là một trong những hòn đảo đẹp nhất Địa Trung Hải và cung cấp nhiều điểm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng hấp dẫn từ các điểm tham quan lịch sử như lâu đài thời trung cổ và các địa điểm khảo cổ cho đến văn hóa khác các điểm khám phá thiên nhiên và con người Cyprus như bãi biển đẹp, làng mạc, nhà thờ, tu viện…

Cyprus ở đâu?

Síp là một hòn đảo nhỏ độc lập nằm ở Biển Đông Địa Trung Hải và là hòn đảo lớn thứ ba về dân số và kích thước ở Địa Trung Hải, sau Sicily và Sardinia với diện tích 9.251 km2. Các quốc gia xung quanh đảo Síp là Hy Lạp ( ở phía tây), Thổ Nhĩ Kỳ (ở phía bắc), Lebanon, Syria (ở phía đông), Israel và Ai Cập (ở phía nam). Về mặt địa lý, đảo Síp thuộc về Trung Đông, tuy nhiên do có mối quan hệ chặt chẽ với châu Âu và đặc biệt với Hy Lạp, nó được coi là một phần của Tây Âu.

Đảo Cyprus (đảo Síp) là một đảo quốc xinh đẹp nằm ở cửa ngõ của cả ba lục địa: Châu Âu, Châu Phi và Châu Á – mở ra cơ hội du lịch và giao thương kết nối với nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, quốc đảo này còn nổi tiếng với những bãi biển tự nhiên tuyệt đẹp, những dãy núi hùng vĩ. Nước biển tại Cyprus được đánh giá là trong và sạch nhất trong các nước EU với thời tiết dễ chịu, không khí trong lành, khí hậu địa trung hải ôn hòa, ấm áp.

Với một hệ thống cơ sở hạ tầng tuyệt vời, chất lượng sống cao nhưng chi phí sinh hoạt thấp và mức thuế ưu đãi, Định Cư Síp (Cyprus) trở thành nơi  lý tưởng để sinh sống, học tập, tận hưởng của sống của đại đa số gia đình Việt hiện nay.

Tổng quan đảo Cyprus (đảo Síp)

Cyprus là nước nào? Cyprus ở đâu? Thông tin tổng quan Cyprus
Thông tin tổng quan đảo Cyprus

Tên chính thức: Cộng hòa Síp (Republic of Cyprus)

Dân số: 1.201.576 người (số liệu năm 2019)

Thủ đô: Nicosia

Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Hy Lạp, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Tiếng Anh.

Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (EUR)= 1.1123USD (2019)

Các mặt hàng nhập khẩu: hàng tiêu dùng, dầu mỏ, dầu nhờ, máy móc, thiết bị vận tải.

Các mặt hàng xuất khẩu: cam, khoai tây, thuốc, xi măng, áo quần, sản phẩm từ oliu, sản phẩm bơ sữa.

Đảo Cyprus – Síp là một hòn đảo lớn thứ ba (sau đảo Sardinia và Sicily) và là quốc gia nổi tiếng nằm trên bờ biển Địa Trung Hải vừa vùng phía nam Châu Âu, vừa nằm trong khu vực Tây Á. Khí hậu Địa Trung Hải là loại hình khí hậu chủ yếu ở đây, với mùa hè nóng khô và mùa đông ấm áp, mưa nhiều, song thỉnh thoảng vẫn có tuyết rơi.

Thiên nhiên tại đây cũng vô cùng độc đáo những bãi biển đẹp, hồ nước mặn, những công viên rừng Quốc gia, những tòa lâu đài cổ kính từ thời Trung cổ, những di tích văn hóa cổ xưa, khuôn viên, công viên độc đáo, trang nhã.

Đảo Cyprus sở hữu nhiều địa điểm khảo cổ từ thời đồ đá, đặc biệt là nhà thờ Salamis có niên đại từ thế kỉ 11- 17 đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Một số điểm tham quan nổi tiếng:

– Tại thủ đô Nicosia: phố Ledra, công viên rừng Quốc gia Athlassa,…

– Tại thành phố Limassol: nổi tiếng với những nhà máy sản xuất rượu vang, lâu đài thời Trung cổ Limassol, Vườn thị chính,…

– Tại Larnaca: thành phố biển nổi tiếng về du thuyền và những bãi biển như Mackenzie, Phinikoudes, hồ nước mặn Larnaca với rất nhiều loài chim di cư – đặc biệt là chim hồng hạc,…

– Tại Paphos: Công viên Quốc gia Akamas, Petra tou Romiou – Đá Aphrodite,…

– Tại Famagusta: là khu nghỉ dưỡng du lịch nổi tiếng nhất ở Síp với những cảng biển đẹp, công viên rừng Quốc gia Cape Greco,…

–  Kyreneia: nổi tiếng với những cảng biển đẹp.

Qua những thông tin mà GIG vừa chia sẻ trên, chắc chắn Quý vị cũng đã hình dung được Cyprus là nước nào, Cyprus ở đâu và những thông tin tổng quan về Cyprus. Quý vị có nhu cầu Định cư Síp hoặc lấy Quốc Tịch Síp thông qua hình thức sở hữu Thẻ xanh châu Âu, vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0981 557 998 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Ngoài ra, quý vị cũng có thể ĐẶT NGAY 1 hoặc nhiều câu hỏi mà quý vị đang thắc mắc và chưa có câu trả lời hoàn chỉnh vào Form bên dưới, các CHUYÊN GIA của GIG VIETNAM sẽ phúc đáp NGAY cho quý vị qua Email và thông báo qua tin nhắn khi câu hỏi của quý vị được giải quyết “Thông thường câu hỏi của quý vị sẽ được giải quyết trong vòng 8h – 24h làm việc” Trân trọng!.

Các nội dung liên quan khác về Đảo Síp (Cyprus) nổi bật hiện nay như: Hộ chiếu Síp, Quốc Tịch Síp (Cyprus) đều được cập nhật đầy đủ nhất tại đây, quý vị có thể tham khảo thêm các thông tin bên dưới nếu cần:

  • Nền giáo dục Đảo Síp (Cyprus) tuyệt vời ra sao?

  • Chương trình đầu tư quốc tịch Síp cho PEP

  • An sinh xã hội tại Cyprus (Đảo Síp) tuyệt vời ra sao?

  • Dịch vụ Y Tế Đảo Síp có những điểm đặc biệt gì?

  • Bức tranh cuộc sống tại đảo Síp (Cyprus) như thế nào?

  • Quốc đảo Síp gia nhập khối Schengen

Đảo Cyprus có gì nổi bật?

Đảo Cyprus có diện tích và dân số lớn thứ ba trong Địa Trung Hải. Mặc dù những con số này khiêm tốn nhưng GDP bình quân đầu người và chỉ số phát triển con người ở đây đều ở mức rất cao (hạng 35 trở lên). Ngoài ra, Cyprus còn là thành viên của rất nhiều tổ chức quốc tế thế giới.

Người Việt thường biết đến Cyprus thông qua các bài báo kêu gọi, thu hút đầu tư. Đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư bất động sản. Qua chương trình này, người tham gia sẽ được hưởng những quyền lợi và ưu đãi nhất định từ Chính phủ Cyprus. Còn đối với các quốc gia phát triển trên thế giới, Cyprus được biết là địa điểm du lịch nổi tiếng nhiều hơn. Thiên nhiên và khí hậu nơi đây có nắng ấm quanh năm, nhiều bãi biển có nước xanh, sạch, an toàn, thân thiện với môi trường.

Ngôn ngữ chính thức của Cyprus là gì? Có sử dụng Tiếng Anh không?

Ngôn ngữ chính thức của đảo Cyprus là tiếng Hy Lạp và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên 80% dân số cũng nói tiếng Anh.

Cyprus (Síp) có phải là thành viên khối Liên minh châu Âu EU và Schengen?

Cyprus (Síp) là một trong những thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) nhưng lại không thuộc khối Schengen. Tuy nhiên, mới đây vào tháng 9/2019, Cyprus (Síp) đã hoàn tất hồ sơ để EU đánh giá gia nhập Schengen sẽ là một động thái để khẳng định rằng, quốc gia này sẽ sớm gia nhập khối tự do đi lại châu Âu trong thời gian gần.

“Gia nhập khối Schengen góp phần kiểm soát chặt chẽ hơn biên giới vòng ngoài của Liên minh châu Âu EU và bãi bỏ những giới hạn khi đi lại giữa các nước thành viên Schengen. Việc Cyprus gia nhập khối Schengen sẽ mang lại những lợi ích quan trọng. Công dân Cộng hòa Síp (Cyprus) sẽ được tự do đi lại trong khu vực Schengen không cần qua kiểm tra hộ chiếu. An ninh, kinh tế, du lịch và nhiều lĩnh vực khác cũng sẽ được hỗ trợ tốt hơn”, Cao ủy Cộng hòa Síp, bà Nikolaidou, cho hay.

Có nên lấy Quốc Tịch Cyprus để trở thành công dân toàn cầu không?

Đây là các quyền lợi khi sở hữu Quốc Tịch Síp:

Di chuyển miễn thị thực tới hơn 172 quốc gia và vùng lãnh thổ tính tới tháng 1.2020. Công dân Síp không bị yêu cầu thị thực khi tới tất cả các quốc gia thành viên EU, Canada, Australia và nhiều nước khác.

Công dân Síp được tiếp cận hệ thống giáo dục của Síp và EU. Nổi tiếng với chất lượng và tiêu chuẩn cao, Síp có nhiều trường tư thục và trường đại học nói tiếng Anh cung cấp nhiều cơ hội giáo dục. Ngoài ra, công dân Síp có thể có quyền tiếp cận hệ thống các trường đại học ở Châu Âu và nộp đơn xin trợ cấp EU với tư cách là công dân EU.

Theo luật quốc tịch Síp, công dân nước này được phép mang 2 quốc tịch.

Điều kiện trở thành công dân Đảo Síp là gì?

Người trưởng thành xin nhập quốc tịch Síp phải có lý lịch tư pháp trong sạch từ quốc gia nguyên quán và quốc gia cư trú (nếu nguyên quán và nơi cư trú khác nhau). Tên của người xin nhập quốc tịch Síp không nằm trong danh sách có tài sản bị lệnh đóng băng ở EU.

Người nộp đơn xin nhập quốc tịch Síp đã bị từ chối ở bất kỳ quốc gia thành viên nào khác trong Liên minh Châu Âu sẽ không đủ điều kiện đăng ký xin cấp quốc tịch Síp theo chương trình đầu tư.

Người nộp đơn xin quốc tịch Síp phải có thị thực Schengen hợp lệ. Công dân của nước thứ 3 không yêu cầu thị thực Schengen để nhập cảnh EU và công dân của các quốc gia EU không cần đáp ứng điều kiện này.

Người xin nhập quốc tịch Síp phải có giấy phép cư trú tại Síp trong ít nhất 6 tháng trước khi chính thức có quốc tịch Síp.

Các khoản đầu tư ở Síp cần được giữ lại ở nước này ít nhất 5 năm kể từ ngày nhận quốc tịch Síp.

Phải giữ suốt đời tài sản dân sự (nhà ở/căn hộ) trị giá 500.000 euro. Không được bán nhưng được phép cho thuê tất cả các tài sản của nhà đầu tư ở Síp.

Thủ tục và một số giấy tờ bắt buộc để có Quốc Tịch Síp?

Hồ sơ nhập tịch Síp theo chương trình đầu tư được nộp tại Bộ Nội vụ nước này. Người nộp đơn không bắt buộc phải hiện diện khi nộp hồ sơ. Đơn của người nộp đơn chính và vợ/chồng của người nộp đơn được nộp trước. Đơn xin nhập tịch của con cái họ sẽ được nộp sau khi cha mẹ đã được chấp thuận.

Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính Síp sẽ xem xét đơn xin nhập quốc tịch và trình Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt.

Sau khi đơn đăng ký được chấp thuận và người nộp đơn có giấy phép cư trú lâu dài ít nhất 6 tháng, thủ tục đăng ký quốc tịch Síp hoàn tất.

Sau một số thủ tục hành chính khác, người nộp đơn đăng ký xin quốc tịch Síp cần đến cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc cơ quan di trú hoặc Đại sứ quán để cung cấp thông tin sinh trắc học để cấp hộ chiếu. Người nộp đơn cũng có thể xin cấp thẻ căn cước (ID) Síp cấp tại văn phòng quận địa phương. Hộ chiếu Síp được cấp trong 1 ngày và ID được cấp trong 7 ngày.

Một số giấy tờ bắt buộc để xin nhập quốc tịch Síp gồm có: Sơ yếu lí lịch của nhà đầu tư, vợ/chồng và con cái đã thành niên. Giấy khai sinh của người xin nhập quốc tịch, vợ/chồng và con cái. Giấy chứng nhận lý lịch tư pháp cho nhà đầu tư, vợ/chồng và con cái đã thành niên từ quốc gia xuất xứ và quốc gia cư trú. Giấy chứng nhận kết hôn. Mỗi thành viên trong gia đình nộp 2 ảnh cỡ hộ chiếu cho mỗi người, … Xem cụ thể thêm thông tin ở đây về Điều kiện đầu tư Quốc Tịch Síp

Những ai mua ‘hộ chiếu vàng’ để lấy Quốc Tịch Cyprus?

Loạt phóng sự điều tra của hãng truyền thông Al Jazeera dựa trên tài liệu mật của chính phủ Cyprus (Đảo Síp) bị rò rỉ cho thấy đảo quốc này tạo điều kiện cho các chính khách nước ngoài ‘dễ dính tham nhũng’ mua quốc tịch EU.

Người có hộ chiếu Cyprus được phép đi lại, làm việc trên khắp EU và được miễn thị thực nhập cảnh tới 174 quốc gia.

Thông tin trong bộ hồ sơ có tên “The Cyprus Papers” (Hồ sơ Cyprus) tiết lộ rằng hàng chục quan chức cấp cao và gia đình của họ đã mua cái gọi là “hộ chiếu vàng” của Cyprus từ tháng 11/2017 đến tháng 9/2019.

Những người muốn “mua hộ chiếu” được mô tả là phải đầu tư tối thiểu 2.5 triệu đô la (khoảng 57 tỉ VND).

Họ là chính khách hoặc nằm trong ban lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước và cũng nhiều trường hợp mua hộ chiếu cho cả người nhà, theo Al Jazeera.

Trong 2.351 hồ sơ tham gia đầu tư vào chương trình này thì Nga là đông nhất (922), tiếp theo là Trung Quốc (482) và Ukraine (100) và các nước khác tại Trung Đông và Đông Nam Á.

Biểu đồ trong một bài của phóng sự của Al Jazeera cho thấy ít nhất 26 công dân Việt Nam tham gia vào chương trình đầu tư cho “hộ chiếu vàng” trong giai đoạn nói trên. Xem thêm đầy đủ cách Định Cư Đảo Síp tại đây: Hình thức đầu tư Thẻ Xanh Síp

100 hồ sơ xin nhập tịch Cyprus gồm những gì?

Al Jazeera lập 100 hồ sơ từ hàng chục nước khác nhau và hiện mới nêu tên hai người từ Việt Nam là Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc (Đoàn ĐBQH Tp HCM) và doanh nhân Phạm Nhật Vũ.

Hồ sơ cho thấy ông Phạm Phú Quốc được cấp quốc tịch Cyprus ngày 12/12/2018 và vợ ông cũng có quốc tịch Cyprus.

Ông Phạm Nhật Vũ, hiện đang thụ án tù 3 năm vì tội đưa hối lộ trong vụ án MobiFone mua AVG, có hộ chiếu Cyprus ngày 06/05/2019 và vợ ông cũng được cấp quốc tịch Cyprus.

Trả lời câu hỏi của báo Tuổi Trẻ ngày 25/08 về việc này, ĐBQH Phạm Phú Quốc nói “Tôi khẳng định việc tôi có quốc tịch Cyprus là do gia đình [vợ và con] bảo lãnh, hoàn toàn không có việc mua quốc tịch với giá 2,5 triệu USD”.

“Vợ và con trai tôi đều là những doanh nhân. Con trai tôi học tập, làm việc tại Anh từ năm 2013, có sự nghiệp ổn định và quyết định gắn bó lâu dài.

“Đến năm 2017, vợ và con gái tôi có mong muốn ra nước ngoài học tập và sinh sống cùng con trai tôi nên đã thực hiện các thủ tục xin quốc tịch tại đảo Cyprus. Quốc gia này cho phép nhập quốc tịch không phải thôi quốc tịch Việt Nam.

“Sau đó, giữa năm 2018 gia đình tôi đã làm thủ tục bảo lãnh xin quốc tịch cho tôi tại Cyprus,” ông Quốc nói thêm.

Ông Phạm Phú Quốc, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và từng là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp HCM, nói ông đang thực hiện đầy đủ các nội dung báo cáo theo đúng quy định về việc này cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Trưởng Ban Công tác Đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trần Văn Tuý được truyền thông trong nước dẫn lời nói Ban Công tác Đại biểu đang phối hợp với Đoàn ĐBQH TP.HCM xác minh thông tin xuất hiện trên một tờ báo nước ngoài về việc một đại biểu Quốc hội có quốc tịch nước ngoài khác ngoài quốc tịch Việt Nam.

“Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) quy định rõ về việc ĐBQH không được có 2 quốc tịch. Luật cũ trước đây tuy không quy định nhưng tinh thần một ĐBQH là không được có 2 quốc tịch,” ông Trần Văn Tuý nói.

Hồi năm 2016 một đại biểu quốc hội Việt Nam bị bãi nhiệm vì có thêm quốc tịch nước ngoài.

Người Việt cần bao nhiêu tiền để nhập quốc tịch ‘thiên đường thuế’ đảo Síp?

Nhu cầu sở hữu một quốc tịch EU tại VN đang “âm thầm” nóng lên từng ngày với các hình ảnh, thông tin về lợi ích hấp dẫn, trong đó, đảo Síp nổi lên là một trong những điểm đến hàng đầu khi được mệnh danh là “thiên đường thuế”.

Năm 2016, vụ việc bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị tước tư cách đại biểu Quốc hội khoá XIV do có quốc tịch Malta (thuộc liên minh châu Âu) đã từng tạo ra làn sóng phẫn nộ trong dư luận. Cho đến thời điểm này, rất ít người Việt Nam biết đến đảo quốc này cùng chương trình đầu tư định cư hấp dẫn ở những nước châu Âu như Bồ Đào Nha, Ireland, đảo Síp…

Tuy nhiên, qua tìm hiểu thì nhu cầu sở hữu một quốc tịch châu Âu đang “âm thầm” nóng lên từng ngày. So với các thị trường di trú truyền thống, những website của các công ty tư vấn người Việt Nam đầu tư định cư vào châu Âu hiện chưa nhiều, nhưng thông tin rất cụ thể.

Các hình ảnh, thông tin về lợi ích khi sở hữu quốc tịch châu Âu thật sự hấp dẫn. Trong đó, đảo Síp nổi lên là một trong những điểm đến hàng đầu khi được mệnh danh là “thiên đường thuế”.

Đảo Sip gọi chính thức là nước Cộng hòa Síp, là quốc đảo lớn thứ ba của Địa Trung Hải, có nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào ngành dịch vụ, vận chuyển và du lịch. Nhờ việc hoàn toàn không phát triển các ngành công nghiệp nặng, đảo Síp có bầu không khí và môi trường sống đặc biệt trong lành.

Đảo quốc này là một trong 10 quốc gia được nhiều người chọn làm nơi nghỉ hưu nhất. Bên cạnh đó, chính sách thuế với nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp cũng giúp cho Đảo Síp trở thành một trong 5 quốc gia phù hợp nhất để tái định cư.

Tháng 3/2014, giới chức Síp đã ban hành một đạo luật mới cho phép các nhà đầu tư nước ngoài trở thành công dân, có được hộ chiếu và có được thẻ xanh đảo Síp thông qua chương trình đầu tư bất động sản Síp với những điều kiện thuận lợi và dễ dàng.

Việt Anh, một chuyên viên tư vấn đầu tư định cư vào châu Âu cho biết, chương trình đầu tư lấy quốc tịch đảo Síp là cách đơn giản và hiệu quả nhất để nhà đầu tư được cấp quốc tịch Liên minh châu Âu. Đây là chương trình duy nhất cho phép nhà đầu tư lấy ngay quốc tịch châu Âu trong 90 ngày mà không cần phải đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào về thời gian cư trú.

Đặc biệt, nhà đầu tư và các thành viên trong gia đình được hưởng đủ mọi quyền lợi của công dân châu Âu, bao gồm quyền được sinh sống và làm việc ngay lập tức tại bất kỳ quốc gia thành viên nào thuộc khối châu Âu.

Bên cạnh đó, người nhâp quốc tịch Síp vẫn được quyền giữ quốc tịch Việt Nam và được truyền lại quốc tịch cho thế hệ sau.

Theo Việt Anh, để được nhập quốc tịch Síp, khách hàng có thể đầu tư theo 1 trong các phương thức như đầu tư tối thiểu 2.000.000 euro (~53 tỷ đồng) vào một bất động sản cư trú mới và được sử dụng như địa chỉ thường trú hoặc đầu tư tối thiểu 2.500.000 euro (~67 tỷ đồng) vào bất động sản cư trú trước đây đã được sử dụng cho chương trình CIP…

Ngoài ra, khách hàng cũng được yêu cầu đóng một khoản quyên góp không hoàn lại trị giá 75.000 euro (~2 tỷ đồng) cho Quỹ nghiên cứu và Đổi mới và 75.000 euro (~2 tỷ đồng) cho Tập đoàn phát triển đất đai của Cộng hòa Síp.

Cha mẹ phụ thuộc cũng phải giữ một bất động sản trị giá tối thiểu 500.000 euro (~13 tỷ đồng) như một địa chỉ thường trú hoặc giữ một cổ phần của chương trình thường trú nhân với giá trị tối thiểu là 500.000 euro.

Cũng theo nhân viên tư vấn này, nếu điều kiện cho phép, khách hàng nên sang trực tiếp để xem xét bất động sản để đầu tư, hay lựa chọn hình thức xem qua live stream từ mạng xã hội như Facebook, Line… Tuy nhiên, khách hàng hoàn tiền yên tâm khi lựa chọn đơn vị tư vấn uy tín. Toàn bộ thủ tục sẽ được bên tư vấn đứng ra đảm nhận với mức phí khoảng 50.000 euro, thời gian hoàn thành thủ tục từ 4-6 tháng.

“Với những ưu đãi về thuế, điều kiện kinh doanh và đầu tư, giới doanh nhân và nhà giàu Việt lựa chọn sở hữu song song hai quốc tịch Síp và Việt Nam ngày càng nhiều. Các bất động sản đầu tư có thể được cho thuê lại để tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư, còn khách hàng sẽ sở hữu quốc tịch châu Âu, đi lại miễn thị thực 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm 28 nước thành viên châu Âu”, Việt Anh chia sẻ thêm.

Ông Phạm Phú Quốc có quốc tịch Síp: Đại biểu Quốc hội có được mang 2 quốc tịch?

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội (được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV) đã bổ sung quy định về quốc tịch của Đại biểu Quốc hội. Liên quan đến việc Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc (Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM) có 2 Quốc tịch: Việt Nam và Cộng hoà Síp (Cyprus), ngày 26-8, phóng viên Báo Người Lao Động đã trao đổi với Luật sư (LS) Diệp Năng Bình (Đoàn LS TP HCM) về các quy định liên quan đến quốc tịch, cũng như việc Đại biểu Quốc hội có được mang 2 quốc tịch hay không?

Theo LS Diệp Năng Bình, trong thực tế hiện nay, nhiều trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phía nước ngoài cấp hộ chiếu và công nhận quốc tịch (căn cứ vào pháp luật riêng của từng nước, có nước không bắt buộc công dân Việt Nam phải từ bỏ quốc tịch) nên việc công dân Việt Nam có 2 quốc tịch và sử dụng đồng thời 2 hộ chiếu là không trái với quy định của pháp luật.

Vị luật sư dẫn Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 cho thấy: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

Cụ thể, các trường hợp ngoại lệ gồm: Người được Chủ tịch nước cho phép; trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn nhập quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi.

Ngoài ra, người có vợ chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ là công dân Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam và giữ lại quốc tịch của họ. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, sửa đổi, bổ sung 2014: “Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.

“Như vậy, nếu một người đang là công dân Việt Nam và quốc gia người đó đang xin nhập quốc tịch không yêu cầu phải thôi quốc tịch Việt Nam thì có thể vừa có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài. Việc sử dụng quốc tịch nước nào và tư cách công dân của quốc gia nào (Việt Nam hay nước ngoài) sẽ do pháp luật của Việt Nam và quốc gia của người đang mang quốc tịch quy định, phù hợp với pháp luật quốc tế”- LS Diệp Năng Bình phân tích.

Đối với trường hợp là Đại biểu Quốc hội, LS Diệp Năng Bình cho biết, theo Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành, Đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn: Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đại biểu Quốc hội phải có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe, được nhân dân tín nhiệm, có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Tuy nhiên trong Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành chưa quy định cụ thể về quốc tịch của Đại biểu Quốc hội, dẫn đến các cách hiểu khác nhau . Chính vì vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội 2020 có hiệu lực thi hành từ 1-1-2021 đã quy định về quốc tịch của Đại biểu Quốc hội. Theo đó, Luật đã bổ sung điểm a vào khoản 1 Điều 22 với yêu cầu Đại biểu Quốc hội có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam

Về trường hợp ông Phạm Phú Quốc mang 2 quốc tịch, theo LS Bình, các cơ quan của Quốc hội cần sớm xác minh thời điểm ông Phạm Phú Quốc nhập tịch Cộng hoà Síp để có các bước xử lý tiếp theo theo quy định.

“Nếu ông Quốc nhập tịch trước thời điểm bầu cử Quốc hội khoá XIV thì sẽ rơi vào trường hợp không khai báo trung thực trong hồ sơ đại biểu. Nếu nhập tịch từ thời điểm giữa năm 2018 như ông Quốc trả lời trên báo chí, thì vị đại biểu ông Quốc đã không báo cáo trung thực với Quốc hội về việc này”- LS Diệp Năng Bình cho hay.

Cũng theo LS Diệp Năng Bình, trên thị trường di trú hiện đang phổ biến cụm từ “quốc tịch châu Âu”. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa quốc tịch một nước thuộc châu Âu (về mặt địa lý) nhưng chưa gia nhập EU và quốc tịch một nước thành viên EU (sử dụng đồng tiền chung euro).

Với quốc tịch một nước châu Âu chưa gia nhập EU, nhà đầu tư và gia đình chỉ được hưởng quyền công dân trong phạm vi quốc gia đó. Với quốc tịch một nước thành viên EU, nhà đầu tư và gia đình được hưởng quyền công dân EU, có thể tự do sinh sống, làm việc, học tập tại bất kỳ quốc gia EU nào như Anh, Pháp, Đức, Ý…

Chương trình lấy quốc tịch các nước thuộc EU hiện có Cộng hòa Síp, Malta, và Bulgaria. Chương trình lấy quốc tịch Montenegro đang được đánh giá là hấp dẫn vì nước này dự kiến gia nhập EU vào năm 2025 và mức đầu tư hiện còn thấp.

Ví dụ như Cộng hòa Síp: Mức đầu tư 51,8 tỉ đồng (2 triệu euro) mua bất động sản tại Cộng hoà Síp (duy trì 5 năm) và tặng chính phủ 3,9 tỉ đồng (150.000 euro). Thời gian thụ lý để có quốc tịch 8-12 tháng. Cùng với quốc tịch Síp là quyền công dân EU. “Đây là chương trình đầu tư đơn giản để đi thẳng lên quốc tịch EU trong thời gian nhanh nhất, nhưng mức đầu tư lại khá cao”- vị LS cho hay.

Vì sao nhiều người giàu Việt mua hộ chiếu đảo Síp?

Đảo Síp (Cyprus) nằm trong Top 5 quốc gia đáng sống và an toàn nhất trên thế giới. Theo cập nhật mới nhất của Passport Index, hộ chiếu Síp đứng thứ 8 trên bảng xếp hạng các hộ chiếu quyền lực trên thế giới. Công dân mang quốc tịch Síp có thể đi lại 159 quốc gia mà không cần thị thực (visa). Dựa trên thông tin mới nhất, các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hộ chiếu Síp không bị bắt buộc từ bỏ quốc tịch hiện tại.

Nếu bạn đã có tài sản ở Sip, điều này mang lại lợi ích hai trong một: vừa có thể sở hữu một ngôi nhà ở nước ngoài, vừa có thêm hộ chiếu mới. Ngoài ra lợi ích lớn nhất là quyền du lịch miễn thị thực tới nhiều nước trên thế giới. Hoặc họ có thể xem xét việc đầu tư như một kế hoạch dự phòng trong trường hợp rủi ro xảy ra như chiến tranh hay thiên tai.

Tham gia chương trình nhập quốc tịch Cyprus chỉ với khoản đầu tư 2 triệu EURO là con đường đơn giản nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất mà các nhà đầu tư có thể thực hiện nếu muốn trở thành công dân đa quốc tịch. Xem thêm: Hình thức đầu tư Quốc Tịch Síp hoặc Hình thức đầu tư Thẻ Xanh Síp

Là thành viên chính thức của khối liên minh châu Âu, Cộng hòa Cyprus được biết đến với với nền kinh tế thị trường tự do hiện đại, cơ sở hạ tầng bậc nhất thế giới. Chính điều này đã giúp đảo Cyprus trở thành một cái tên nổi bật được hàng nghìn người nước ngoài muốn lấy quốc tịch.

Khi tham gia chương trình đầu tư quốc tịch Cyprus, người đầu tư sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích từ các chính sách ưu đãi của Chính phủ này:

– Đầu tiên, nhà đầu tư sẽ được cấp thẻ thường trú trong khoảng thời gian 4 – 6 tháng sau khi nộp đơn, giấy phép này có giá trị vĩnh viễn, vô thời hạn.

– Không chỉ nhà đầu tư được cấp hộ chiếu mà vợ con của nhà đầu tư (dưới 28 tuổi) cũng được cấp hộ chiếu nhập quốc tịch Cyprus sau 7 năm định cư (vẫn được giữ nguyên quốc tịch ở Việt Nam).

– Được sinh sống, học tập và làm việc tại bất cứ quốc gia nào thuộc khối liên minh châu Âu.

– Được thừa hưởng hệ thống giáo dục Cyprus tiên tiến theo tiêu chuẩn Anh Quốc. Miễn học phí cho các bạn học sinh nhập quốc tịch Cyprus theo học trường công và giảm 3 đến 6 lần chi phí học phí cho các bạn học sinh theo học các trường tư thục quốc tế.

– Được hưởng nhiều ưu đãi về chính sách thuế, nguồn vốn FDI cao đem lại sự ổn định cho thị trường bất động sản. – Khi có quốc tịch Cyprus, công dân được miễn thị thực ở 161 quốc gia thuộc khối liên bao gồm cả Úc, Hong Kong, Anh và New Zealand,…

Như vậy, chỉ với 2 triệu EURO để tham gia chương trình nhập quốc tịch Cyprus, nhà đầu tư có cơ hội trở thành công dân chính thức của một đất nước có nền kinh tế tiên tiến, hưởng nhiều ưu đãi về thuế, giáo dục, y tế,… Xem thêm thông tin cụ thể hơn về: Lợi ích đầu tư Thẻ Xanh Síp hoặc Lợi ích đầu tư Quốc Tịch Síp

Những ai thích mua ‘hộ chiếu vàng’ của Cyprus, vì sao?

Tài liệu từ bài điều tra của Đài Al-Jazeera (Qatar) cho thấy chỉ trong hai năm, khoảng 1.000 người giàu có ở Nga đã mua ‘hộ chiếu vàng’ để trở thành công dân Cyprus.

Tại quốc đảo Cộng hòa Cyprus, người nước ngoài có thể sở hữu hộ chiếu nước này thông qua một chương trình đầu tư lấy hộ chiếu.

Bài điều tra của Al-Jazeera vừa qua cho biết đài này đã thu thập hơn 1.400 tài liệu rò rỉ, gọi là “The Cyprus Papers” (Hồ sơ Cyprus, cách gọi tương tự “Hồ sơ Panama” từng nổi lên vài năm nay).

Theo đó, Cyprus Papers thu thập được 1.471 đơn đăng ký đầu tư nhập tịch, có tên của 2.544 người đã nhận được hộ chiếu Cyprus trong giai đoạn từ cuối năm 2017 tới cuối năm 2019.

Theo tài liệu do Al-Jazeera thu thập, gần một nửa các đơn đăng ký đầu tư nhập tịch xuất phát từ Nga. Đây được hiểu là cách giới tinh hoa chính trị, doanh nhân, tỉ phú và cả tội phạm, tìm cách có được một hộ chiếu tại Cyprus.

Điều quan trọng là điều này đồng nghĩa những người có quốc tịch Cyprus sẽ coi như trở thành công dân Liên minh châu Âu (EU), do Cyprus là thành viên EU từ năm 2004.

Việc trở thành công dân EU được hiểu sẽ giúp người mua hộ chiếu thuận tiện hơn trong di chuyển tự do, làm việc và sử dụng dịch vụ ngân hàng tại EU.

Để có được hộ chiếu Cyprus, người có nhu cầu sẽ đóng khoảng 2,5 triệu USD và hầu hết dạng đầu tư này sẽ đổ vào lĩnh vực bất động sản.

Theo ghi nhận của Al-Jazeera, người Nga là nhóm “khách hàng” đông đảo và quan trọng nhất. Việc nhìn thấy những tấm bảng mời chào đầu tư viết bằng tiếng Nga tại sân bay Larcana ở Cyprus đã phần nào phản ánh điều này.

Tài liệu cho thấy nhiều người Nga nộp đơn xin hộ chiếu Cyprus thuộc nhóm kiếm tiền nhờ các mối quan hệ chính trị, kinh tế với chính quyền Nga. Một số còn còn giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước và những người này được gọi là PEPs (tạm dịch: nhân vật chính trị bị lộ diện).

Trong số những người Nga được cấp hộ chiếu Cyprus trong tài liệu của Al-Jazeera có cựu thứ trưởng Igor Reva, cựu thành viên Quốc hội Nga Vadim Moshkovich, chủ cũ công ty con của công ty đường sắt nhà nước Vitaly Evdokimenko. Ngoài ra, còn có ông Vladimir Khristenko, xuất thân từ một gia đình có mối quan hệ chính trị và mẹ kế của ông hiện là phó thủ tướng Nga.

Theo nhận xét của ông Nigel Gould-Davies, một chuyên gia về Nga tại Viện Nghiên cứu chiến lược quan hệ quốc tế (trụ sở ở Anh), những nhân vật có quan hệ chính trị tại Nga muốn lấy quốc tịch đảo Cyprus vì nơi này không có quy định ngặt nghèo, không có một số quy định pháp luật nghiêm như ở Nga, đồng thời quy trình xét duyệt đơn giản giúp họ có thể dễ dàng dùng tiền mua quốc tịch.

Tính tới nay, trong số 1.000 người Nga mua quốc tịch Cyprus có những người thuộc hàng giàu nhất nước Nga. Al-Jazeera cho biết họ xác minh được ít nhất 9 trùm tài phiệt với tài sản hơn 1 tỉ USD mỗi người.

Thực tế từ năm ngoái, một số quy định mới ở Cyprus đã không cho phép bán hộ chiếu cho PEPs, nhưng không thu hồi hộ chiếu đối với những người đã mua trước đó.

Việc Cyprus siết chặt quy định hơn phần nào là kết quả từ việc xuất hiện ngày càng nhiều các ý kiến chỉ trích của EU. Một phần, chương trình đầu tư đổi quốc tịch ở EU đã bị xem là cửa hậu cho nhiều người vào EU. Một phần, mối quan hệ giữa Nga và EU đã căng thẳng từ năm 2014, thời điểm diễn ra vụ sáp nhập bán đảo Crimea.

Còn đối với Cyprus, chương trình đầu tư quốc tịch này là một trong những giải pháp khắc phục nền kinh tế sa sút của nước này. Từ năm 2013, Cyprus đã thu 8 tỉ USD từ chương trình này. Xem thêm: Tại sao nên Định Cư Síp để lấy Quốc Tịch Cyprus?

Làm thế nào để xin Quốc tịch Síp khi đã có PR?

  • Nhà đầu tư trên 18 tuổi với lý lịch tư pháp tốt.
  • Sinh sống tại Síp trong vòng 07 năm, trong đó,
  • Trong 05 năm đầu cư trú 01 ngày mỗi 02 năm;
  • 02 năm cuối trước khi xin quốc tịch phải sống đủ 12 tháng (06 tháng mỗi năm).
  • Đăng ký bảo hiểm y tế trong thời gian cư trú tại Síp. Xem thêm: Điều kiện đầu tư Quốc Tịch Síp.

Từ khóa » đất Nước Cyprus