Da Bàn Chân Bị Khô Và Bong Tróc Là Bệnh Gì Và Chữa Thế Nào?

Da bàn chân bị khô và bong tróc thường là hiện tượng gặp nhiều trong mùa lạnh. Tuy nhiên, cũng có những người bị khô và bong da chân quanh năm, kèm theo triệu chứng nứt nẻ, ngứa ngáy, đau rát, rướm máu. Vậy da chân khô và bong tróc là bệnh gì? Làm thế nào để chữa khỏi hẳn các chứng bệnh này?

1. Những nguyên nhân bệnh lý khiến cho da bàn chân bị khô và bong tróc

Da chân bị khô tróc do bệnh da liễu
Da chân bị khô tróc do bệnh da liễu

Ngoài thời tiết hanh khô khắc nghiệt, bàn chân cũng có thể bị khô tróc, nứt nẻ, ngứa ngáy và đau rát do các nguyên nhân bệnh lý. Vùng da ở lòng bàn chân và các khe kẽ liên tục bị tróc vảy, dày sừng, lột ra thành từng mảng và vô cùng thô ráp. Lúc này, bạn cần chú ý một số bệnh da liễu sau để có phương án điều trị phù hợp:

  • Viêm da tiếp xúc: Khi bàn chân phải tiếp xúc nhiều với hóa chất, nước tẩy rửa, xà phòng, xi măng, vôi, kim loại,… trong một thời gian dài, làn da sẽ có hiện tượng viêm và kích ứng. Viêm da tiếp xúc ở chân khiến cho người bệnh ngứa ngáy, đau rát, bong tróc da và thậm chí rỉ nước.
  • Viêm da cơ địa: Da bàn chân bị khô và bong tróc có thể gây ra do viêm da cơ địa, đặc biệt là ở những người có cơ địa dị ứng. Viêm da cơ địa không gây đau rát nhiều như viêm da tiếp xúc nhưng khiến làn da khô hơn, tróc vảy nhiều và ngứa hơn.

>> Xem thêm: Cách phòng tránh viêm da cơ địa ở chân để không bị mạn tính

  • Vảy nến: Da chân có hiện tượng dày sừng, từng lớp da đùn lên dày thành từng mảng, cảm giác hơi bết nhưng bề mặt lại bong tróc vảy trắng. Vảy nến gây ngứa ngáy dữ dội và đau rát nếu như người bệnh cố gãi bong các lớp da dày sừng.
Các triệu chứng khô, ngứa, bong tróc gần giống nhau
Các triệu chứng khô, ngứa, bong tróc gần giống nhau
  • Nấm da: Vệ sinh da chân không đúng cách, hoặc điều kiện làm việc, lao động thiếu vệ sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm men phát triển. Vùng chân luôn đổ nhiều mồ hôi hơn, dễ bị ẩm ướt nên càng dễ bị nhiễm nấm. Nấm chân khiến cho da chân khô bong, tróc vảy và ngứa ngáy khó chịu.
  • Ghẻ: Đây cũng là một căn bệnh da liễu thường gặp khiến cho bàn chân bị khô tróc. Những cơn ngứa ngáy đến dồn dập và dữ dội, càng về đêm càng ngứa thì có khả năng cao người bệnh đã bị con ghẻ ký sinh. Thoạt nhìn, ghẻ giống như mọc mụn nước ở chân. Nhưng nếu người bệnh càng gãi nhiều thì da càng dễ bị tổn thương, trở nên xù xì, thô ráp.
  • Chàm: Hay còn gọi là tổ đỉa ở chân, là căn bệnh có triệu chứng hơi giống với ghẻ. Tuy nhiên, ghẻ gây ra các nốt nhỏ li ti, còn chàm tổ đỉa có thể gây ra các ổ nước lớn mọc thành cụm.

Biểu hiện của các bệnh da liễu này có thể khó phân biệt, vì đều có những triệu chứng khô, ngứa, bong tróc da. Bởi vậy, để điều trị một cách hiệu quả và an toàn nhất, người bệnh cần được chẩn đoán đúng nguyên nhân bệnh lý. Để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí, người bệnh có thể kết nối với bác sĩ da liễu qua địa chỉ: Tư vấn bác sĩ da liễu Online.

2. Cách chữa da bàn chân bị khô và bong tróc do da liễu

Sử dụng thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ da liễu
Sử dụng thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ da liễu

Hầu hết các bệnh lý da liễu này đều cần dùng loại thuốc mỡ chứa Acid Salicylic để khắc phục. Trước hết là cải thiện tình trạng khô, bong tróc, sau đó mới là xử lý nguyên nhân gây bệnh. Đây là loại thuốc mỡ bôi không cần kê đơn. Người bệnh có thể tìm đến hiệu thuốc để mua loại có nồng độ 2 – 3%. Thuốc sẽ giúp hạn chế tình trạng tróc da và bạt sừng.

Dù vậy, để chữa khỏi hẳn bệnh da liễu khiến cho da bàn chân bị khô và bong tróc, người bệnh cần được điều trị chuyên sâu với các loại thuốc đặc trị. Với mỗi nguyên nhân bệnh lý, bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc với nồng độ khác nhau để ngăn chặn cơn bùng phát. Khi điều trị bằng thuốc Tây Y, người bệnh chú ý dùng đúng và đủ liều lượng bác sĩ đã khuyến nghị. Không tự ý dừng thuốc khi cảm giác bệnh đã khỏi, vì các bệnh da liễu này rất dễ tái phát khi không dùng thuốc đủ liều

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc da để đẩy nhanh quá trình hồi phục cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.

3. Cách chăm sóc và dưỡng ẩm

Chăm sóc sức khỏe làn da, kích thích da hồi phục nhanh chóng
Chăm sóc sức khỏe làn da, kích thích da hồi phục nhanh chóng

Khi mắc bệnh da liễu, làn da trở nên nhạy cảm ơn rất nhiều trước các tác nhân gây hại ngoài môi trường. Đặc biệt là da vùng chân, luôn phải chịu áp lực đè nặng của trọng lượng cơ thể, nên cần có được sự chăm sóc chu đáo hơn.

  • Dưỡng ẩm bằng kem: Kem dưỡng ẩm giúp cho làn da mềm hơn, không bị căng cứng, co kéo, hạn chế tình trạng bong tróc và rách da. Kem dưỡng ẩm cũng giúp tạo môi trường thuận lợi để làn da tái tạo khỏi các thương tổn.

>> Xem thêm: 5 Kem dưỡng ẩm cho da khô mùa đông không bết rít, nhờn dính

  • Tẩy da chết: Sử dụng các sản phẩm tẩy da chết vật lý để loại bỏ tế bào sừng, giúp cho làn da mềm mại hơn, kích thích da tái tạo nhanh chóng hơn.
  • Bảo vệ da chân: Trong thời tiết lạnh, nên bảo vệ bàn chân với tất, giày ấm, hạn chế tiếp xúc với nước và các loại hóa chất độc hại. Nếu điều kiện làm việc bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất, cần chú ý sử dụng ủng bảo hộ.

Da bàn chân bị khô và bong tróc nhiều là biểu hiện của các bệnh lý da liễu như viêm da, chàm, nấm, ghẻ,… Để điều trị khỏi các triệu chứng này, cần sử dụng thuốc đặc trị theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh cần chú ý chăm sóc da cẩn thận để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nguồn: Healthline.com

Từ khóa » Da Lòng Bàn Chân Bị Bong Tróc