Da Bé Bị Nổi Hạt Sần Sùi Có Nguy Hiểm Hay Không? Cách điều Trị?
Có thể bạn quan tâm
Da bé bị khô sần có nguy hiểm không?
Da bé bị khô sần không còn mềm mại, mịn màng mà bị khô ráp, khi sờ cảm thấy sần sùi, không được đều màu. Bên cạnh đó, da có nhiều vùng bị bong tróc, nổi mụn, nổi mẩn đỏ,... Nguyên nhân là bởi các căn bệnh về da liễu của bé. Đối với từng loại bệnh, da bé sẽ có những biểu hiện cũng như nguyên nhân và cách khắc phục khác nhau.
Nhìn chung, tình trạng da bé bị nổi hạt, khô sần không quá nguy hiểm tuy nhiên mẹ nên theo dõi thường xuyên. Các chuyên gia cho biết tuỳ mức độ mà da bé có thể tự động phục hồi về sau hoặc phải sử dụng đến các biện pháp can thiệp. Tuy nhiên khi nhận thấy bất kỳ sự bất thường nào trên da con, đặc biệt là khiến con khó chịu - quấy khóc - biếng ăn - mệt mỏi,... thì mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Da bé bị khô, sần sùi do nổi kê
Khi bị kê da trẻ có biểu hiện bị sưng tấy với sự xuất hiện của những nốt mụn nhỏ sần sùi trên bề mặt da nhưng không có mủ. Những vị trí xuất hiện của chúng thường ở má, trán, tay, chân,... và không gây đau cho trẻ. Nguyên nhân nổi hạt kê là do bé bị rôm sảy, dị ứng bởi sữa tắm, dưỡng da, nước giặt xả trên quần áo, chăn mền,... Da bé bị khô sần do nổi kê không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng nhiều đến bé nên mẹ không cần quá lo lắng.
Da trẻ nổi mẩn đỏ
Việc da bị nổi mẩn đỏ cũng là một trong những nguyên nhân khiến da bé bị khô sần, đỏ rát trong thời gian dài. Hiện tượng này có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể bé như tay chân, bụng, mặt,... Những vết mẩn đỏ tại mông sẽ khiến bé đau rát, khó chịu khi đi ngoài.
Nếu bé bị mẩn đỏ tại khuôn mặt có thể nguyên nhân là do thời tiết, bị dị ứng sữa hoặc các chất liệu chăn mền cho bé không được mềm mại, phù hợp. Các vết mẩn đỏ tại miệng bé thường do miệng chưa được lau sạch sẽ sau khi bú khiến cho vi khuẩn, nấm phát triển. Những nốt mẩn đỏ tại miệng khiến bé thấy khó chịu, biếng ăn hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải trường hợp da bé bị khô sần, mẩn đỏ ở mông. Nguyên nhân thường là do trẻ bị hăm da, hăm tã. Trẻ đeo tã một cách thường xuyên, nước tiểu đọng ở mông trong một thời gian dài. Mồ hôi không được lau sạch sẽ, bị ẩm khiến cho nấm dễ dàng phát triển khiến da bé bị kích ứng.
Da bé bị nổi hạt sần sùi là dấu hiệu của những bệnh gì?
Da bé bị nổi hạt sần sùi ở nhiều vùng như tay chân, 2 bên má, mông đùi, háng bẹn hay lan ra toàn thân làm bé ngứa ngáy, khó chịu ảnh đến tinh thần, sức khỏe của trẻ và khiến bố mẹ lo lắng không biết con gặp phải vấn đề gì.
Mẹ cần quan sát những dấu hiệu khác thường xuất hiện tại vùng da nổi hạt sần sùi để biết được những vấn đề về da mà bé gặp phải còn xử lý đúng cách, chăm sóc và bảo vệ làn da mỏng manh của các bé.
1. Hăm tã
Khi mẹ phát hiện vùng da bị tổn thương của bé nổi những hạt li ti, sờ vào thấy sần sùi, mẩn đỏ tại vùng da có nếp gấp như quanh bộ phận dục, 2 bên háng và phần mông thì chắc chắn con đang bị hăm tã.
Tình trạng này làm bé cảm thấy khó chịu, ương bướng và quấy khóc khi bố mẹ thay tã. Bé hăm tã là vì những vùng da này luôn được che kín, tiếp xúc với mồ hôi và chất thải của bé. Mẹ phải vệ sinh sạch sẽ cho bé, mỗi lần vệ sinh xong nên rửa sạch vùng kín và hậu môn bằng nước ấm rồi lau khô.
2. Chàm sữa
Chàm sữa là vấn đề về da thường gặp ở trẻ nhỏ, phổ biến nhất ở những trẻ từ 1-5 tháng tuổi. Những triệu chứng phổ biến là da bé bị nổi hạt sần sùi, xuất hiện những nốt mẩn đỏ li ti nằm riêng lẻ hoặc thành từng mảng, chạm vào có cảm giác khô ráp và có những vảy nhỏ.
Những hạt sần sùi thường bị nhiều ở má, lan rộng đến vùng thái dương và ở nhiều vị trí khác trên cơ thể bé. Tình trạng này làm bé ngủ không ngon giấc, quấy khóc, lười bú sữa mẹ và thường đưa tay lên gãi ngứa hoặc chà vào đầu. Nếu chàm sữa nhẹ bé có thể tự khỏi sau thời gian ngắn, nhưng mẹ phải lưu ý chế độ ăn uống hợp lý và tránh các loại đồ ăn gây kích ứng.
3. Nổi mề đay mẩn ngứa
Khi da trẻ có dấu hiệu nổi hạt sần sùi thì có thể là biểu hiện bé bị nổi mề đay. Bệnh này sẽ khiến da bé xuất hiện những nốt sần màu hồng hoặc đỏ tương đối lớn và thành từng mảng. Vùng da đỏ ban đầu rất nhỏ nhưng nhanh chóng lan rộng toàn cơ thể của trẻ. Nổi mề đay thường ngứa ngáy dữ dội, cảm giác nóng rát, thậm chí trẻ cảm thấy chóng mặt, quấy khóc, khó thở và viêm sưng ở tay chân.
Tác nhân gây nổi mề đay có thể do dị ứng khi trẻ tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo hay một số đồ ăn như hải sản, đậu phộng,... Ngoài các yếu tố thời tiết đột ngột thay đổi, viêm tai giữa, sưng amidan thì cảm lạnh cũng khiến da bé bị nổi hạt sần sùi và bị mề đay. Khi bé bị mề đay mẹ có thể dùng các bài thuốc dân gian tắm cho bé bằng các loại lá như lá trầu không, lá trà xanh, lá khế, lá kinh giới,... sẽ làm giảm tổn thương, dịu da và bớt ngứa.
4. Rôm sảy
Khi thời tiết nắng nóng, oi bức sẽ khiến làn da bé không điều chỉnh nhiệt tốt, ra mồ hôi nhiều làm tắc lỗ chân lông gây nổi rôm sảy. Bệnh này thường nổi hạt sần sùi ở da đầu, vai, cổ, lưng, ngực, nách, háng, chứa mụn nước dưới da, gây ngứa và mẩn đỏ.
Các mẹ nên hạn chế bé chà sát vùng da bị rôm sảy tránh gây trầy xước da, thay quần áo thường xuyên, mặc quần áo rộng và sử dụng các loại vải cotton có khả năng thấm hút mồ hôi để bé dễ vận động và thoát khí cho da.
5. Bệnh tay chân miệng
Mẹ có thể nhận thấy da bé nổi hạt sần sùi và xuất hiện mụn nước ở các vị trí quanh miệng, trong vòm họng, lòng bàn chân, lòng bàn tay, đầu gối, mông. Một số trường hợp trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, nôn ói, tiêu chảy, quấy khóc, bỏ ăn,...
Bé bị tay chân miệng nguyên nhân do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bố mẹ nên điều trị tại nhà cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ, sát trùng miệng, bôi thuốc lên vùng da bị tổn thương sau khi tắm và cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu.
6. Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa khiến làn da bé sần sùi, mẩn đỏ và ngứa ngày làm bé khó chịu. Da bị tổn thương phần lớn ở các vùng trán, cổ, tay chân, thân mình và phổ biến ở mặt. Bệnh nặng hơn sẽ xuất hiện nhiều mụn nước tập trung thành từng mảng trên nền da đỏ, gây sưng phù và ngứa nhiều hơn. Để hạn chế tổn thương mẹ nên thường xuyên vệ sinh cho bé với sữa tắm an toàn, quần áo có chất liệu mềm mại, rộng rãi tránh cọ xát vùng da bị viêm.
Cách điều trị khi da bé bị khô sần như thế nào?
Vệ sinh cá nhân cho bé
Khi mẹ bắt gặp da bé bị khô, sần sùi, bạn không nên tự ý tìm các loại thuốc bôi cho trẻ khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Bạn hãy chú ý việc vệ sinh thân thể cho bé thật sạch sẽ bởi nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do da bé chịu tác động của các loại nấm khuẩn, bị kích ứng,... Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế sử dụng sữa tắm, phấn rôm. Thay vào đó là tắm nước ấm bình thường hoặc với các loại lá cây có lợi cho trẻ, không gây kích ứng da.
Vệ sinh quần áo cho bé sạch sẽ
Bạn cần thay tã thường xuyên cho bé, vệ sinh đồ dùng chăn gối cho trẻ sạch sẽ và chọn cho bé những chất liệu vải thoáng mát, mềm mại, hút ẩm tốt như cotton. Khi giặt quần áo cho bé, ngoài việc giặt sạch, phân loại quần áo áo bẩn đúng cách. Bạn có thể dùng thêm nước xả vải sau khi giặt đồ. Nước xả vải sẽ giúp làm mềm từng sợi vải, ngăn hiện tượng khô cứng, cho cảm giác mềm mịn, dễ chịu hơn khi vải tiếp xúc lên làn da của bé.
Làn da trẻ rất mỏng manh, nhạy cảm nên hiện tượng da bé bị nổi hạt sần sùi, khô hay mẩn đỏ có thể thường xuyên xảy ra. Bạn cần biết được nguyên nhân bệnh là gì và có biện pháp chữa trị, chăm sóc da bé đúng cách để cho bé luôn khỏe mạnh.
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam.
Từ khóa » Da Lưng Nổi Sần
-
Các Bệnh Lý Thường Gặp Gây Nốt Sần Trên Da - Vinmec
-
Da Nổi Sần Không Ngứa: Dấu Hiệu Của 8 Bệnh Lý Da Liễu - VIETSKIN
-
Bác Sĩ Chỉ Ra Nguyên Nhân Và Các Loại Nốt Sần Trên Da
-
Da Nổi Sần Ngứa: Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Lưng Nổi Mẩn đỏ Ngứa Vì Sao Và Chữa Thế Nào Hiệu Quả?
-
Da Nổi Sần Không Ngứa - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục đơn Giản
-
Lưng Nổi Mẩn đỏ Ngứa Là Bị Gì? Dấu Hiệu Và Cách Trị - Thuốc Dân Tộc
-
Hiện Tượng Da Bị Nổi Sần Và Ngứa
-
Da Bị Nổi Sần Và Ngứa Là Bệnh Gì? Làm Sao Khỏi? - VCEP
-
Nổi Mề Đay Ở Lưng: Cách Nhận Biết Và Hướng Điều Trị
-
Da Nổi đốm đỏ Không Ngứa Là Bệnh Gì? 20 Nguyên Nhân Thường ...
-
Bị Nổi Vòng Tròn đỏ Trên Da Là Bệnh Gì? - Hello Bacsi
-
Tình Trạng Nổi Mẩn đỏ Ngứa ở Lưng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Trẻ Bị Rôm Sảy ở Lưng: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả