Da Bị Dị ứng Hóa Chất Phải Làm Sao? Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý

7 phút đọc Chia sẻ bài viết

Một số sản phẩm hóa mỹ phẩm thiết yếu trong cuộc sống có thể là nguyên nhân gây ra những triệu chứng phản ứng trên da do dị ứng hóa chất. Vậy đó là những hóa chất nào? Dấu hiệu nhận biết là gì? Nên xử lý thế nào? Tất cả sẽ có trong nội dung dưới đây.

I – Dị ứng hoá chất là như thế nào?

Dị ứng hóa chất là các dấu hiệu của tình trạng dị ứng da, xuất hiện khi người bệnh có tiếp xúc trực tiếp với gây ra dị ứng.

Tay bị dị ứng hóa chấtHóa chất có nhiều trong các sản phẩm thiết yếu của mỗi gia đình

Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các chất hóa học được xem là vô hại với con người.

Các hóa chất này thường có trong những sản phẩm tiếp xúc thường xuyên như chất tẩy rửa, nước hoa, thuốc nhuộm tóc và các sản phẩm chăm sóc da,…

Dị ứng với hoá chất có thể xảy ra ở cả những người đã từng sử dụng chúng trước đây.

Những số liệu thống kê cho thấy, các tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc thường xảy ra bởi các nguyên nhân chính như:

– Những sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh như: thuốc nhuộm, xà phòng, nước rửa chén,…

– Các loại mỹ phẩm, đồ trang điểm không phù hợp, không đảm bảo

– Do cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng, viêm da tiếp xúc

– Do di truyền: Những người có người thân tiểu sử bị dị ứng thì nguy cơ cao bị dị ứng hơn người khác.

Bị dị ứng với hóa chấtNhững người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất rất dễ bị kích ứng 

– Do nghề nghiệp: Người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất cũng dễ bị dị ứng. Theo thống kê cho thấy viêm da dị ứng hoá chất liên quan nhiều tới yếu tố nghề nghiệp chiếm khoảng 7% các ca bệnh.

II – Dấu hiệu dị ứng hóa chất

Các triệu chứng dị ứng thường xuất hiện trên da trong 24-48 giờ sau khi tiếp xúc với chất gây kích ứng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp các dấu hiệu này xuất hiện muộn hơn, trong vòng 5 ngày đến 1 tuần.

Các triệu chứng dị ứng hoá chất phổ biến nhất gồm có:

– Đỏ da

– Da tróc vảy

– Phồng rộp da

– Bị dị ứng hóa chất gây ngứa rát da từ nhẹ đến dữ dội

– Sưng mắt, mặt và vùng sinh dục

Dị ứng hóa chất ở tayDị ứng hóa chất gây ra những phản ứng trên da ở nhiều mức độ

– Nổi mề đay

– Da nhạy cảm hơn trước

– Da tay bị dị ứng hoá chất sẫm màu, sần sùi và nứt nẻ

Các triệu chứng thường biểu hiện nặng nhất ở khu vực tiếp xúc trực tiếp và lây lan sang nếu tay chạm vào chất gây dị ứng sau đó tiếp xúc với các bộ phận khác của cơ thể như mặt, cổ,..

III – Các hóa chất dễ bị dị ứng

Ước tính trong môi trường có đến 2.800 loại hóa chất có khả năng gây ra phản ứng dị ứng hóa chất. Một số hóa chất gây dị ứng phổ biến như:

1. Dị ứng hoá chất nail 

Các sản phẩm làm móng chuyên nghiệp, đặc biệt là gel và acrylic thường nhận được sự ưa chuộng của rất nhiều tín đồ làm đẹp cũng như các thợ nail. Tuy nhiên, với một vài người, nó có thể gây ra những dị ứng tiêu biểu như nóng dưới móng, mẩn đỏ.

Hiện tượng này xảy ra là do một số thành phần được sử dụng đã bắt đầu có những kích thích đáng kể lên móng.

Dị ứng hóa chất nailHóa chất nail có thể gây dị ứng cho người dùng

Chúng di chuyển qua lớp gel hoặc acrylic, qua móng tự nhiên, xuống mô mềm và xâm nhập và khu vực giường móng khiến khách hàng có cảm giác nóng hoặc bị ngứa, vết đỏ, mụn nước cũng là dấu hiệu có thể gặp phải.

Việc tiếp xúc với chất kích thích có thể ảnh hưởng đến làn da trên khuôn mặt người sử dụng. Nghiêm trọng hơn, nó có thể được gọi là tình trạng viêm da hoặc nhiễm trùng da.

2. Dị ứng hoá chất làm tóc

Phần lớn cơ thể chúng ta sẽ bị kích ứng với hóa chất trong thuốc nhuộm tóc, đó là para – phenylenediamine.

Thành phần này chiếm đến ⅔ số lượng của các sản phẩm thuốc nhuộm tóc trên thị trường hiện nay. Chúng không chỉ ngấm vào trong thân tóc mà còn đồng thời kết hợp với protein trong da.

Ngoài ra, người dùng thuốc nhuộm tóc cũng có khả năng dị ứng với một số thành phần khác có ở trong thuốc như peroxide, ammonia,…

Khi bị dị ứng hoá chất là thuốc nhuộm tóc, những biểu hiện nặng nề sẽ xuất hiện cục bộ trong khoảng suốt 48h với các triệu chứng sau:

– Cảm giác ngứa châm chích tại vùng da đầu, mặt, gáy,… và nóng rát.

Bị dị ứng hóa chất làm tócMột số thành phần trong hóa chất làm tóc có thể gây dị ứng

– Sưng phù vùng da đầu và vùng mặt.

–  Sưng mí mắt, môi, phù tay chân.

– Nổi mẩn đỏ ở trên vùng da bất kỳ.

– Sốc phản vệ có thể gây tử vong với các dấu hiệu sưng, nóng rát da như phải bỏng, sưng họng, khó thở, ngất xỉu.

3. Dị ứng hoá chất mỹ phẩm

Dị ứng với mỹ phẩm là tình trạng da bị nổi mẩn đỏ, mề đay, sẩn ngứa, mụn mủ khi tiếp xúc với các thành phần có trong mỹ phẩm (sản phẩm chăm sóc da và trang điểm).

Các thành phần dễ gây dị ứng như parabens (chất bảo quản), mineral oil/ paraffin (dầu khoáng), perfume (hương liệu), chì, cồn,… có thể khiến lỗ chân lông bị bít tắc, gây kích thích và làm phát sinh hiện tượng dị ứng.

Dị ứng hóa chất phải làm saoDị ứng mỹ phẩm thường có mức độ nặng ở vùng da mặt

So với những vùng da khác, da mặt thường có độ nhạy cảm cao, mỏng và dễ tổn thương. Do đó, sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp có thể khiến da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.

IV – Dị ứng hóa chất phải làm sao? Cách chữa dị ứng hoá chất

Khi bị dị ứng với hóa chất cần rửa sạch tay và các vùng da tiếp xúc với hóa chất, nếu triệu chứng nặng  cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sỹ. Tùy theo từng nguyên nhân và mức độ dị ứng mà có những phương pháp xử lý khác nhau.

1. Xử lý dị ứng hóa chất ở mức độ nhẹ 

Đối với trường hợp nhẹ, có thể áp dụng một số mẹo nhỏ tại nhà để cải thiện các triệu chứng trên da như:

  • Thoa dầu dừa, dầu oliu

Trong dầu dừa chứa lượng lớn axit béo, giúp làm lành tổn thương và cấp ẩm cho da. Sử dụng thường xuyên khắc phục các vết khô ráp, chai sần, nứt nẻ.

Cách chữa dị ứng hóa chấtSử dụng dầu dừa và dầu oliu khắc phục các vết khô nẻ, chai sần do dị ứng

Còn dầu oliu chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể duy trì độ đàn hồi, dưỡng ẩm và trẻ hóa làn da từng bị dị ứng hoá chất ở tay.

  • Sử dụng yến mạch

Yến mạch chứa nhiều thành phần có lợi cho da như chất khoáng, xơ, vitamin, hoạt chất chống oxy hóa. Dùng trên da bị dị ứng nhẹ gây khô ráp, mẩn ngứa, nổi mụn.

Trộn đều 3 thìa yến mạch với 2 thìa mật ong và 1 thìa dầu quả bơ. Thoa đều mặt nạ yến mạch lên da tay và giữ trong 10 phút. Cuối cùng rửa sạch với nước.

  • Cách giảm dị ứng trên da bằng kem bôi dưỡng ẩm

Đối với tình trạng bị dị ứng với hoá chất gây mẩn ngứa nhẹ, khô da có thể tham khảo sử dụng kem bôi da Yoosun rau má để cải thiện.

Với thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin,… kem Yoosun rau má giúp dưỡng ẩm da, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển, giảm ngứa, khô rát, bong tróc da.

Ngay sau khi sử dụng, chất kem mát lành, thẩm thấu rất nhanh sẽ mang lại cảm giác dịu nhẹ, dễ chịu trên da.

Thuốc bôi dị ứng hóa chấtThoa kem Yoosun rau má làm dịu da dị ứng mẩn ngứa

Sản phẩm này được đánh giá cao về độ an toàn lành tính, dùng được cho mọi làn da và đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép.

Mỗi ngày có thể thoa kem Yoosun rau má 2 – 3 lần, không cần rửa lại với nước.

2. Cách chữa dị ứng hoá chất nặng

Nếu mắc bị dị ứng nặng hơn, sau khi thăm khám bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc chống viêm tác dụng toàn thân hoặc tại chỗ. Ngoài ra có thể bổ sung thêm thuốc chống ngứa kháng histamin, thuốc kháng sinh nếu gặp trường hợp bội nhiễm.

  • Nhóm thuốc bôi dị ứng hoá chất

Nhóm này gồm có các loại kem hydrocortisone tác dụng nhẹ (khoảng 0,5 – 1%) giúp làm dịu tình trạng da, giảm các kích ứng khi bị dị ứng.

Ngoài ra còn có nhóm thuốc Corticosteroid sử dụng thoa tại chỗ giúp kháng viêm, chống lại các phản ứng dị ứng dưới da.

  • Thuốc uống

Các thuốc này gồm có corticosteroids dạng viên, các thuốc kháng histamin, một số thuốc trị dị ứng hoá chất khác giúp kìm hãm sự hoạt động của các yếu tố miễn dịch dưới da, cải thiện các triệu chứng.

Thuốc trị dị ứng hóa chấtMột số loại thuốc được bác sỹ kê giúp kiểm soát dị ứng

Ngoài một số loại thuốc phổ biến dạng uống, dạng bôi tại chỗ còn có một số loại thuốc dạng tiêm.

Cách trị dị ứng hoá chất dù ở hình thức nào, khi sử dụng các loại thuốc Tây đều cần hết sức cẩn thận để tránh những ảnh hưởng không mong muốn do tác dụng phụ của thuốc. Không nên sử dụng thuốc bừa bãi, tùy tiện mà không có chỉ định của bác sĩ điều trị.

V – Cách phòng tránh khi bị dị ứng với hóa chất

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ phải tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nhau. Vì thế, hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây để phòng ngừa dị ứng hóa chất:

– Trước khi sử dụng bất kỳ hóa chất nào, bạn nên xem kỹ thành phần để biết mình dị ứng với thành phần hoặc sản phẩm nào để sau này không sử dụng nữa.

– Đối với sữa tắm, dầu gội, sữa rửa mặt… bạn nên test thử trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng để xem mức độ phản ứng của da.

– Nên chọn hóa mỹ phẩm đến từ các thương hiệu uy tín, không sử dụng hàng trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc.

– Nếu tay bị dị ứng hóa chất thường xuyên, bạn nên dùng gang tay cao su khi phải giặt giũ, rửa bát… Như vậy, da tay sẽ không phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.

– Ngoài ra, để tránh dị ứng hoa chất nail, bạn cũng nên test thử và chọn sơn móng tay có thương hiệu rõ ràng. Vì một số loại sơn móng tay rẻ tiền, trôi nổi trên thị trường có thể chứa chất gây dị ứng cho da.

Dị ứng hóa chất là hiện tượng quen thuộc trong cuộc sống, có thể gây tổn thương da ở nhiều mức độ vì vậy người có tiền sử dị ứng cần hết sức  thận trọng khi lựa chọn sản phẩm hóa mỹ phẩm phù hợp để sử dụng.

Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được tư vấn bởi dược sỹ.

Tham khảo thêm:

  • Dấu hiệu dị ứng kem body là gì? Cách trị dị ứng kem body hiệu quả
  • Cách chữa dị ứng thuốc tây

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn) Bình luận mặc định Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Hủy

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Tên của bạn*Địa chỉ email*

Ghi nhớ tên và email cho lần bình luận sau.

Δ

Từ khóa » Dị ứng Gel Nail