Đá Bọt Pumice Indo Bịch 5 Lít - Thế Giới Giá Thể, đất Trồng Cây
Có thể bạn quan tâm
1. Đá bọt pumice indo
Đá Pumice trên thị trường hiện nay chủ yếu xuất xứ từ Indonesia, hoặc Thổ Nhĩ Kỳ.
Một ngọn núi lửa nổi tiếng sản xuất đá bọt là Krakatoa tại Indonesia. Một vụ phun trào vào năm 1883 đã phun ra nhiều đá bọt đến nỗi hàng km biển bị bao phủ bởi đá bọt nổi và ở một số khu vực đã dâng cao 1,5 mét so với mực nước biển.
Krakatau hay Krakatoa, là một đảo núi lửa thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương. Nó đã hình thành nên một hệ thống quần đảo gồm bốn đảo chính trong eo biển Sunda của Indonesia, giữa đảo Sumatra và đảo Java. Cấu trúc địa lý của đảo đã thay đổi ít nhất hai lần, sau hai vụ phun trào núi lửa vào các năm 416 (hoặc 535) và vào năm 1883. Mặc dù vậy, quần đảo vẫn đón nhận một hệ sinh thái đa dạng, với hàng trăm loài động, thực vật khác nhau, phần lớn là nhờ khí hậu nhiệt đới.
Đá bọt (đá núi lửa) Indonesia có chất lượng cao, nguồn cung dồi dào, và đặc biệt có tuyến đường gần hơn so với các nguồn khác cùng với đó là chi phí vận chuyển thấp nên Đá bọt pumice Indo rất phù hợp với thị trường Việt Nam.
2. Đá bọt pumice là gì
Đá bọt pumice (hay còn gọi là đá pumice, đá bọt, đá núi lửa) được hình thành nhờ quá trình phun trào của núi lửa.
Chúng được tạo ra khi dung nham với hàm lượng nước và khí rất cao được thải ra từ núi lửa. Khi bọt khí thoát ra, dung nham trở nên sủi bọt. Khi dung nham này nguội đi và cứng lại, kết quả là một vật liệu đá rất nhẹ chứa đầy bong bóng khí nhỏ.
Đá Pumice có màu từ xám nhạt đến xám trung bình. Nó chứa rất nhiều bọt khí rỗng, vì vậy nó rất nhẹ và trông giống như một miếng bọt biển. Cũng như đá perlite, đá pumice nhẹ đến nỗi nó sẽ nổi trên mặt nước.
Đá bọt là đá lửa có bề ngoài sủi bọt. Cái tên này có nguồn gốc từ từ tiếng Latinh “pumex” có nghĩa là “bọt” và qua lịch sử đã được đặt nhiều tên vì sự hình thành của nó không rõ ràng. Trước đây nó được gọi là “Spuma Maris”, có nghĩa là bọt biển trong tiếng Latinh, bởi vì nó là một vật liệu sủi bọt được cho là bọt biển cứng. Nó còn được gọi là “écume de mer” trong tiếng Pháp và “Meerschaum” trong tiếng Đức vì lý do tương tự. Vào khoảng năm 80 trước Công nguyên, nó được gọi là “lapis foamiae” trong tiếng Latinh vì đặc tính có mụn nước của nó. Nhiều học giả Hy Lạp quyết định có nhiều nguồn đá bọt khác nhau, một trong số đó thuộc loại san hô biển.
Ngày nay chúng ta thường gọi nó là “Đá bọt pumice”, “đá pumice”, hay “đá bọt núi lửa”.
3. Đặc điểm của đá bọt pumice
- Đá bọt pumice nhẹ do có chứa nhiều bọt khí bên trong
- Đá bọt pumice là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên (trừ khi nhà sản xuất tẩm thêm các thành phần dinh dưỡng để làm giàu đá bọt núi lửa cho mục đích trồng trọt).
- Đá bọt pumice có độ cứng trung bình và không bị phân hủy trong đất
- Chúng thường có màu xám, trắng, ngà…
- Độ pH trung tính từ khoảng 5.5-7.0
- Đá bọt núi lửa khi trộn với đất, chúng có khả năng giúp đất tơi xốp, thoát nước tốt và giữ ẩm tốt. Đây là đặc tính tối quan trọng trong việc sử dụng đá bọt núi lửa trong các loại đất trộn
4. Công dụng của đá bọt pumice:
Nhờ vào đặc tính lý hóa của chúng như độ pH trung tính (độ pH của đá bọt khoảng 5.5-7.0), đá bọt có chưa nhiều bọt khí tạo ra khả năng Thoát ngước – giữ ẩm và thoáng khí rất cao, cùng với đó là độ bền trong tự nhiên của đá bọt. Nên Đá bọt Pumice được ứng dụng rộng rãi trong Nông nghiệp – trồng trọt – cải tạo đất trồng.
Như một chất cải tạo đất.
Các loại đất thường dùng sẽ có dấu hiệu nén chặt lại sau một thời gian sử dụng. Chúng làm rễ cây bị “ngộp” trong một môi trường ẩm ướt, thiếu lưu thông khí. Đá bọt núi lửa Pumice hầu như không bị phân hủy hay biến đổi cấu trúc trong môi trường ẩm ướt. Vì thế người ta thường thêm pumice vào đất như một chất cải tạo đất. Để cải thiện hệ thống thoát nước cho các loại cây như cây xương rồng, sen đá, bạn trộn 25% đá bọt với 25% đất vườn, 25% phân trộn và 25% cát hạt lớn.
Lớp phủ trên đất bảo vệ cây trồng
Đá bọt thô làm lớp phủ tuyệt vời và hấp dẫn cho các luống hoa và cây bụi. Khi được bảo vệ bởi lớp phủ, phần đất bên dưới giữ ẩm lâu hơn và ít có khả năng bị nén chặt do tưới nước. Với lớp phủ dày vài cm, vấn đề cỏ dại cũng được giảm thiểu. Đá bọt thậm chí có thể được nhuộm màu để phục vụ mục đích trang trí bụi cây, sân vườn.
Phương tiện phân phối hóa chất đến đất.
Đá bọt trơ về mặt hóa học và cực kỳ hấp thụ. Điều đó giúp trở thành vật trung gian lý tưởng để cung cấp các hóa chất nông nghiệp hữu ích như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, phân bón. . Đá bọt cũng cải thiện độ ẩm và khả năng giữ chất dinh dưỡng của đất. Và một khi Pumice hoàn thành nhiệm vụ, chúng vẫn giữ nguyên trạng thái và tính chất ban đầu.
Giá thể trồng lan, cây mọng nước tối ưu
Đá Pumice rất được khuyên dùng để trộn vào giá thể cho lan, một số loại cây mọng nước như sen đá, xương rồng. Chúng hạn chế tình trạng úng nước của rễ cây. Cũng như Perlite, đá bọt Pumice mang lại độ thoáng khí và thoát nước tốt cho rễ. Tuy nhiên, đá perlite quá nhẹ thường bị nổi khi tưới nước và trôi ra khỏi chậu. Nhờ vào trọng lượng nặng hơn, Pumice sẽ tồn tại ổn định hơn trong giá thể. Điều đó cũng giúp rễ cây mọc dài hơn, bám tốt vào giá thể hơn.
- Làm chất trộn trong hỗn hợp giá thể, đất trồng. Giúp đất thoáng khí, thoát nước và giữ ẩm tốt.
- Làm giá thể, chất trồng trong thủy canh
- Làm chất phủ nền vườn cảnh quan, lớp phủ mặt chậu. Giúp giữ ẩm cho đất, chống cỏ dại, và tránh xói mòn đất
Đá bọt Pumice sử dụng như chất phủ nền
Đá bọt Pumice được sử dụng rộng rãi với mục đích làm chất phủ nền. Bạn có biết tại sao chúng được sử dụng làm chất phủ nền không? Dưới đây là một số lý do bạn nhé:
- Chúng khá nhẹ nên sẽ không chìm xuống đất hay không làm nén chặt đất
- Chúng có kích thước lớn, bạn nên dùng loại đá bọt kích thước 1-2cm làm chất phủ nền
- Chúng không làm thay đổi tính chất, thành phần đất
- Đất vẫn thở được, rất thoáng khí cho dù bạn phủ lên một lớp dày hay cho dù chúng có len lỏi xuống lớp đất phía dưới
- Màu sắc sáng, thường là màu xám, vàng hoặc hơi trắng
- Chi phí không quá cao, và dễ dàng vận chuyển
Công dụng của Chất phủ nền đá bọt pumice
- Ngăn ngừa cỏ dại mọc
- Ngăn ngừa hiện tượng xói mòn đất
- Tăng cường khả năng giữ ẩm của đất
- Tăng tính thẩm mỹ cho khu vườn của bạn.
5. Ưu điểm đá bọt pumice
Khả năng giữ chất dinh dưỡng
Một chất trồng hiệu quả phải có khả năng giữ lại chất dinh dưỡng. Khi so sánh cùng một số giá thể có đặc tính trơ khác, pumice tỏ ra ưu thế hơn. Chúng có thể hút ẩm và giữ lại khoảng 30% thể tích của chúng. Loại đá bọt này có vô số lỗ khí có chức năng như những hồ chứa cực nhỏ để thu nhận và lưu trữ độ ẩm giàu chất dinh dưỡng và đưa nó trở lại hệ thống rễ khi cần thiết. Điều đó đồng nghĩa, khi ta bón phân vào đất, chất dinh dưỡng sẽ không theo nước trôi tuột hết ra ngoài. Điều đó cho phép cho phép ta tưới nước ít thường xuyên hơn. Đồng thời cũng tránh các vấn đề như rêu, tảo phát triển. Nó cũng giúp tiết kiệm năng lượng và giảm hao mòn hệ thống tưới nước.
Khả năng thoát nước
Cân bằng rất quan trọng. Chất trồng phải có khả năng thoát nước nhanh chóng để không khí lưu thông vào rễ. Tuy nhiên, giá thể vẫn phải giữ lại độ ẩm cần thiết cho cây phát triển và bám rễ. Độ ẩm đó vô cùng quan trọng để cây sử dụng giữa các chu kỳ tưới. Với một giá thể khô ngay tức thì, bạn sẽ phải tưới nước thường xuyên hơn, thậm chí nhiều lần trong ngày.
Các lỗ rỗng đục và rỗ bề mặt giống như bọt biển của đá Pumice có kích thước không giống nhau. Chính sự đa dạng tự nhiên về kích thước, hình dạng và độ sâu lỗ đã cung cấp sự cân bằng cần thiết để thoát nước tốt hơn. Các lỗ nhỏ li ti giữ nước và cung cấp nước theo nhu cầu của hệ thống rễ. Khi ta tưới nước, đá pumice sẽ hút và giữ lại một lượng ẩm bằng khoảng 30% khối lượng của chúng. Khi rễ cây cần nước, chúng sẽ tạo các lực hút để lấy lượng ẩm từ đá. Chúng tạo một môi trường luôn đủ ẩm cho cây, nhưng lại không giống như cây sống môi trường ngập nước.
Chống hiện tượng biến đổi cấu trúc đất
Sau một thời gian sử dụng, đất trồng thông thường thường có hiện tượng bị nén chặt. Chúng làm cho nước không thể thoát ra nhanh chóng. Cây trồng có khả năng rất cao sẽ bị ngộp rễ và chết úng. Người ta thường hay trộn thêm đá bọt pumice để cải thiện tình trạng đó. Bản thân độ cứng, hình dạng của đá pumice giúp giá thể không bị nén chặt, luôn tơi xốp. Vì vậy, đây cũng là một trong các thành phần quan trọng trong đất sạch trồng cây, đặt biệt là đất trồng hoa hồng.
Tăng sự trao đổi khí
Hình dáng đa dạng của đá bọt giúp tạo ra các khe hở trong giá thể. Các khe hở cho phép không khí len lỏi vào rễ, cho phép cây trao đổi oxy và carbon dioxide tự do.
Độ ổn định
Đá Pumice là một chất trồng nhẹ, nhưng không quá nhẹ như đá Perlite. Đá perlite vì quá nhẹ nên thường gặp tình trạng nổi lên bề mặt và bị trôi đi khi ta tưới. Tuy nhiên, đá Pumice nặng hơn nên chúng có thể tồn tại ổn định hơn trong giá thể. Sự ổn định này kích thích rễ phát triển dài hơn. Bề mặt xù xì, nhiều lỗ nhỏ li ti cũng là điều kiện để các đầu hút của rễ bám chặt hơn vào giá thể. Cũng chính vì lý do này người ta thường sử dụng pumice làm giá thể trộn trồng lan thay vì perlite.
Trọng lượng nhẹ
Nếu so sánh cùng với than củi, hoặc sỏi, cát, đá Pumice có trọng lượng rất nhẹ. Vì thế, chúng thích hợp để ứng dụng cho các vườn cây treo, vườn cây ban công, sân thượng.
Không tiềm ẩn các mầm bệnh
Là vật liệu trồng vô cơ, đá bọt Pumice không tiềm ẩn các mầm bệnh có thể gây hại cây. Các loại giá thể như mụn dừa, vỏ cây cũng cung cấp độ thoáng rất tốt trong giá thể. Tuy nhiên, chúng có thể ẩn chứa các mầm bệnh như nấm mốc, trứng bọ rệp,… Các loại giá thể này khi trồng trong thời gian dài cũng dễ bị tác động hơn bởi các vi sinh vật phân giải hữu cơ. Vì thế, chúng có thể vô tình làm hại cây trồng.
Kích thước hạt đa dạng
Các kích thước của hạt Pumice không phải do con người tạo ra. Chúng được hình thành ngẫu nhiên, được nghiền nát và sàng lọc đến kích thước lý tưởng bởi các tác động tự nhiên.
Các size đá bọt pumice được chia làm 2 loại phổ biến cho trồng trọt & cảnh quan:
- Size vừa: các size từ 5 – 10mm thường được sử dụng để phối trộn hoặc trồng các loại cây kiểng lớn, trồng hoa hồng, hoa lan..
- Size lớn: 10-20mm đước sử dụng chủ yếu để lót đáy chậu các loại kiểng lớn.
Đá Pumice có thời gian sử dụng lâu
Nhờ vào tính trơ, không phản ứng với các điều kiện hóa học, pumice hầu như không bị phân hủy. Đá Pumice có thể sử dụng rất lâu. Bạn có thể tái sử dụng đá Pumice cho các lần trồng sau. Miễn là chúng được vệ sinh hợp lý.
Đá Pumice là tài nguyên bền vững, thân thiện với môi trường.
Có thể nói, đá Pumice là món quà được thiên nhiên ban tặng. Chúng hình thành từ các cuộc vận động của núi lửa. Vì thế nguồn cung cấp của đá Pumice là bền vững. Đá Pumice chỉ cạn kiệt khi Trái Đất không còn sự hoạt động của núi lửa, tuy nhiên điều đó là không thể xảy ra.
Không giống như đá perlite, dù có cùng nguồn gốc từ núi lửa. Nhưng đá perlite cần trải qua quá trình xử lý nhiệt độ cao để chúng nở ra thành các hạt xốp. Dưới áp suất và nền nhiệt lớn của các cuộc phun trào, đá Pumice tự hình thành cấu trúc rỗng và hình dạng đa dạng. Toàn bộ quá trình xử lý đá bọt hầu như chỉ bao gồm loại bỏ cặn bẩn, nghiền nát, sấy khô và sàng lọc theo kích thước. Thậm chí, quá trình sản xuất đá Pumice cũng không cần nước. Các bụi đá bọt bám vào các hạt cũng rất hữu ích. Chúng cung cấp các chất dinh dưỡng và khoáng vi lượng dễ hòa tan cho đất. Vì thế, ưu điểm của đá Pumice là chúng ít tiêu tốn năng lượng hơn trong quá trình khai thác và xử lý.
Trên đây là những ưu điểm của đá pumice trong trồng trọt và làm vườn. Nếu so sánh với giá thể tương tự là Perlite, Pumice cho ta nhiều đặc tính vượt trội hơn. Tuy nhiên, giá thành của Pumice thường cao hơn một chút. Tuy nhiên, giá thành cao hơn để chi trả cho sự ưu việt hơn là hoàn toàn xứng đáng!
6. Hướng dẫn sử dụng đá bọt pumice như chất cải tạo đất
Để tăng độ thoát nước của đất trồng, ví dụ đất trồng sen đá hay xương rồng, bạn có thể trộn 25% đá pumice 25% đất trộn trồng chậu, 25% chất ủ hữu cơ – chất mùn, và 25% cát trồng hạt lớn.
Đối với những cây dễ bị thối rễ, như một số loài euphorbias (cũng bao gồm cả xương rồng, hay những cây như Hoa trạng nguyên…), hãy trộn 50% đá bọt trực tiếp với đất, hoặc đào một đường hào bao quanh gốc cây rồi lấp đầy đá bọt pumice để tăng khả năng thoát nước.
Đá bọt có thể được sử dụng như một lớp phủ bề mặt để thấm nước mưa đọng lại xung quanh cây trồng. Nhưng ý nghĩa quan trọng hơn của việc Sử dụng đá bọt Pumice làm lớp phủ nền đó là nhằm: Hạn chế cỏ dại mọc, Tăng cường khả năng giữ ẩm cho đất, Hạn chế đất sói mòn do mưa lớn hay tưới nước bằng vòi, và Tăng tính mỹ quan cho khu vườn của bạn. Với các mục đích này bạn cần phủ một lớp đá bọt dày khoảng 3-5cm.
7. Sản xuất đá bọt pumice
Đá bọt Pumice được khai thác tự nhiên, và không cần bất kỳ tác động gì của con người, ngoại trừ việc làm vụn chúng ra, sau đó phân loại.
- Khai thác từ tự nhiên
- Nghiền nhỏ
- Phân loại theo kích thước viên đá
Tham khảo thêm một số bài viết về Sử dụng đá bọt trong trồng trọt:
- Sử dụng đá bọt Pumice trồng Hoa lan
- Tại sao cần cho đá bọt Pumice vào đất trồng cây
Từ khóa » đá Bọt Indo
-
Đá Bọt Pumice Indonesia 5-8mm (17-20kg) - Shop Cây Trồng
-
Đá Pumice Indo ( đá Bọt, đá Núi Lửa) 500g Size Từ 1mm-3mm Và 5 ...
-
Đá Nhẹ Pumice Indonesia (túi 1kg) | Shopee Việt Nam
-
Đá Bọt Pumice Indonesia Dùng Cho Cây Kiểng - Nông Nghiệp Phố
-
Đá Pumice Là Gì? So Sánh đá đá Pumice Thổ Nhĩ Kỳ Và đá Pumice Indo
-
Đá Bọt Indo - Vật Tư Lan Sài Gòn
-
Đá Bọt Pumice Indo Trồng Hoa Lan Cực Tốt
-
Đá Bọt (đá Pumice) Indonesia Cỡ Hạt 3-6mm - Trồng Rau đô Thị
-
Đá Bọt Pumice Giá Siêu Tốt - Tháng 8, 2022 | Tiki
-
Nơi Bán Đá Pumice Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng Nhất - Websosanh
-
đá Bọt Indo Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Đá Bọt PUMICE (PUMICE STONE)- Đá Lông Vũ (50lit) Trồng Cây
-
Đá Bọt Núi Lửa Pumice Stone- Indonesia - Home | Facebook
-
Đá Bọt Núi Lửa Pumice Indo Túi 5 Lít - Ban Công Xanh - Bancongxanh