Đá Bọt Pumice Là Gì? Các Cách Sử Dụng đá Pumice Trồng Cây - Sfarm

Hiện nay, đá bọt Pumice đã ngày càng trở nên phổ biến bởi tính đa dụng trong: công nghiệp, nông nghiệp, trang trí và chăm sóc nhà ở…Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ đá Pumice là gì? Công dụng và cách dùng như thế nào cho hiệu quả? Hiểu được điều đó, Đặng Gia Trang sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé! gửi đến bạn bài viết dưới đây hãy tham khảo để bổ sung kiến thức cần thiết nhé!

  1. 1/ Tổng quan về đá bọt – đá Pumice
    1. 1.1 Đá Pumice – đá bọt là gì?
    2. 1.2 Đá bọt được hình thành như thế nào?
    3. 1.3 Thành phần và đặc tính của đá Pumice
    4. 1.4 Các size đá bọt Pumice thường được sử dụng
  2. 2/ Một số ứng dụng của đá Pumice
    1. 2.2 Nông Nghiệp
    2. 2.2 Sản xuất bê tông
    3. 2.3 Lọc nước
    4. 2.4 Làm đẹp
  3. 3/ Cách trộn đá bọt – đá Pumice trồng sen đá, xương rồng

1/ Tổng quan về đá bọt – đá Pumice

1.1 Đá Pumice – đá bọt là gì?

Đá Pumice hay còn gọi là đá bọt, một loại đá núi lửa, có nhiều lỗ hổng trên bề mặt rất giống bọt biển. Cấu trúc đá bền vững, ít bị phá vỡ. Đá thường có màu trắng đục hoặc xám nhạt, nhưng đôi lúc chúng cũng có màu vàng nhạt tùy thuộc vào các khoáng chất trong khu vực được khai thác.

1.2 Đá bọt được hình thành như thế nào?

Đá bọt Pumice được hình thành từ dung nham núi lửa phun trào gặp không khí và nguội đi nhanh chóng. Những nguyên tử oxi được giữ lại trong dung nham và tạo thành những lỗ hổng.

1.3 Thành phần và đặc tính của đá Pumice

Thành phần của đá núi lửa Pumice bao gồm: silicate, magie và sắt. Một số trường hợp chúng còn có thêm bazan và andesitic khi phun trào từ mắc ma tích điện.

Đá pumice có độ pH trung tính và trơ về mặt hóa học, ít bị phân hủy theo thời gian. Đá bọt hoàn toàn không cung cấp dinh dưỡng cho cây và không chứa mầm bệnh gây hại. Đặc biệt, cấu trúc bọt giúp đá bọt có đặc tính rỗng xốp, không giữ nước. Những đặc tính ưu việt này của đá bọt rất cần trong ứng dụng cho giá thể trồng cây.

1.4 Các size đá bọt Pumice thường được sử dụng

Hiện nay trên thị trường đá bọt Pumice có nhiều kích cỡ đa dạng phù hợp với từng mục đích sử dụng như:

Size mịn: kích cỡ dưới 4mm, thường được dùng để lọc nước, xử lý nước thải.

Size nhỏ: kích cỡ dưới 8mm dùng lót đáy chậu, trộn giá thể trồng các cây nhỏ và cây thân mọng nước như xương rồng, bonsai mini, sen đá…

Size vừa: kích cỡ từ 8mm – 20mm có thể được dùng để phối trộn hoặc trồng các loại hoa như hồng, lan…

Size lớn: kích cỡ 2cm – 3cm, 2cm – 4cm và 3cm – 5cm được sử dụng chủ yếu để lót đáy chậu các loại kiểng lớn.

size đá pumiceĐá Pumice được sử dụng rộng rãi

2/ Một số ứng dụng của đá Pumice

2.2 Nông Nghiệp

– Làm vườn

Đá Pumice được dùng làm giá thể trồng cây cảnh như: hoa lan, xương rồng, sen đá…hay rau củ quả như: cà chua, dâu tây, ớt chuông, rau ăn lá bởi công dụng cung cấp khoáng chất cho sự phát triển của cây. Sử dụng đá bọt để phủ lên bề mặt có thể chống rửa trôi lớp đất, giảm thiểu cỏ dại, chống ngập úng. Ngoài ra, đá bọt còn dùng để giâm cành, trồng rau thủy canh và cả rau mầm. Đá bọt giữ nước, giữ dinh dưỡng và giúp đất thoáng khí.

– Ủ phân, cải tạo đất.

Đá Pumice giúp cải thiện cấu trúc đất không bị phân hủy. Đá có độ pH trung tính, tiết kiệm được phân bón do có khả năng giữ dinh dưỡng tốt. Giúp đất thoát nước tốt, không bị úng ngay cả khi tưới quá nhiều hoặc do mưa lớn.

Cải thiện độ thoáng khí, giữ cho đất không bị nén chặt ngay cả khi đầy nước. Bổ sung chất cho phân trộn để giảm thiểu mùi hôi và điều chỉnh độ ẩm. Làm lớp phủ nền giữ ẩm cho đất, phòng cỏ dại và có tính thẩm mỹ cao.

2.2 Sản xuất bê tông

Đá bọt Pumice thường được dùng để sản xuất các vật liệu kết dính hoặc bê tông. Không những thế, Pumice còn được sử dụng làm chất phụ gia trong xi măng. Những công trình kiến trúc của người La Mã cổ cũng được làm từ đá bọt.

2.3 Lọc nước

Đá Pumice được sử dụng để lọc nước trong ao – hồ nuôi cá, nước tiểu cảnh và nước uống bởi chúng có thể: phân giải vi khuẩn, chất ô nhiễm, loại trừ mùi hôi và ngăn chặn sự phân hủy. Ngoài ra, Pumice còn trung hòa độc tính trong xi măng, phòng khuẩn, kháng khuẩn, cung cấp nhiều chất khoáng khi để trong nước, cân bằng độ pH điều chỉnh chất lượng và lọc nước .

2.4 Làm đẹp

Một công dụng nữa của đá bọt Pumice đó là có thể dùng để chăm sóc móng chân và tẩy tế bào chết cho bàn chân.

3/ Cách trộn đá bọt – đá Pumice trồng sen đá, xương rồng

Đá pumice hoàn toàn không chứa mầm bệnh nào cho cây trồng, bọt của đá giúp chúng rỗng xốp. Những đặc tính này rất cần thiết cho một giá thể phối trộn để trồng cây.

Công thức trộn đá Pumice để trồng sen đá gồm có: đá Perlite, Vermiculite, Pumice, mụn dừa và phần trùn quế (phân bò…) trộn theo tỷ lệ 2:2:2:3:1. Sự phối trộn này sẽ giúp cây phát triển bởi giá thể thoát nước tốt, đầy đủ dinh dưỡng, tơi xốp và thoáng khí.

Đối với xương rồng công thức phối trộn gợi ý cho bạn gồm: đất thịt , đá bọt, phân trộn và cát sắc (hạt lớn) mỗi loại 25%. Hỗn hợp trên sẽ giúp xương rồng tránh tình trạng thối rễ. Ngoài ra, có thể dùng đá bọt như một lớp phủ để thấm nước mưa đọng lại xung quanh cây.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về đá bọt Pumice. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm

  • Cách trồng, kỹ thuật nhân giống và cách chăm sóc sen đá
  • Giá thể là gì? Có bao nhiêu loại giá thể? Cách sử dụng
  • Top 7 Loại Giá Thể Trồng Lan Hồ Điệp Tốt & Phổ Biến Nhất
=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé! Đánh giá bài viết

Từ khóa » đá Bọt Núi Lửa Pumice