Đa Dạng Các Biện Pháp, Hình Thức đưa Hàng Việt đến Người Tiêu Dùng
Có thể bạn quan tâm
Sáng 28/7, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng Việt Nam” thành phố (TP) Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban chỉ đạo 6 tháng đầu năm 2022; triển khai chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”.
6 tháng đầu năm 2022, Ban Chỉ đạo các cấp, các ngành, đoàn thể đã tập trung chỉ đạo toàn diện công tác thông tin, tuyên truyền với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả; thông qua đó, tạo sức lan tỏa, từng bước xây dựng được nét văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam nói chung, của Thủ đô nói riêng.
Các ngành, thành viên Ban Chỉ đạo đã triển khai nhiều hoạt động đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng, góp phần tích cực vào việc kích cầu tiêu dùng nội địa; tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp.
Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng Việt Nam” TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương phát biểu kết luận hội nghị. |
Để đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng, Sở Công thương đã tổ chức Tuần hàng Việt; chương trình khuyến mại tập trung thành phố; tổ chức các hoạt động về liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kế nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố; giới thiệu, kết nối nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP, sản phẩm mùa vụ, có khó khăn trong việc tiêu thụ… của các tỉnh, thành phố vào các kênh phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm…; phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn thành phố đến các quận, huyện, thị xã..
Các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục tham mưu cho thành phố triển khai việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh triển khai chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ, phát triển thương hiệu, khuyến công, phát triển làng nghề, góp phần tạo môi trường thuận lợi giúp doanh nghiệp Việt đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động hỗ trợ người tiêu dùng, như phối hợp, cung cấp thông tin các điểm dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí… đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch tiêu biểu trên địa bàn thành phố.
Đã tổ chức các chương trình quảng bá du lịch, kích cầu mua sắm phục vụ Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Game 31 hiệu quả), tạo ấn tượng đến khách tham quan trong nước và quốc tế về hình ảnh Thủ đô Hà Nội “Ngàn năm văn hiến – Thành phố vì hòa bình – Thành phố sáng tạo”…
Các doanh nghiệp phân phối bán lẻ chủ động lựa chọn các điểm bán hàng mở cửa trở lại phục vụ nhân dân dịp trong và sau Tết, hạn chế tình trạng lợi dụng đẩy giá bán lên cao tại các chợ truyền thống. Giá bán tương đối ổn định, không có tình trạng tăng giá đột biến.
Tại hội nghị, các ngành, thành viên Ban chỉ đạo đã báo cáo làm rõ thêm các kết quả trong thực hiện Cuộc vận động. Đồng thời đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hàng Việt Nam trên địa bàn thành phố. Quyền Giám đốc Sở Công thương Trần Thị Phương Lan đánh giá, sự vào cuộc tích cực của các đơn vị trong việc đưa những sản phẩm hàng hóa quảng bá trên thị trường Hà Nội đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế Thủ đô trong 7 tháng năm 2022. Các chỉ số phát triển, chỉ số bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu… tăng mạnh. Cùng với đó, công tác kiểm soát an toàn thực phẩm tại các trung tâm thương mại rất chặt chẽ. Bà Lan cho biết, Sở Công thương đang có đề án kiểm soát an toàn thực phẩm trong chợ, hướng tới cấp biển nhận diện cho hộ kinh doanh an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn.
Các đại biểu nhấn mạnh đến việc tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức như thông qua các cuộc họp của tổ dân phố, sinh hoạt của các đoàn thể và bằng băng rôn, loa phường; xây dựng kế hoạch với các siêu thị, trung tâm thương mại trong việc tiêu thụ sản phẩm; thường xuyên tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp nội khối, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào các chương trình chuyển đổi số….
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng Việt Nam” TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương lưu ý, để triển khai tốt nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, các đơn vị cần làm tốt công tác tuyên truyền; chú trọng giới thiệu, tôn vinh sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, nhất là các sản phẩm, dịch vụ được bình chọn, công nhận “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”… từ đó lan tỏa niềm tự hào hàng Việt đến với người dân.
Bên cạnh đó, các đơn vị triển khai các hội hội chợ, chương trình khuyến mại, giảm giá, chương trình kích cầu nội địa, kết nối giao thương… Tiếp tục thực hiện tốt Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2022; tổ chức bình chọn, chấm thi công khai minh bạch... Tăng cường phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành và các địa phương, các thành viên trong Ban Chỉ đạo; đặc biệt là sự phối hợp giữa các Sở với các quận, huyện thị, cơ quan báo đài của thành phố...
Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng Việt Nam” cũng yêu cầu làm tốt công tác tham mưu trong công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, làm tốt công tác thị trường chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; tham mưu cho thành phố tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp chủ lực phát triển sản xuất kinh doanh; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời, xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi ích của các doanh nghiệp và người tiêu dùng; thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thị trường, giá cả sản phẩm chống hàng giả, hàng kém chất lượng, phòng chống buôn lậu, hàng cấm và gian lận thương mại, góp phần kiềm chế lạm phát, bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững...
Tại hội nghị, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan đã triển khai Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2022”. Đối tượng tham gia chương trình bình chọn gồm các sản phẩm, dịch vụ là hàng Việt Nam của các doanh nghiệp, hợp tác xã… trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước, có đăng ký kinh doanh hợp pháp (trong đó gồm cả sản phẩm, dịchvụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có xuất xứ Việt Nam, đáp ứng các tiêu chí của Ban tổ chức). Nhóm các sản phẩm tham gia bình chọn gồm: Điện tử, công nghệ; Đồ gia dụng; Thời trang, phụ kiện; Xây dựng, trang trí nội thất; Dược phẩm, thực phẩm chức năng; Hóa mỹ phẩm; Văn phòng phẩm, thiết bị học tập; Thủ công mỹ nghệ; Nông, lâm, thủy hải sản; Các sản phẩm OCOP; Thực phẩm, đồ uống. Nhóm dịch vụ gồm: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thanh toán, sàn thương mại điện tử; Du lịch, nhà hàng, khách sạn, nghỉ dưỡng; Giáo dục, đào tạo; Viễn thông, công nghệ thông tin; vận chuyển, logistics; Truyền thông, tổ chức sự kiện. Thời gian thực hiện bình chọn diễn ra từ tháng 7 đến tháng 10/2022. |
Từ khóa » Kết Nối Tiêu Dùng Lựa đảo
-
Mua Thang Nhôm, Máy Hàn, Máy Khoan, Xe Đẩy Chính Hãng Giá ...
-
Facebook | By Kết Nối Tiêu Dùng | Lừa Đảo Dịp Tết Nở Rộ
-
Chiêu Lừa Đảo Mạng Phổ Biến Hiện Nay - YouTube
-
Lừa Đảo Dịp Tết Nở Rộ - Các Lưu Ý Để Tránh Bị Lừa - YouTube
-
Kết Nối Tiêu Dùng, Cửa Hàng Trực Tuyến | Shopee Việt Nam
-
Khuyến Mại | Giảm Giá Của Cập Nhật Tháng 07/2022
-
Kết Nối Tiêu Dùng – Bài Học Thành Công Trong Ngành Máy Móc, Thiết Bị
-
Kết Nối Tiêu Dùng - Cửa Hàng Cung Cấp Máy Mài Cầm Tay đáng Tin Cậy
-
7 Cách Giúp Bạn Giao Dịch An Toàn, Không Lo Lừa đảo Khi Mua Sắm ...
-
Công Văn 4188/VPCP-KTTH 2022 Hiện Tượng Lừa đảo Quốc Tế Liên ...
-
Kế Hoạch 118/KH-UBND 2022 Thực Hiện Chiến Lược Phát Triển ...
-
Cưa Tay Gỗ Stanley 20-504-23 Có đáng Mua? - SUPER MRO
-
Máy Vặn Vít Cầm Tay Dùng Pin Makita DTP141Z Chính Hãng - Giá Rẻ