Đa Dạng Của Quần Thể Các Loài Linh Trưởng đang Suy Giảm Nghiêm ...
Có thể bạn quan tâm
- Về chúng tôi
- Tầm nhìn
- Cơ chế Giải quyết Khiếu nại
- Hoạt động
- Rừng
- Đại dương
- Nước ngọt
- Động vật Hoang dã
- Khí hậu và Năng lượng
- Thực phẩm
- Tài chính Bền vững
- Thoả thuận Mới vì Thiên nhiên và Con người
- Tin tức
- Cập nhật mới nhất
- Câu chuyện của chúng tôi
- Ấn phẩm
- Đăng ký nhận bản tin
- Tham gia
- Đối tác
- Tình nguyện viên
- Việc làm
- Panda Labs
- ×
- vi
- English
- Hãy hành động!
- Liên hệ
Posted on January, 05 2022
Khu vực Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng hiện là nhà của 44 loài linh trưởng, trong đó 25 loài sinh sống tại Việt Nam. Thế nhưng, loài động vật tuyệt đẹp và độc đáo này lại đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa sinh tồn: sinh cảnh bị mất hoặc chia cắt, biến đổi khí hậu và săn bắt do nhu cầu tiêu thụ và buôn bán bất hợp pháp. Hà Nội - ngày 5 tháng 1 năm 2022 - Báo cáo “Các loài linh trưởng của Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng: thực trạng, các mối đe dọa và những nỗ lực bảo tồn” mới phát hành hôm nay của WWF, đã ghi nhận sự đa dạng tuyệt vời của quần thể các loài cu li, khỉ, voọc và vượn sống tại năm quốc gia chia sẻ chung dòng Mekong - Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Các loài được miêu tả chi tiết trong báo cáo bao gồm Vượn thiên hành, mới phát hiện vào năm 2017 và voọc Popa chỉ được biết đến vào năm 2020. Sự tồn tại của 44 loài linh trưởng trong khu vực, trong đó có 19 loài đặc hữu, là một minh chứng cho sự đa dạng sinh học cao của khu vực. Nhưng thực trạng bảo tồn của chúng cho thấy loài này đang phải đối mặt với rất nhiều mối đe dọa nghiêm trọng. Mất rừng, sinh cảnh bị suy thoái và nạn săn bẫy do nhu cầu tiêu thụ và buôn bán bất hợp pháp các loài hoang dã đã khiến nhiều loài linh trưởng của khu vực Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng đang trên bờ tuyệt chủng. Một phần tư các loài này nằm trong danh sách các loài Cực kỳ Nguy cấp trong Sách Đỏ Thế giới IUCN và một nửa trong số chúng thuộc danh sách các loài Nguy cấp. Việt Nam có tới 5 loài linh trưởng đặc hữu, thế nhưng chúng đều nằm trong danh sách 25 loài linh trưởng Cực kỳ Nguy cấp trên toàn cầu. Nghiêm trọng hơn, theo Sách Đỏ mới nhất của IUCN, nguy cơ tuyệt chủng đã gia tăng đối với một phần tư loài, so với đánh giá năm 2008. Nguy cơ tuyệt chủng của những loài còn lại cũng không giảm đi. Trong khi thịt của các loài linh trưởng được bán làm thực phẩm và các bộ phận được sử dụng trong y học cổ truyền thì các cá thể sống được bán trên thị trường làm thú cưng độc lạ hoặc đạo cụ cho khách du lịch chụp ảnh. Số lượng các loài linh trưởng được buôn bán hợp pháp - thường được sử dụng trong nghiên cứu y sinh và thử nghiệm dược phẩm – cũng đang gia tăng, ước tính trị giá 138 triệu đô la Mỹ vào năm 2015. Nghiên cứu cũng dự đoán rằng tất cả các loài vượn và các loài khỉ châu Á và châu Phi có nguy cơ cao nhiễm SARS-CoV-2, loại vi rút gây ra COVID-19 ở người hiện nay. Các bệnh lây nhiễm có nguồn gốc từ động vật thường lây truyền qua sự tiếp xúc thường xuyên và không an toàn giữa động vật hoang dã và con người trong quá trình buôn bán. Sau đó, các bệnh này có thể lây truyền trở lại động vật – gây thêm một mối đe dọa đến sự sinh tồn của các loài. Cả khỉ Rhesus và khỉ đuôi dài sống tại Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng, đã bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trong các phòng thí nghiệm và có các triệu chứng COVID-19 tương tự như ở người. May mắn thay, nhiều tổ chức, cơ quan chính phủ và cộng đồng địa phương đang nỗ lực không ngừng để bảo vệ các loài linh trưởng khỏi nguy cơ tuyệt chủng. WWF đang tiến hành khảo sát các quần thể linh trưởng tại một số khu bảo tồn, như vượn tay trắng ở Khu Bảo tồn Quốc gia Nam Poui ở Lào, hay voọc Hà Tĩnh ở huyện Thạch Hóa, Việt Nam. Chúng tôi cũng hỗ trợ thực hiện các hoạt động tuần tra rừng tại khu vực Trung Trường Sơn, nơi giáp ranh Lào và Việt Nam, nhằm dỡ bỏ các bẫy thú và giải cứu các cá thể linh trưởng bị mắc bẫy về tự nhiên Kết nối các mảnh rừng bị chia cắt và cải thiện chất lượng rừng cũng là chiến lược mà WWF kiên trì thực hiện trong hơn 30 năm qua tại Việt Nam nhằm bảo vệ các loài hoang dã. Gần đây, WWF đã hỗ trợ nâng cấp Sông Thanh từ Khu Bảo tồn thành Vườn Quốc gia, hỗ trợ thành lập hai Khu Bảo tồn Sao la tại tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế cũng như mở rộng các khu bảo tồn tại Quảng Nam, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tất cả những nỗ lực này nhằm thiết lập một hành lang an toàn cho các loài sinh sôi phát triển. WWF cũng thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về các loài hoang dã trong đó có các loài linh trưởng, đặc biệt cho các cộng đồng sống gần sinh cảnh của chúng. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức về bảo tồn, các chiến dịch của WWF tại Việt Nam cũng khuyến khích cộng đồng thay đổi hành vi và kêu gọi người dân địa phương tham gia bảo vệ các loài linh trưởng trong khu vực. Nhiều tổ chức bảo tồn khác cũng đang nỗ lực để bảo vệ, nghiên cứu, cứu hộ và phục hồi quần thể các loài linh trưởng độc đáo trong khu vực. Tổ chức Động thực vật Thế giới (Fauna and Flora International) đang theo dõi và bảo vệ các loài linh trưởng bị đe dọa ở các địa điểm trọng yếu của Việt Nam và Myanmar. Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp Cúc Phương đang cứu hộ và nhân giống các loài bị đe dọa để đưa các cá thể trở lại tự nhiên. Dự án Little Fireface đang nghiên cứu loài cu li trong tự nhiên đồng thời giải quyết tình trạng buôn bán cu li làm thú cưng và đạo cụ chụp ảnh cho khách du lịch. Các tổ chức như Trại vượn Jahoo ở Campuchia và Chương trình trải nghiệm cùng vượn (Gibbon Experience) ở Lào đang tìm ra những cách an toàn để du khách có thể nhìn và nghe thấy các loài linh trưởng trong tự nhiên, đồng thời cải thiện sinh kế của người dân và giảm áp lực săn bắn. Ông Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc điều hành của WWF-Việt Nam, cho biết: “Để cứu các loài linh trưởng trong khu vực và giúp chúng phục hồi với số lượng khả thi, các chính phủ, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương cần phải khẩn trương phối hợp thực hiện các biện pháp bảo tồn dành cho loài này. WWF hiện đang làm việc với các nhà linh trưởng học để đánh giá các nỗ lực bảo tồn linh trưởng ở Việt Nam. Vẫn còn cơ hội để cứu những quần thể loài độc đáo này. Nhưng chúng ta phải hành động nhanh chóng và dứt khoát." Sự tồn tại của 44 loài linh trưởng trong khu vực, trong đó có 19 loài đặc hữu, là một minh chứng cho sự đa dạng sinh học cao của khu vực. © WWF-Việt Nam / Denise Stilley Sự tồn tại của 44 loài linh trưởng trong khu vực, trong đó có 19 loài đặc hữu, là một minh chứng cho sự đa dạng sinh học cao của khu vực. © WWF-Việt Nam / Denise Stilley Download Báo cáo “Các loài linh trưởng của Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng: thực trạng, các mối đe dọa và những nỗ lực bảo tồn” PDF 7.69 MB Kế hoạch bảo tồn linh trưởng Việt Nam PDF 7.69 MBRelated links
- (Tiếng Anh) Tóm tắt báo cáo "Các loài linh trưởng của Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng: thực trạng, các mối đe doạ và những nỗ lực bảo tồn"
Từ khóa » Bộ Linh Trưởng Là Loài Gì
-
Bộ Linh Trưởng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Linh Trưởng Mũi ướt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Linh Trưởng - Wiktionary Tiếng Việt
-
Bộ Linh Trưởng - Wiki Là Gì
-
Linh Trưởng Là Gì
-
WCS Vietnam > Động Vật Hoang Dã > Linh Trưởng
-
Sự Khác Biệt Giữa Loài Linh Trưởng Và Loài Người - Sawakinome
-
Đặc điểm Linh Trưởng, Tiến Hóa, Phân Loại, Cho ăn, Sinh Sản
-
Vì Sao Bộ Linh Trưởng Là Bộ Tiến Hóa Nhất !!! - Selfomy Hỏi Đáp
-
Đa Dạng Linh Trưởng Phân Bố Tại Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập
-
Phân Biệt 3 đại Diện Của Bộ Linh Trưởng Bằng Những đặc điểm Nào?
-
Phân Biệt đặc điểm Khác Biệt Của Bộ Linh Trưởng - Sinh Học Lớp 7
-
Cùng Chung Tổ Tiên Với Loài Linh Trưởng, Tại Sao Con Người Không Có ...
-
Việt Nam Có 5 Loài Linh Trưởng đặc Hữu Nguy Cấp Toàn Cầu - VnExpress
-
Bộ Linh Trưởng Trong Tiếng Anh, Dịch, Câu Ví Dụ | Glosbe