Đa Dạng đề Tài Giáo án STEM Vật Lý Trường Phổ Thông

Môn vật lý trong trường phổ thông vốn đã khá thu hút bởi những thí nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên các hoạt động thực hành cũng không quá nhiều khiến cho việc tiếp thu lý thuyết cũng trở nên nặng nề với học sinh. Qua bài viết này, Sylvan Learning Việt Nam sẽ giới thiệu một số đề tài phù hợp để thiết kế giáo án STEM Vật lý mà các thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo.

Tầm quan trọng của giáo án STEM Vật Lý

Giáo án STEM Vật lý cần cung cấp cho học sinh những bài học thực tiễn giúp học sinh phát triển kiến thức toàn diện, nhất là ở bậc trung học. Tham gia môn học này, các em sẽ được khuyến khích vận dụng kiến ​​thức và kỹ năng để khám phá các lĩnh vực như năng lượng, điện và từ trường, lực và các chuyển động, sóng và âm thanh…

Đồng thời, xây dựng giáo án STEM Vật lý hiệu quả sẽ có tác động lớn đến sự phát triển tư duy phản biện, kỹ năng hợp tác và giải quyết vấn đề của học sinh. Vốn là những kỹ năng quan trọng và cần thiết trong thế kỷ 21 cần được chuyển tải qua giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông.

Giáo án Vật lý cần có những gì? Cách soạn giáo án STEM Vật lý

Đối với giáo án STEM, các giáo viên cần chú trọng sự tương tác với học sinh trong suốt buổi học. Đồng thời, xây dựng giáo án với các chủ đề gắn liền với thực tiễn. Và không quên phân bổ thời gian tổ chức hoạt động dạy và học một cách hợp lý, các hoạt động vui và bổ ích.

Trước tiên, giáo viên nên đặt mục tiêu học tập rõ ràng, tuân theo  nguyên tắc SMART (rõ ràng, chi tiết, có thể đo lường, phù hợp, có thời hạn). Các mục tiêu môn học này là cơ sở để xác minh việc hoàn thành mục tiêu của học sinh, đồng thời giúp giáo viên lựa chọn và thực hiện các hoạt động dạy học phù hợp.

Nếu có thể, giáo viên nên có mục tiêu chương trình học cho từng nhóm học sinh để đảm bảo rằng học sinh được dạy lộ trình học tập riêng, phù hợp năng lực và dựa trên một bộ tiêu chuẩn giáo dục khoa học.

Thứ hai, duy trì thời gian giảng dạy hợp lý cho mỗi bài học trong giáo án STEM Vật lý là vô cùng cần thiết. Việc này sẽ giúp giáo viên giảng dạy hiệu quả hơn trong khung thời gian đã định. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần dành ra một vài phút để thư giãn hoặc điều chỉnh một số nội dung nếu cần thiết.

Hãy soạn thảo và viết giáo án chi tiết đến mức người khác đang đọc giáo án STEM có thể hiểu được ý định của bạn mà không cần giải thích. Đây cũng là cách giúp bạn tự tin hơn khi giảng dạy và xử lý các tình huống liên quan đến kiến thức một cách mạch lạc nhất.

Một phần quan trọng khác của giáo án là thời gian thực hành và ứng dụng chúng vào thực tiễn. Sau khi hoàn tất một bài giảng hay một chủ đề, giáo viên nên cho các em học sinh thay đổi không khí bằng những thí nghiệm tương ứng hoặc tạo những sản phẩm liên quan. Giáo viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng dụng cụ cũng như các bước kỹ lưỡng để buổi học tiến hành suôn sẻ và tạo hứng thú hơn cho các em nhỏ.

image 53

Thảo luận nhóm và phản biện

Đặc biệt, trong quá trình xây dựng giáo án STEM Vật lý, giáo viên cần lồng ghép các bài thảo luận nhóm, biện luận, kích thích tư duy và mang tính phản biện vào bài học. Điều này sẽ đẩy mạnh kết nối giữa em học sinh, hình thành nên khả năng tư duy và suy luận logic.

Giáo viên cũng không nên thiết kế quá giáo án cứng nhắc. Cần chuẩn bị giáo án đủ linh hoạt cho những tình huống phát sinh.Điều nay giúp hình thành hoạt động tương tác mạnh mẽ sẽ giúp cho buổi học trở nên sinh động và hứng thú hơn.

Đề tài giáo án STEM Vật lý

Vật lý với đặc thù là bộ môn khoa học thực nghiệm có tính công nghệ và kỹ thuật rất cao, có nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn, thực hành. Để học tốt môn Vật Lý, các thầy cô cũng cần trang bị nền tảng Toán học vững chắc cho các em học sinh. Điều này sẽ thuận lợi hơn khi triển khai các đề tài giáo án Vật lý STEM tại trường thông qua thực hành, thí nghiệm, hoạt động nghiên cứu… 

Hiểu được các ứng dụng khoa học kỹ thuật, có thể tự tay chế tạo ra các sản phẩm đơn giản, ứng dụng được vào thực tế sẽ tạo nên nhiều động lực và niềm đam mê cho các em ở môn học này.

Tạo một giáo án chi tiết cho từng bài học STEM Vật lý cũng giúp phát triển toàn diện các năng lực đặc thù và cốt lõi theo mục tiêu giáo dục ban đầu.

Có rất nhiều đề tài giáo án STEM Vật lý có thể triển khai thuộc các phân môn như cơ, nhiệt , điện , quang học… Thực tế, các loại máy móc , đồ dùng quen thuộc , gần gũi phục vụ trong đời sống đa phần là những sản phẩm được ứng dụng từ điện học. Vì vật, thầy cô nên khai thác các chủ đề dạy học STEM phần điện học trong chương trình Vật lý phổ thông sẽ kích thích được sự hứng thú và tích cực của học sinh trong quá trình giảng dạy của mình, nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Một số giáo án STEM Vật lý có thể tham khảo

Đóng một con tàu phục vụ cho cho nghiên cứu khoa học

Đóng một con tàu phục vụ cho nghiên cứu khoa học

Đóng một con tàu phục vụ cho cho nghiên cứu khoa học là giáo án STEM Vật lý trong đó các em học sinh thiết kế một con tàu mô hình theo quy trình tương tự quy trình thiết kế các con tàu nghiên cứu khoa học trong đời thực

Chuyên đề STEM liên quan: Vật lý, Kỹ thuật

Bậc học: Tiểu học (Lớp 4-5), THCS (Lớp 6-8), THPT (Lớp 9-12)

Cánh tay điều khiển hỗ trợ thám hiểm / cứu hộ đáy biển

Cánh-tay-điều-khiển-hỗ-trợ-thám-hiểm-cứu-hộ-đại-dương

Thiết kế Cánh tay điều khiển hỗ trợ thám hiểm / cứu hộ đáy biển là giáo án STEM Vật lý – Kỹ thuật – Hàng hải mà trong đó các em học sinh thiết kế một cánh tay nối dài để gắp / nhặt các vật thể rồi bỏ vào một thùng chứa. Cánh tay này mô phỏng thiết bị thám hiểm / cứu hộ đáy biển.

Chuyên đề STEM liên quan: Kỹ thuật, Vật lý, Hàng hải

Bậc học: Tiểu học (Lớp 4-5), THCS (Lớp 6-8), THPT (Lớp 9-12)

Khăn giấy và hiện tượng mao dẫn

Khăn giấy và hiện tượng mao dẫn

Trong bài học này, học sinh sẽ được học về sự thẩm thấu, hiện tượng mao dẫn, sự liên kết và sự kết dính.

Chuyên đề STEM liên quan: Sinh học, Hóa học, Vật lý

Bậc học: Tiểu học (Lớp 4-5), THCS (Lớp 6-8), THPT (Lớp 9-12)

Tìm hiểu về Pin và Tụ điện

Pin và Tụ điện 5

Trong bài học này, học sinh hiểu thêm về cách hoạt động của pin và tụ điện bằng cách tác động lên các thành phần của mạch điện, áp dụng với pin dùng một lần, pin sạc lại được và tụ điện.

Chuyên đề STEM liên quan: Năng lượng, Kỹ thuật, Vật lý

Bậc học: Tiểu học (Lớp 4-5), THCS (Lớp 6-8), THPT (Lớp 9-12)

Tua bin gió

tua bin gió

Trong bài học này, học sinh sẽ thiết kế, chế tạo và thử nghiệm những chiếc tua bin gió được làm từ nhiều vật liệu khác nhau để tạo ra năng lượng cơ học.

Chuyên đề STEM liên quan: Năng lượng, Kỹ thuật, Vật lý

Bậc học: Tiểu học (Lớp 4-5), THCS (Lớp 6-8), THPT (Lớp 9-12)

Tài nguyên dạy học STEM Vật lý

Dạy học theo phương pháp STEM ngày nay đã phổ biến và được tích hợp rất nhiều tại các cơ sở giáo dục, trường học… Do vậy mà nguồn tài nguyên cho các thầy cô giáo cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Các thầy cô có thể tham khảo các đề tài giáo án STEM Vật lý từ những website học STEM, các kênh YouTube học STEM hay các khóa học STEM online…

Xem thêm:

  • Top 10 website học STEM môn Vật lý giúp bài học thêm thú vị
  • Nội dung tập huấn chương trình giáo dục theo định hướng STEM tại Việt Nam
  • Tài liệu tập huấn STEM của Bộ Giáo dục Đào tạo
  • 7 bước thiết kế chủ đề hoạt động STEM học đường
  • Hướng dẫn dạy học STEM môn Toán hiệu quả
  • Hướng dẫn chuẩn bị giáo án STEM môn Hóa hiệu quả
  • Đa dạng đề tài giáo án STEM môn sinh học trường phổ thông
  • Tổng hợp giáo án STEM môn Công nghệ ở trường phổ thông
  • Tổng hợp giáo án STEM môn Tin học THCS

Việc thiết kế và xây dựng đa dạng đề tài giáo án STEM Vật lý sẽ hỗ trợ các thầy cô rất nhiều trong việc truyền đạt và tạo nên một phương thức dạy hoàn toàn khoa học, có hiệu quả và mang tính thực tiễn cao. Hy vọng bài viết đã mang lại những ý tưởng cần thiết cho việc xây dựng giáo án của các thầy cô.

 

Từ khóa » Các Chủ đề Stem Vật Lý 11