Đa Dạng Sinh Học Và Giá Trị đa Dạng Sinh Học - Phần 1
Có thể bạn quan tâm
Thuật ngữ đa dạng sinh học (Biological Diversity/Biodiversity) xuất hiện từ những năm 1980, nhằm nhấn mạnh sự cần thiết trong các hoạt động nghiên cứu và bảo tồn tính đa dạng và phong phú của sự sống trên trái đất. Thuật ngữ này hiện nay đang được sử dụng một cách rộng rãi nhất trên phạm vi toàn cầu trong nhiều lĩnh vực khoa học và văn hóa đời sống.
Nguồn: www.cbd.int
1.Lịch sử về đa dạng sinh học
Nguồn gốc đa dạng của sự sống trên trái đất không những là đề tài trung tâm của các ngành khoa học tự nhiên mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác. Các quan niệm về sự phân chia sự sống đã có từ thời cổ xưa và vẫn còn tiếp tục bàn luận cho tới ngày nay.
Thuật ngữ Đa dạng sinh học (ĐDSH) xuất hiện lần đầu tiên trong hai bài viết của Lovejoy (1980), Norse và McManus (1980). Lovejoy làm việc cho Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế tại Washington (Mỹ) đã nhấn mạnh trong Báo cáo năm 1980 cho Tổng thống Mỹ về các vấn đề liên quan đến môi trường toàn cầu, về năng lượng, về dân số và kinh tế,... Trong báo cáo cũng đã nhấn mạnh sự cấp thiết phải có các nỗ lực quốc tế để bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn cầu, đánh giá diện tích rừng còn lại trên trái đất, những kiến nghị sử dụng và hậu quả của việc khai thác rừng quá mức hiện nay (làm thay đổi khí hậu toàn cầu và suy thoái ĐDSH)... Lovejoy cho rằng ĐDSH hay đa dạng của sự sống được xác định trước hết bằng tổng số các loài sinh vật đang tồn tại hiện nay.
Norse và McManus, hai nhà Sinh thái học của Hội đồng Nhà trắng về chất lượng môi trường trong nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ Cater (1977-1981), đã viết một chương trong Báo cáo hàng năm (1980) của Ủy ban về Chất lượng môi trường. Chương này đề cập tới ĐDSH toàn cầu, và đưa ra hai khái niệm có liên quan là đa dạng gen (Genetic diversity) và đa dạng sinh thái (Ecological deversity)-tương đương với số lượng của các loài sinh vật. Báo cáo còn đề cập tới lợi ích vật chất của ĐDSH, cơ sở tâm lý và triết học của công tác bảo tồn, các tác động của con người tới ĐDSH và các chiến lược cũng như chính sách để bảo tồn ĐDSH.
Trên diễn đàn khoa học, thuật ngữ ĐDSH lần đầu tiên xuất hiện trong công trình nghiên cứu của Wilson (1985). Sau đó những nội dung liên quan tới ĐDSH về cả mặt khoa học và thực tiễn đã được thảo luận một cách rộng rãi trên phạm vi toàn cầu.
Tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên Quốc tế IUCN đã thúc đẩy ý tưởng xây dựng một công ước toàn cầu về ĐDSH. Năm 1987 Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP) đã kêu gọi sự hợp tác quốc tế nhằm bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH. Các cuộc họp trù bị của các tổ chức này đã thành lập ra Uỷ ban Hợp tác Liên Chính Phủ để chuẩn bị cho Công ước đa dạng sinh học, và vào tháng 5 năm 1992, bản thảo cuối cùng của Công ước Rio đã được chuẩn bị xong và được thông qua tại Nairobi (22/05/1992).
Công ước ĐDSH gồm 42 Điều đã được 157 Chính phủ ký kết ở Hội nghị Thượng đỉnh Rio de Janeiro vào ngày 05/6/1992, có hiệu lực vào ngày 29/12/1993 và đến tháng 3/1998 đã có 172 nước ký và 168 nước phê chuẩn, trong đó có Việt Nam (Việt Nam chính thức gia nhập vào ngày 16/11/1994). Hiện nay đã có 195 quốc gia tham gia Công ước.
Ngày quốc tế Đa dạng sinh học, còn gọi là "Ngày Đa dạng sinh học thế giới", được Liên Hiệp Quốc chọn là ngày 22/05 hàng năm, để xúc tiến và thúc đẩy các vấn đề đa dạng sinh học.
Năm 2010 là Năm Quốc tế Đa dạng sinh học. Văn phòng của công ước này là trọng điểm của năm quốc tế đa dạng sinh học. Tại hội nghị các bên lần thứ 10 vào năm 2010 tại Nagoya, Nhật Bản, các nghị định thư đã được thông qua.
Ngày 22 tháng 12 năm 2010, Liên Hiệp Quốc tuyên bố thập kỷ từ 2011 đến 2020 là thập kỷ đa dạng sinh học (Decade on Biodiversity) của Liên Hiệp Quốc.
Chiến lược ĐDSH toàn cầu đã được Viện Tài nguyên Thế giới, IUCN và Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) công bố năm 1992. Từ đó UNEP đã cổ vũ và hỗ trợ cho nhiều chương trình nghiên cứu về ĐDSH ở các nước và nhiều cuộc họp đã được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới để phát triển thêm khái niệm về ĐDSH, tạo ra sự nhất trí cao và đẩy mạnh các hoạt động có liên quan trên phạm vi toàn cầu.
2. Định nghĩa về đa dạng sinh học
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về ĐDSH. Định nghĩa do Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế - WWF (1989) quan niệm: “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. Do vậy, ĐDSH bao gồm 3 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái (HST). Đa dạng loài bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn, đa dạng sinh học bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly về địa lý cũng như sự khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống, các HST nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.
Theo Công ước Đa dạng sinh học thì “"Ða dạng sinh học" có nghĩa là tính (đa dạng) biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thuỷ vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ loài, giữa các loài và các hệ sinh học. Từ ba góc độ này, người ta có thể tiếp cận với ĐDSH ở cả ba mức độ: mức độ phân tử (gen), mức độ cơ thể và mức độ HST.
ĐDSH bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần cơ thể, các quần thể, hay các hợp phần sinh học khác của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người. Nói cách khác, ĐDSH là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất, là sự đa dạng của sự sống ở tất cả các dạng, các cấp độ và các tổ hợp giữa chúng. Đó không chỉ là tổng số của các HST, các loài, các vật chất di truyền mà còn bao gồm tất cả các mối quan hệ phức tạp bên trong và giữa chúng với nhau.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng ĐDSH bao gồm cả đa dạng văn hoá, là sự thể hiện của xã hội con người, một thành viên của thế giới sinh vật và đồng thời là một nhân tố quan trọng của các HST. Đa dạng văn hoá được thể hiện bằng sự đa dạng ngôn ngữ, tín ngưỡng tôn giáo, những kinh nghiệm về việc quản lý đất đai, nghệ thuật, âm nhạc, cấu trúc xã hội, sự lựa chọn những cây trồng, chế độ ăn uống và một số thuộc tính khác của xã hội loài người. Văn hoá bản địa là một trong những khía cạnh rất quan trọng của đa dạng văn hoá chính là văn hoá của các dân tộc bản địa. Đa dạng văn hoá gắn liền với các dân tộc bản địa bị đe doạ bởi nền kinh tế và xã hội “văn minh”. Việc bảo vệ sự đa dạng về văn hoá này là rất cần thiết do thông thường nó là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Vì vậy, ĐDSH phải được coi là sản phẩm của sự tương tác của hai hệ thống: hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội.
Sự hiểu biết của con người hiện nay về ĐDSH còn rất hạn chế, vẫn chỉ dừng lại ở việc đánh giá tính đa dạng của các dạng sống và mức độ suy thoái của chúng. Hiện nay chưa có ai có thể khẳng định được có bao nhiêu loài động thực vật và vi sinh vật hiện đang sống trên trái đất. Có thể ước lượng chừng 5 đến 30 triệu loài nhưng đa số các nhà sinh học cho rằng có khoảng 14 triệu loài trong đó mới chỉ có khoảng 1,7 triệu loài được mô tả và đặt tên, còn số loài được nghiên cứu đầy đủ thì rất ít. Đa dạng di truyền và đa dạng sinh thái không nhìn thấy được một cách rõ ràng và sự hiểu biết của chúng ta về các lĩnh vực này còn hết sức ít ỏi.
(Còn tiếp)
v:* {behavior:url(#default#VML);} o:* {behavior:url(#default#VML);} w:* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}Từ khóa » Khái Niệm đa Dạng Sinh Học
-
Đa Dạng Sinh Học Là Gì? Nguyên Nhân, Biện Pháp Hạn Chế Suy Giảm ...
-
Đa Dạng Sinh Học (Biodiversity) Là Gì? Hiện Trạng Và Biện Pháp Bảo Vệ
-
Đa Dạng Sinh Học Là Gì? Vai Trò Và ý Nghĩa Của đa Dạng Sinh Học?
-
Đa Dạng Sinh Học Là Gì ? Phân Tích Vai Trò Của đa Dạng Sinh Học
-
Đa Dạng Sinh Học – Wikipedia Tiếng Việt
-
Định Nghĩa Về đa Dạng Sinh Học - UBND Tỉnh Lào Cai
-
Đa Dạng Sinh Học Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Khái Niệm đa Dạng Sinh Học - Viện Nghiên Cứu Hải Sản
-
[DOC] GIỚI THIỆU - Phổ Biến Giáo Dục Pháp Luật
-
Đa Dạng Sinh Học Là Gì ? Giá Trị Của đa Dạng Sinh Học Là Gì?
-
Đa Dạng Sinh Học Là Gì Và Tầm Quan Trọng Của đa Dạng ... - Wikifarmer
-
[PDF] ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI - IPBES
-
Ý Nghĩa Của Công Tác Bảo Tồn đa Dạng Sinh Học
-
Bảo Vệ Môi Trường/Đa Dạng Sinh Học – Wikibooks Tiếng Việt