Da Dầu Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc - Bioderma

Skip to main content
  • Trang chủ
  • Thấu hiểu làn da
  • Da dầu là gì? Nguyên nhân và Cách chăm sóc

Mua hàng online thông qua một trong những đối tác

Chọn một trong những đối tác của chúng tôi để mua hàng online. Chúng tôi sẽ chuyển bạn đến trang chủ của các sản phẩm BIODERMA.

Da dầu Da dầu là gì? Nguyên nhân và Cách chăm sóc

Không phải ai cũng sở hữu một làn da hoàn hảo. Da của chúng ta có thể gặp phải rất nhiều các vấn đề. Trong số đó, da dầu là tình trạng không hề hiếm gặp ở các làn da ở bất kì độ tuổi nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về tình trạng làn da của mình. Vậy da dầu là gì? Bạn đang phân vân không biết liệu da mình có phải là da dầu không? Có lẽ đã đến lúc đi tìm hiểu định nghĩa về loại da này cũng như nguyên nhân và cách chăm sóc nó cùng Bioderma.

Da dầu là gì?

Da dầu (hay còn có tên gọi khác là da nhờn) là tình trạng các tuyến bã nhờn nằm bên dưới bề mặt da tiết ra quá nhiều dầu hơn mức cần thiết. Trong đó, bã nhờn là một hỗn hợp được tạo ra từ chất béo. Trên thực tế, bã nhờn đóng một vai trò quan trọng đối với sự khỏe mạnh của làn da và mái tóc. Chúng có lợi trong việc cung cấp cho da độ ẩm nhất định và giữ cho tóc luôn bóng mượt, chắc khỏe. Tuy nhiên, việc lượng dầu được sản sinh quá mức dẫn đến tình trạng da dầu.

Da dầu là gì?

Yếu tố ảnh hưởng đến làn da dầu

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng da dầu, trong số đó có thể kể đến 7 yếu tố như:

Da dầu do di truyền

Da dầu thường có xu hướng di truyền qua các thế hệ, tức là nếu ba mẹ bạn có làn da dầu, khả năng khá cao là bạn cũng sẽ thừa hưởng những tuyến bã nhờn này.

Do tuổi tác

Da tiết nhiều dầu nhờn ở độ tuổi thanh thiếu niên. Khi càng lớn tuổi, da sẽ càng ít tiết dầu hơn, tuyến bã nhờn lúc này cũng kém hoạt động hơn so với khi bạn còn trẻ.

Do môi trường sống và các thời điểm trong năm

Nếu ví tính di truyền và tuổi tác là những yếu tố “ngầm”, tác động đến làn da dầu của bạn, thì môi trường là yếu tố ảnh hưởng đến làn da dầu một cách rõ rệt nhất.

Cụ thể, da chúng ta thường dễ trở nên bóng nhờn với lớp dầu thừa vào mùa hè hoặc ở những nơi trời nắng nóng, khí hậu ẩm.

Do các lỗ chân lông lớn

Những lỗ chân lông có thể bị giãn nở do tuổi tác, cân nặng hoặc cũng có thể do da đã bị nổi mụn trước đó. Bởi lẽ, những tuyến bã nhờn nằm dưới các lỗ chân lông, nên lỗ chân lông lớn có thể sẽ làm da bạn đổ nhiều dầu hơn so với những làn da với các lỗ chân lông bình thường.

Do sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp

Thực tế, nếu bạn sử dụng một loại sản phẩm dưỡng da với kết cấu kem dày sẽ khiến da nhờn của bạn bị bít tắc, lớp dầu không thoát ra được gây giãn nở lỗ chân lông.

Do chăm sóc da thái quá

Nếu bạn rửa mặt hoặc tẩy tế bào chết cho da quá thường xuyên sẽ khiến da bạn đổ dầu nhiều hơn.

Đúng, là điều này nghe có vẻ ngược đời. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn về cách làn da hoạt động bạn sẽ hiểu tại sao lại xảy ra điều này.

Cụ thể, khi lạm dụng các bước rửa mặt và tẩy tế bào chết sẽ vô tình rửa trôi quá nhiều dầu trên da của bạn. Lúc này, các tuyến nhờn cho rằng da bạn đang bị khô quá mức và chúng liên tục sản sinh dầu để cấp ẩm cho da. Cho nên, bạn chỉ nên rửa mặt hai lần một ngày để loại bỏ lớp dầu nhờn trên mặt.

Thêm vào đó, việc không thoa kem chống nắng có thể khiến da của bạn bị khô, dẫn đến việc da trở nên bóng dầu. Cho nên, hãy chắc rằng bạn luôn bôi kem chống nắng mỗi ngày như một cách chăm sóc da dầu.

Do bỏ qua bước dưỡng ẩm

“Dưỡng ẩm cho da dầu là không cần thiết, bởi nó sẽ làm cho làn da tiết nhiều dầu nhờn hơn”.

Đây là một trong những quan điểm hoàn toàn sai lầm.

Bởi lẽ, khi bạn đang sử dụng các sản phẩm trị mụn như Salicylic Acid, Benzoyl Peroxide hoặc Retinols, bạn nhất định phải sắm cho mình một sản phẩm dưỡng ẩm tốt để giữ cho làn da tránh khỏi tình trạng bị khô.

Thế nên, thay vì bỏ qua bước dưỡng ẩm, giải pháp tốt nhất cho da nhờn là hãy tìm cho mình một sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp cho làn da của bạn. Như các sản phẩm dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ hoặc ở dạng nước, dạng gel chẳng hạn.

Da dầu trông như thế nào?

Phải chăng bạn cũng đã đôi lần bắt gặp tình trạng da mặt xuất hiện một lớp dầu nhờn, bóng loáng? Bạn có đang tự hỏi da dầu là da như thế nào? Những dấu hiệu dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi da dầu trông như thế nào:

  • Da mặt bạn trông lúc nào cũng bóng nhờn - do việc hoạt động quá mức của các tuyến bã gây nên.
  • Lỗ chân lông của bạn sẽ to ra - lỗ chân lông nổi rõ hơn ở vùng chữ T (mũi, cằm và trán) là “điểm đặc trưng” của làn da dầu. Vốn dĩ, chúng được tạo ra bởi các lỗ chân lông bị tắc.
  • Bạn sẽ dễ bị nổi mụn viêm - do bã nhờn được tiết ra quá mức, làm tắc nghẽn lỗ chân lông, hệ lụy là có thể dẫn đến tình trạng nổi mụn trên da.
  • Da xuất hiện mụn đầu đen - ngoài mụn viêm đỏ, da nhờn cũng có thể hình thành mụn đầu đen. Chúng được tạo ra bởi bã nhờn dư thừa ở đáy nang lông của da. Khi bã nhờn tiếp xúc với không khí, nó sẽ bị oxy hóa và chuyển sang màu đen tạo ra thứ gọi là mụn đầu đen.
  • Da của bạn luôn cảm thấy nhờn rít - một sự thật hiển nhiên rằng, làn da nhờn của bạn sẽ luôn có nhiều dầu nhờn trên mặt. Nó không bao giờ có cảm giác căng, khô hoặc bong tróc do khô.
  • Da để lại vết dầu - Cụ thể, mỗi khi bạn tình cờ chạm da mặt vào vật gì đó, da sẽ để lại vết dầu trên bề mặt (ví dụ như bề mặt điện thoại).
  • Trang điểm sẽ vất vả hơn - khi da quá nhiều dầu, các lớp trang điểm sẽ trôi đi loang lổ, đồng nghĩa là bạn phải trang điểm lại nhiều lần trong ngày.

 

Kiến thức cơ bản về da và cấu tạo da

Loại thức ăn nào gây nên da dầu?

Những gì mà bạn ăn mỗi ngày cũng ảnh hưởng đến tình trạng làn da. Có một số loại thức ăn chính là tác nhân gây nên tình trạng da dầu của bạn, cùng điểm qua các loại thức ăn dưới đây:

  • Nhóm dầu thực vật không lành mạnh
  • Thực phẩm có lượng đường cao.
  • Thức ăn có dầu mỡ: Ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ thực chất lại không khiến da tiết nhiều dầu hơn như mọi người vẫn thường nghĩ. Tuy nhiên, khi bạn chạm tay dính dầu vào da, hoặc da bị hơi dầu bám vào, nó sẽ làm các lỗ chân lông bị bí tắc và gây dầu.

 

Loại thức ăn nào gây nên da dầu?

Các bước skincare cho da dầu mụn

Để skincare cho da dầu mụn, các bạn có thể thực hiện các bước dưới đây:

Rửa mặt thường xuyên

Rửa mặt thường xuyên có thể giúp bạn loại bỏ bớt lớp dầu thừa và bụi bẩn trên mặt. Tuy nhiên, hãy chắc rằng bạn rửa mặt đúng cách:

  • Rửa mặt với sữa rửa mặt cho da dầu lành tính và nước nhiệt độ vừa phải.
  • Tránh các loại xà phòng hoặc các thành phần hóa chất mạnh có thể gây kích ứng da hoặc làm khô da.
  • Tránh dùng bông tắm hay những khăn tắm xơ cứng, bởi chúng sẽ tạo nên những ma sát kích thích da tiết dầu nhờn nhiều hơn.

 

Lau khô mặt

Sau khi rửa mặt, bạn nên nhẹ nhàng lau mặt với một chiếc khăn mềm. Lưu ý, hãy lau mặt thật nhẹ nhàng để tránh việc ma sát mạnh giữa da mặt và khăn, khiến da đổ nhiều dầu hơn.

Sử dụng Toner (Nước hoa hồng)

Nước hoa hồng có chứa cồn có tác dụng se khít lỗ chân lông thường có khuynh hướng làm khô da. Nhưng với nước hoa hồng tự nhiên thì khác, nó có thể giúp lỗ chân lông trông nhỏ hơn và loại bỏ một ít bụi bẩn và cặn trang điểm trên da.

Sử dụng kem dưỡng có tác động kiềm dầu, thu nhỏ lỗ chân lông

Chú ý sử dụng các loại kem dưỡng dành riêng cho da dầu, ví dụ như Sebium Pore refiner để da được kiềm dầu, thu nhỏ lỗ chân lông suốt một ngày dài. Với bước bảo vệ làn da dưới tác động của ánh nắng mặt trời, kem chống nắng cũng nên sử dụng loại kiềm dầu, khô thoáng dành riêng cho da dầu, ví dụ như kem chống nắng cho da hỗn hợp thiên dầu Photoderrm AKN Mat.

Sử dụng giấy thấm dầu

Giấy thấm dầu có tác dụng loại bỏ bớt lớp dầu thừa trên mặt, giúp da mặt khô ráo và dễ chịu hơn. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể rửa mặt, nhất là khi đang ở ngoài, chính vì vậy một túi giấy thấm dầu nhỏ có thể rất tiện lợi.

Những câu hỏi thường gặp về cách chăm sóc da dầu

Sẽ có những thắc mắc thường gặp phải khi bạn đang đối mặt với tình trạng da dầu, cụ thể:

Làm thế nào để chăm sóc tốt cho làn da nhiều dầu?

Trước hết, hãy rửa mặt sạch với tần suất hai lần một ngày. Với làn da nhiều dầu, điều bạn cần chính là có một thói quen làm sạch để da luôn trong điều kiện tốt nhất, đồng thời sử dụng các sản phẩm không chứa dầu.

Tiếp theo, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp và không gây bí tắc cho làn da và một điều quan trọng là không rửa mặt quá kỹ.

Hãy cẩn thận với những động tác tay có thể đem đến bụi bẩn, dầu nhờn lên mặt bạn. Những vật dụng hay chạm vào da như khăn mặt, khẩu trang, gối mền cũng cần được chú ý làm sạch thường xuyên.

Da nhờn là tốt hay xấu?

Thực sự, dầu da nhờn có nhiều tác dụng cho làn da. Bởi lớp dầu giữ cho da đủ ẩm và những người có làn da nhờn thường chậm lão hóa hơn các làn da khác. Dầu tuy có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe song cũng đem đến nhiều phiền phức như làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn và dẫn đến mụn. Tình trạng nổi mụn gây ra khi da dầu, được gọi là bã nhờn, trộn với các tế bào da chết và làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Chính vì vậy, hãy luôn đảm bảo da bạn luôn sạch, thoáng, ít dầu.

Lưu ý các bước làm sạch, bạn cần làm sạch hai bước sau khi vừa ở ngoài về hoặc cuối ngày trước khi bắt đầu các bước dưỡng da. Hãy lựa chọn loại nước tẩy trang dịu nhẹ và đủ sạch cho làn da và sữa rửa mặt phù hợp với da dầu.

Tại sao vùng mũi có nhiều dầu?

Vùng mũi nhiều dầu nhờn là một vấn đề phổ biến. Dầu xảy ra khi các tuyến bã nhờn trên mũi của bạn tiết ra quá nhiều bã nhờn. Đây là một loại dầu tự nhiên có tác dụng bảo vệ và bôi trơn làn da của bạn. Mũi của bạn có thể tiết nhiều dầu hơn đáng kể vì lỗ chân lông của bạn ở vùng này thường sẽ lớn hơn các lỗ chân lông khác trên mặt một cách tự nhiên.

Làm thế nào tôi có thể loại bỏ bớt dầu nhờn mà không gây hại cho da?

Có nhiều cách giúp bạn có thể loại bỏ lớp dầu nhờn một cách tự nhiên mà không gây hại cho làn da nhờn. Cụ thể:

  • Rửa mặt thường xuyên bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ.
  • Sử dụng một loại toner có công dụng thu nhỏ lỗ chân lông.
  • Sử dụng giấy hoặc phim thấm dầu để loại bỏ bớt lớp dầu nhờn trên da trong ngày để tránh việc phải liên tục rửa mặt.
  • Đắp các loại mặt nạ có chứa các thành phần như tràm trà, đất sét, than hoạt tính,...
  • Thoa một số loại kem dưỡng ẩm mỏng nhẹ, kiềm dầu phù hợp dành cho da dầu cũng rất cần thiết.
  • Sử dụng kem chống nắng phù hợp cho da dầu, ví dụ như Photoderm AKN Mat SPF 30 từ Bioderma.

 

Tìm hiểu thêm:

chăm sóc da dầu, da hỗn hợp

Cách làm sạch và chăm sóc da dầu, da hỗn hợp

Đọc thêm chăm sóc da dầu mùa hè

Routine chăm sóc da dầu mùa hè cho làn da sáng mịn

Đọc thêm Bạn đã tìm ra nước tẩy trang cho da dầu mụn phù hợp

Top 10 nước tẩy trang cho da dầu mụn tốt nhất 2024

Đọc thêm

Liên hệ

Cần giúp đỡ

Bạn có thắc mắc về làn da?

Mail

Thứ hai đến Thứ sáu, 9h-18h

Messenger

Tìm điểm bán hàng

Từ khóa » Da Dầu Bề Mặt Khô