Da Đầu Ngón Tay Bị Khô Nứt Do Đâu? Cách Trị Nhanh Khỏi

Da đầu ngón tay bị khô nứt có thể là do cháy nắng hoặc da khô. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này này có thể liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng hơn, bao gồm các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.

Da đầu ngón tay bị khô nứt
Da đầu ngón tay bị khô nứt có thể là da da khô hoặc cháy nắng gây ra

Tác động bên ngoài khiến da đầu ngón tay bị khô nứt

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến da đầu ngón tay bị khô nứt. Tình trạng này có thể liên quan đến các chất kích thích từ môi trường, bao gồm thay đổi thời tiết hoặc nhạy cảm với một số yếu tố trong môi trường. Cụ thể các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng da đầu ngón tay bị khô nứt bao gồm:

1. Da khô

Thông thường da khô là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất có thể khiến các đầu ngón tay bị bong tróc. Tình trạng này thường phổ biến trong những tháng mùa đông và khi thời tiết lạnh. Ngoài ra, một số người có thể có da khô hơn nếu tắm nước nóng hoặc tắm thường xuyên hơn.

Đôi khi một số thành phần có trong xà phòng hoặc các vật dụng  vệ sinh cá nhân có thể dẫn đến các triệu chứng khô da.

Các triệu chứng khô da có thể bao gồm:

  • Ngứa da
  • Nứt nẻ
  • Da đỏ hoặc sần sùi
  • Da có cảm giác căng

Để cải thiện tình trạng da khô, bạn có thể thay đổi loại xà phòng nhẹ nhàng hơn và sử dụng kem dưỡng ẩm dành cho da tay. Ngoài ra tránh sử dụng nước nóng khi rửa tay để hạn chế tình trạng khô da.

2. Rửa tay thường xuyên

Rửa tay quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng da đầu ngón tay bị khô nứt. Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên có thể làm mòn hàng rào lipid trên bề mặt da. Điều này khiến xà phòng được hấp thụ trực tiếp vào các lớp da nhạy cảm hơn, dẫn đến kích ứng và bong tróc.

Tróc da đầu ngón tay mất vân tay
Rửa tay thường xuyên có thể gây khô và bong tróc da tay

Bên cạnh đó, sử dụng nước nóng rửa tay và không dưỡng ẩm sau khi rửa tay có thể gây kích ứng da.

Để cải thiện các triệu chứng, bạn nên rửa tay bằng các sản phẩm xà phòng nhẹ nhàng. Rửa tay thường xuyên là cách tốt nhất để hạn chế sự lây lan của vi trùng. Do đó, bạn nên rửa tay thường xuyên, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, xử lý hóa chất hoặc xử lý thực phẩm sống. Do đó, thường xuyên rửa tay để ngăn ngừa các rủi ro lây lan vi khuẩn.

Tuy nhiên, bạn cũng nên dưỡng ẩm tay sau khi rửa tay để tránh tình trạng da đầu ngón tay bị khô nứt.

3. Vết cháy nắng

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời lâu ngày có thể dẫn đến cháy nắng. Cháy nắng có thể khiến da có màu đỏ hoặc hồng và ấm, mềm khi chạm vào. Da đầu ngón tay bị khô nứt có thể xuất hiện sau một vài ngày kể từ lúc tiếp xúc với ánh nắng thường xuyên.

Vết cháy nắng có thể rất khó chịu và mất vài ngày để vài tuần để chữa lành. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc chườm lạnh để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Sử dụng kem chống nắng là cách tốt nhất để ngăn ngừa và tránh các triệu chứng cháy nắng.

4. Sử dụng sản phẩm chứa hóa chất mạnh

Một số hóa chất có thể được thêm vào các loại kem dưỡng ẩm, xà phòng, dầu gội hoặc các sản phẩm làm đẹp khác. Các sản phẩm này có thể dẫn đến bong tróc, nứt nẻ da các đầu ngón tay hay còn gọi là bệnh viêm da tiếp xúc.

Chàm khô đầu ngón tay
Tiếp xúc với các loại hóa chất mạnh có thể gây kích ứng, khô và nứt da đầu ngón tay

Các chất kích thích phổ biến nhất có thể bao gồm:

  • Nước hoa
  • Thuốc mỡ kháng khuẩn
  • Các chất bảo quản chẳng hạn như formaldehyde
  • Isothiazolinones
  • Cocamidopropyl betaine

Để xác định tình trạng dị ứng hoặc phản ứng với một loại hóa chất, người bệnh có thể đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

5. Thói quen mút ngón tay

Một số người có thể có thói quen mút các đầu ngón tay. Điều này có thể là nguyên nhân gây khô và bong tróc da, đặc biệt là ở trẻ em. Trẻ sơ sinh và trẻ em mút ngón tay là điều bình thường và có thể cải thiện sau một thời gian.

Tuy nhiên nếu trẻ mút ngón tay đến bong tróc da hoặc xuất hiện vết phồng rộp da, bạn nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa để được hướng dẫn cụ thể.

6. Phản ứng với thời tiết

Khí hậu khô và nhiệt độ thấp vào mùa đông có thể khiến da khô, nứt nẻ và bong tróc. Để ngăn ngừa tình trạng này người bệnh có thể tham khảo các biện pháp như:

Viêm da đầu ngón tay
Không khí lạnh và khô là nguyên nhân dẫn đến nứt nẻ đầu ngón tay
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí
  • Sử dụng các chất làm ẩm da nhẹ hoặc thuốc mỡ sau khi tắm
  • Mang găng tay khi cần tiếp xúc với không khí lạnh
  • Tránh tắm nước nóng và tắm vòi hoa sen

Da đầu ngón tay bị khô nứt cũng có thể phát triển trong những tháng mùa hè. Tình trạng này xảy ra khi da đổ nhiều mồ hôi hoặc bị cháy nắng.

Điều kiện y tế khiến da đầu ngón tay bị khô nứt

Bên cạnh các yếu tố tác động ngoài môi trường, đầu ngón tay bị bong tróc da khô nứt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn. Cụ thể các bệnh lý có thể gây bong tróc da đầu ngón tay bao gồm:

1. Dị ứng

Da đầu ngón tay có thể bị dị ứng với các thứ tiếp xúc và dẫn đến tình trạng da khô bong tróc. Các tác nhân có thể gây dị ứng phổ biến bao gồm kim loại, một số loại thực vật, côn trùng hoặc latex.

Dị ứng latex là một tình trạng dị ứng có thể dẫn đến các triệu chứng sốc phản vệ và cần điều trị y tế ngay lập tức. Các phản ứng nhẹ hơn có thể dẫn đến khô, ngứa, bong tróc da và sưng tấy.

Nếu các triệu chứng dị ứng ở đầu ngón tay không được cải thiện hoặc kéo dài hơn 1 – 2 ngày, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

2. Bệnh chàm ở tay

Bệnh chàm – Eczema, là thuật ngữ chỉ một nhóm các bệnh lý gây viêm da. Bệnh chàm có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong cơ thể, bao gồm các đầu ngón tay.

Chàm khô đầu ngón tay
Bệnh chàm tay có thể gây khô, bong tróc da và nứt nẻ đầu ngón tay

Bệnh chàm tay thường xuất hiện dưới các dạng kích ứng da như:

  • Bong tróc da tay
  • Da đầu ngón có màu đỏ
  • Nứt nẻ các đầu ngón tay
  • Ngứa
  • Da đầu ngón tay mềm khi chạm vào

Mặc dù tiếp xúc với một số hóa chất có thể dẫn đến bệnh chàm ở tay, tuy nhiên các gen di truyền cũng có thể dẫn đến các triệu chứng bệnh chàm.

Để cải thiện bệnh chàm ở tay, bạn có thể sử dụng xà phòng nhẹ nhàng và các chất tẩy rửa không gây kích ứng da khác. Ngoài ra, tránh sử dụng nước ấm khi rửa tay và dưỡng ẩm thường xuyên để cải thiện các triệu chứng.

Nếu các triệu chứng bệnh chàm tay trở nên nghiêm trọng hoặc không được cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

3. Bệnh vẩy nến

Da đầu ngón tay bị khô nứt có thể là dấu hiệu của bệnh vẩy nến. Vảy nến là một tình trạng da mãn tính xuất hiện dưới các mảng da màu bạc hoặc dưới dạng các tổn thương da khác. Thông thường, vẩy nến thường phổ biến ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu, lưng dưới, tuy nhiên đôi khi vẩy nến có thể ảnh hưởng đến đầu ngón tay hoặc bất cứ vị trí nào khác trên cơ thể.

Hiện tại không có cách điều trị bệnh vẩy nến, tuy nhiên có nhiều biện pháp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng vẩy nến ở tay. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng axit salicylic, corticosteroid, calcipotriene hoặc chiết xuất nhựa than đá để cải thiện. Nếu được chẩn đoán bệnh vẩy nến ở tay, người bệnh nên tiếp tục các kế hoạch điều trị đến khi các triệu chứng được kiểm soát.

4. Bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là bệnh lý có thể khiến da đầu ngón tay bị khô nứt, nghiêm trọng hơn bệnh chàm da tay và có thể dẫn đến các tổn thương da nghiêm trọng.

Tổ đỉa ở tay
Tổ đỉa có thể gây tổn thương da ở các đầu ngón tay

Mặc dù các bác sĩ không rõ nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh tổ đỉa, tuy nhiên một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tổ đỉa bao gồm:

  • Có tiền sử bệnh chàm ở tay hoặc bất cứ vị trí nào khác trên cơ thể
  • Có bệnh dị ứng, đặc biệt là viêm mũi dị ứng hoặc bệnh hen suyễn
  • Tiếp xúc với các chất kích ứng, chẳng hạn như một số loại kim loại
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Đang ở độ tuổi 20, 30 hoặc 40

Các mụn nước do bệnh tổ đỉa có thể mất vài tuần để chữa lành. Tuy nhiên tổ đỉa là bệnh lý mãn tính, do đó các triệu chứng có thể tái phát trong tương lai. Theo thời gian, da có thể trở nên khô cứng, có vảy và nứt nẻ.

5. Bệnh Kawasaki

Kawasaki là một bệnh lý hiếm gặp, chủ yếu xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh thường diễn ra trong một vài tuần và thường xuất hiện với ba giai đoạn khác nhau.

Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể bị sốt cao kéo dài đến 5 ngày. Ở giai đoạn giữa, da đầu ngón tay bị khô nứt, bong tróc. Trong giai đoạn muộn lòng bàn tay và lòng bàn chân bị đỏ, sưng tấy.

Cùng với các dấu hiệu ngoài da, bệnh Kawasaki có thể dẫn đến một số triệu chứng như:

  • Phát ban
  • Sốt cao
  • Mắt đỏ ngầu
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Kích ứng trong miệng hoặc cổ họng

Hiện tại không rõ nguyên nhân gây bệnh và tình trạng này không phải do di truyền hoặc truyền nhiễm. Hầu hết trẻ em phục hồi hoàn toàn trong 10-14 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra các biến chứng tim lâu dài. Do đó, nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu nhiễm bệnh Kawasaki, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc y tế phù hợp.

6. Hội chứng da tróc vảy (Exfoliative keratolysis)

Hội chứng da tróc vảy là một tình trạng phổ biến, thường xuất hiện ở những tháng mùa hè và thường ảnh hưởng đến thanh thiếu niên. Đặc điểm của tình trạng này là xuất hiện các nốt mụn nước trên các đầu ngón tay, sau đó các mụn nước này vỡ ra, dẫn đến khô, nứt nẻ. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này không gây ngứa.

Hội chứng da tróc vảy
Hội chứng da tróc vảy là một tình trạng phổ biến, thường xuất hiện ở những tháng mùa hè

Hiện tại không rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng tróc vảy da. Tuy nhiên việc tiếp xúc với một số hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa và dung môi nói chung có thể dẫn đến các triệu chứng tróc da.

Để cải thiện các triệu chứng, người bệnh có thể sử dụng xà phòng nhẹ, không chứa hóa chất. Bên cạnh đó thường xuyên dưỡng ẩm da để ngăn ngừa các nguy cơ bong tróc da.

7. Thiếu vitamin B3 hoặc thừa vitamin A

Thiếu hoặc thừa một số loại vitamin có thể khiến da bị bong tróc. Cụ thể, thiếu vitamin B3 trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến viêm da, tiêu chảy và thậm chí là mất trí nhớ. Bên cạnh đó, nếu bạn bổ sung quá nhiều vitamin A, bạn có thể bị kích ứng da và nứt các đầu ngón tay hoặc móng tay.

Thiếu vitamin thường liên quan đến chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Trao đổi với bác sĩ về các loại vitamin và các sản phẩm bổ sung trước khi sử dụng.

Các triệu chứng thiếu hoặc thừa vitamin bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi

Da đầu ngón tay bị khô nứt có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý cần điều trị y tế. Do đó, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Cách trị da đầu ngón tay bị khô nứt nhanh khỏi

Tình trạng da đầu ngón tay bị khô nứt thường là tạm thời và có thể tự cải thiện sau một vài ngày. Tuy nhiên, người bệnh có thể hỗ trợ quá trình cải thiện các triệu chứng thông qua một số biện pháp như:

1. Ngâm nước ấm

Ngâm tay trong nước ấm khoảng 10 phút mỗi ngày có thể hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng các đầu ngón tay khô và nứt nẻ. Ngâm nước ấm có thể khiến da các đầu ngón tay trở nên mềm mại và giúp lớp da kho nhanh chóng bong ra.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn có thể cho thêm mật ong hoặc nước cốt chanh để ngâm tay. Sau khi ngâm, lau khô tay bằng khăn sạch và thoa kem dưỡng ẩm hoặc dầu vitamin E để tránh khô da. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thoa dầu ô liu hoặc dầu dừa để duy trì độ ẩm bình thường của da.

2. Mật ong làm mềm da

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, dưỡng ẩm và chữa lành các tổn thương ngoài da. Bên cạnh đó, mật ong cũng có thể hỗ trợ bảo vệ các đầu ngón tay khô và nứt nẻ khỏi nhiễm trùng nhờ vào tính kháng khuẩn tự nhiên.

điều trị da khô ở đầu ngón tay
Mật ong có thể làm mềm da và hỗ trợ điều trị da khô ở đầu ngón tay

Để làm mềm da và dưỡng ẩm với mật ong, bạn có thể:

  • Thoa một lượng nhỏ mật ong nguyên chất lên vùng da mụn, để yên trong 10 – 20 phút trước khi rửa sạch bằng nước ấm
  • Kết hợp mật ong và dầu ô liu để thoa lên da tay hàng ngày cũng hỗ trợ làm mềm da và giúp da luôn mịn màng

3. Nha đam dưỡng ẩm da

Nha đam hay lô hội là một biện pháp đơn giản để điều trị tình trạng da đầu ngón tay bị khô nứt. Gel nha đam có thể làm mát và làm dịu các đầu ngón tay bị khô, nứt nẻ, đau đớn và khó chịu. Bên cạnh đó, nha đam cũng khóa ẩm, bảo vệ da khỏi nhiễm trùng hiệu quả.

Bạn có thể thoa gel nha đam tươi lên da mỗi ngày để hỗ trợ làm ẩm da. Bên cạnh đó, uống 2 thìa nước ép lô hội nấu chín mỗi ngày cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Lưu ý: Uống gel lô hội có tác dụng nhuận tràng, do đó tránh uống quá liều lượng quy định. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng nha đam để tránh các rủi ro không mong muốn.

4. Dầu dừa hỗ trợ làm lành da

Dầu dừa là một phương pháp tự nhiên tại nhà có thể hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề về da, bao gồm tình trạng da đầu ngón tay bị khô nứt. Dầu dừa hỗ trợ dưỡng ẩm da, làm mềm da và giúp da luôn mịn màng.

Bên cạnh đó, dầu dừa chứa các axit béo chuỗi trung bình, giúp dầu dừa thâm nhập nhanh vào da. Điều này hỗ trợ làm lành da bị tổn thương, hạn chế tình trạng khô, ngứa và bong tróc da. Ngoài ra, đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn có thể hỗ trợ bảo vệ da khỏi nhiễm trùng.

Bạn chỉ cần thoa dầu dừa lên các đầu ngón tay bị bong tróc một vài lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn có thể thoa dừa qua đêm và rửa sạch vào ngày hôm sau.

5. Điều trị y tế

Bên cạnh các biện pháp cải thiện tại nhà, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp y tế điều trị tình trạng da đầu ngón tay bị khô nứt như:

da đầu ngón tay bị khô, nứt
Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc để cải thiện các triệu chứng
  • Kem dưỡng và thuốc mỡ: Bác sĩ có thể kê toa các loại kem dưỡng ẩm để dưỡng ẩm da, giảm khô và nứt nẻ. Trong một số trường hợp, các đặc tính chống viêm của kem theo toa có thể hỗ trợ cải thiện cảm giác bỏng rát da. Nếu da bị tổn thương (hoặc chảy máu), bác sĩ có thể kê các loại thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Thuốc kháng Histamine: Thuốc kháng Histamine là thuốc được sử dụng để ngăn ngừa quá trình sản xuất Histamine trong các trường hợp dị ứng gây bong tróc da.
  • Thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm: Trong trường hợp tổn thương do nhiễm vi khuẩn và virus, bác sĩ có thể kê các loại thuốc ở dạng bổ sung đường uống. Hầu hết là thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm do khô, nứt nẻ da đầu ngón tay.

Biện pháp phòng ngừa

Thay đổi lối sống và áp dụng một số lời khuyên có thể phòng ngừa tình trạng da đầu ngón tay bị khô nứt. Cụ thể, các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Rửa tay bằng nước nước ấm thay vì nước nóng
  • Đeo găng tay khi rửa bát hoặc sử dụng các sản phẩm tẩy rửa khác
  • Đeo găng tay để giữ ấm khi thời tiết lạnh
  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm sau khi các đầu ngón tay tiếp xúc với nước

Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dành cho da khô, bệnh chàm hoặc bệnh vảy nến. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được hướng dẫn các loại kem dưỡng ẩm phù hợp.

Tình trạng da đầu ngón tay bị khô nứt, bong tróc có thể tự cải thiện trong một vài ngày. Trong một số trường hợp tình trạng này có thể liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn và cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp xử lý và điều trị phù hợp.

5/5 - (6 bình chọn)

Bài thuốc trị chàm đã được 5.768 tin dùng và thành công >> Tìm hiểu ngay

An Bì Thang: Giải pháp "HOÀN HẢO" trong trị chàm cho MỌI ĐỐI TƯỢNG

[ĐỌC NGAY]: Mẹ bỉm khỏi chàm dai dẳng chỉ với 1 LIỆU TRÌNH An Bì Thang

Từ khóa » Bong Tróc Da Và Nứt đầu Ngón Tay