Da Đầu Ngứa Có Vảy Trắng Đó Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Nguyên ...
Có thể bạn quan tâm
Gàu xuất hiện khi lớp tế bào da bị chết bị bong ra quá nhiều gây ngứa ngáy, giảm tính thẩm mỹ cho khổ chủ. Nếu tình trạng gàu diễn ra trong một thời gian dài, lượng gàu trên da đầu sẽ dày lên, xuất hiện các mảng gàu lớn. Bài viết sau sẽ giải thích nguyên nhân đầu nhiều gàu và cách chữa trị toàn diện để bạn nhanh chóng.
- Nguyên nhân da đầu nhiều gàu, thành từng mảng
- Do hóa chất trong sản phẩm tạo kiểu tóc, dầu gội
- Vệ sinh da đầu kém
- Thời tiết mùa hanh khô
- Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng
- Nguyên nhân do bệnh lý
- Cách trị da đầu nhiều gàu hiệu quả
- Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Đầu nhiều gàu gội dầu gì?
- Mẹo trị gàu hiệu quả tại nhà
- Ăn gì để trị gàu?
Nguyên nhân da đầu nhiều gàu, thành từng mảng
Gàu là những vảy trắng trên da đầu do các biểu bì tầng thượng bì bong ra quá mức. Tình trạng gàu sinh ra bởi nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân gây gàu, bong tróc từng mảng trên da đầu có thể xuất phát chính từ thói quen sinh hoạt của mỗi người và một số yếu tố khách quan…
Do hóa chất trong sản phẩm tạo kiểu tóc, dầu gội
Khi da đầu bị kích ứng với thành phần hóa chất trong các sản phẩm như dầu gội, gel tạo kiểu tóc, thuốc nhuộm tóc, thuốc uốn tóc… sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy và bong tróc biểu bì của da đầu.
Vệ sinh da đầu kém
Khi không gội đầu thường xuyên, các tế bào chết trên da đầu không được loại bỏ, kết hợp với bụi bẩn, vi khuẩn, nấm. Chúng gây ra các bệnh về da đầu, như viêm da tiết bã, vảy nến gây ra gàu.
Thời tiết mùa hanh khô
Mùa hanh khô thì độ ẩm không khí thấp, khiến cho da đầu bị mất nước. Nếu lúc đó mà chúng ta không có các biện pháp cấp ẩm kịp thời cho cơ thể, thì da đầu sẽ tự bong vẩy, từ đó gây rụng tóc.
Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng
Cũng như các bộ phận khác trên cơ thể, da đầu và tóc cần chất dinh dưỡng để phát triển. Khi chế độ ăn thiếu các loại vitamin như A, B, C, E, kẽm… da đầu sẽ bị khô, các tế bào bị bong tróc dẫn tới tình trạng gàu.
Việc ăn các loại thức ăn nhiều chất béo động vật, thức ăn nhanh… sẽ khiến cho tuyến bã nhờn tăng tiết bã, gây viêm ngứa và xuất hiện gàu.
Nguyên nhân do bệnh lý
Gàu là biểu hiện của một số loại bệnh lý da đầu. Vì vậy, khi gàu xuất hiện, bạn hãy kiểm tra các dấu hiệu của các bệnh thường gặp ở đầu.
- Do rối loạn chu trình thay mới tế bào da
Trong cấu tạo của da đầu thì có 3 lớp: Thượng bì, trung bì và hạ bì. Trong lớp thượng bì có các tế bào tăng sinh để thay thế cho các tế bào chết. Thông thường, cứ 27 – 30 ngày thì các tế bào mới được thay một lần.
Tuy nhiên, khi bên trong cơ thể bị rối loạn, chu trình thay tế bào này sẽ bị rút ngắn lại còn 15 – 20 ngày. Khi tế bào chết sinh ra nhiều, chúng sẽ bị đùn ra ngoài gây ra gàu.
- Do mắc một số bệnh lý về da đầu
Một nguyên nhân nữa gây là gàu là do mắc các bệnh về da đầu, như viêm da tiết bã, chàm hoặc vảy nến… Triệu chứng chung của các bệnh này là làm cho chu trình tái tạo da và sinh ra tế bào chết nhanh hơn bình thường.
Bên cạnh đó, các loại nấm, vi khuẩn hay bã nhờn kết hợp với tế bào chết và gây ngứa, da bị tróc vảy và rụng xuống liên tục.
Cách trị da đầu nhiều gàu hiệu quả
Ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu nhiều gàu và ngứa, bạn nên có cách chữa trị kịp thời. Việc này giúp bạn giảm các cảm giác ngứa ngáy khó chịu và tự ti. Nếu bạn để tình trạng da đầu nhiều gàu trong thời gian dài, lượng gàu sẽ nhiều hơn và hình thành các mảng gàu lớn hơn.
Lúc đó, việc chữa trị dứt điểm gàu sẽ mất thời gian và công sức hơn. Dưới đây là những gợi ý cách trị da đầu nhiều gàu mà bạn nên thực hiện đồng thời để đạt kết quả như mong muốn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Người bị gàu có thể cải thiện tình trạng đầu nhiều gàu thành từng mảng bằng một số cách dưới đây:
- Nên chải đầu nhẹ nhàng hàng ngày
Việc chải đầu giống như một cách massage da đầu, làm cho các chất dinh dưỡng được vận chuyển đi nuôi tóc tốt hơn. Vì vậy các bạn nên thường xuyên chải đầu, đặc biệt là các bạn nam. Vì nam giới có tóc ngắn nên ít khi có thói quen chải đầu.
- Tăng sức đề kháng
Bạn nên ngủ đủ giấc, rèn luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các hoạt động thể chất ra mồ hôi là một cách để thải độc cho cơ thể, giảm nguồn cung cấp năng lượng cho các loại nấm, vi khuẩn trên cơ thể và da đầu phát triển.
- Hạn chế căng thẳng
Bạn cũng nên hạn chế bị stress, tránh thiếu ngủ hay thức khuya trong thời gian dài. Các ảnh hưởng về tâm lý sẽ tác động lên hệ thần kinh, gây ra rối loạn hệ nội tiết trong cơ thể, làm đầu nhiều gàu hơn.
- Hạn chế gãi
Gàu nhiều thường gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên bạn không nên gãi đầu quá nhiều. Việc gãi đầu sẽ khiến các tế bào bong ra và rụng xuống nhiều. Thêm nữa, gãi đầu nhiều sẽ khiến cho vùng da đầu bị tổn thương, làm chậm quá trình phục hồi.
Đầu nhiều gàu gội dầu gì?
Đối với những người mới chớm bị gàu và có làn da nhạy cảm thì nên sử dụng các loại dầu gội từ thảo dược để hạn chế tình trạng kích ứng bởi hóa chất. Một số sản phẩm dầu gội thảo dược được đánh giá tốt như:
- Dầu gội The Body Shop Ginger Scalp Care
- Dầu gội dược liệu Thái Dương
- Dầu gội Thorakao
Đối với những người có tình trạng gàu nặng sẽ cần các loại dầu gội có tác dụng mạnh như:
- Dầu gội Orzen
- Dầu gội Antisol (Dầu gội trị gàu tốt nhất hiện nay)
- Dầu gội trị gàu Nizoral A-D anti-dandruff
Mẹo trị gàu hiệu quả tại nhà
- Nấu nước gội đầu từ các loại thảo dược
Bạn có thể sử dụng các loại nước gội đầu từ các thảo mộc tự nhiên như bồ kết, sả, vỏ bưởi, vỏ chanh, hương nhu,… Ưu điểm của cách này là an toàn và hiệu quả lâu dài. Nhược điểm là tác dụng chậm và mất công chuẩn bị.
- Mẹo trị gàu bằng chanh tươi
Nước cốt chanh tươi có nhiều vitamin C, acid citric có tác dụng loại bỏ tế bào chết, diệt vi khuẩn, nấm. Do vậy mà chanh có tác dụng tốt trong việc trị gàu. Sau bước gội đầu với dầu gội hoặc nước gội đầu, bạn có thể sử dụng nước cốt chanh để làm sạch thêm một lần nữa.
Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy nước cốt của 1 – 2 quả chanh, thoa lên vùng da đầu rồi massage nhẹ nhàng. Sau đó bạn gội lại đầu với nước sạch là được.
Chanh tươi có tác dụng trị gàu hiệu quả
- Mẹo trị gàu bằng nha đam
Trong gel nha đam có các thành phần trị gàu hiệu quả như acid cinnamic, vitamin A, B, C, E… Bạn chỉ cần lấy phần thịt của nha đam xay nhuyễn, vắt thêm vài giọt nước cốt chanh vào.
Bạn cho hỗn hợp lên da đầu và ủ trong 20 phút rồi rửa lại với nước. Sau đó bạn gội lại đầu lần nữa với dầu gội đầu. Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/tuần liên tục thì da đầu sẽ hết gàu.
Ngoài ra bạn có thể trị gàu tại nhà bằng giấm táo, thuốc aspirin, bia, muối…
Đồng thời, các loại thảo mộc tự nhiên như bồ kết, sả, hương nhu vừa có tác dụng trị gàu, vừa lưu lại hương thơm trên mái tóc
Ăn gì để trị gàu?
Người bị gàu nên quan tâm tới chế độ ăn uống. Bởi vì da đầu và tóc cần các chất dinh dưỡng cần thiết để tồn tại và sinh trưởng khỏe mạnh. Các loại vitamin và khoáng chất cần thiết bổ sung vào thực đơn hằng ngày đó là:
- Vitamin A, B, E
Có tác dụng cung cấp độ ẩm cho da đầu, nuôi dưỡng các tế bào biểu bì và chân tóc khỏe hơn. Các loại rau củ quả nên ăn như: Bơ, lựu, khoai lang, khoai tây, nhóm rau cải, các loại hạt (hạnh nhân, hồ đào, óc chó, hạt điều,…), bông cải xanh, dưa hấu…
- Vitamin C
Đây là một chất chống oxy hóa tốt có khả năng ức chế hoạt động của các gốc tự do gây lão hóa da đầu, sinh ra nhiều tế bào chết. Ngoài ra vitamin C làm tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn, nấm trên da đầu. Các loại quả nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, dâu tây, kiwi, việt quất, ổi, dứa…
- Kẽm
Kẽm là một loại vi chất quan trọng đối với sự phát triển của nang tóc, da đầu và chân tóc. Vì vậy, bạn nên bổ sung kẽm vào cơ thể qua các loại thực phẩm như: Rau bina, đậu Hà Lan, đậu nành, nấm, súp lơ…
- Protein
Protein cung cấp các dưỡng chất cho tóc và da đầu phát triển. Protein có nhiều trong các loại thịt như thịt bò, lợn, cá, nấm, các loại đậu…
Ngoài ra bạn nên uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho da đầu, làm vùng da dưới đầu giảm tình trạng tiết bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông.
Bạn nên tránh các loại đồ ăn làm từ mỡ động vật, các món ăn cay nóng… Các thành phần kém lành mạnh trong các món ăn này thường khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Bã nhờn tiết ra nhiều cộng với các tế bào chết, vi khuẩn/nấm và bụi bẩn sẽ khiến cho da đầu dễ mắc các bệnh như viêm da tiết bã, vảy nến…
Đầu nhiều gàu với những mảng lớn và rụng nhiều sẽ gây ra sự tự ti cho người mắc. Vì vậy, ngay từ lúc mới chớm, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp để nhanh chóng chữa dứt điểm gàu.
Tham vấn y khoa: BS. Ngô Tuyết Lan/ iCare Pharma
0/5 (0 Reviews) Post Views: 10.543Từ khóa » Da đầu Có Vảy Trắng Ngứa
-
Da đầu Bị Tróc Vảy Trắng Là Bệnh Gì? Cách Nhận Biết Và điều Trị
-
Bệnh Vảy Nến Da đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Dầu Gội Phù Hợp
-
Da đầu Có Nhiều Vảy Trắng: Cách Phân Biệt Với Các Bệnh Lý Khác
-
Những Nguyên Nhân Gây Ngứa Da đầu Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Da Đầu Ngứa Có Vảy Trắng Là Bệnh Gì? Cách Trị Dứt Điểm
-
Da đầu Ngứa Có Vảy Trắng Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Tạp Chí Đông Y
-
Vẩy Trắng Ngứa ở Da đầu - Bệnh Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Da Đầu Ngứa Có Vảy Trắng Là Bệnh Gì? Làm Sao Để Điều Trị?
-
Bệnh á Sừng Da đầu: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa
-
Vẩy Trắng Ngứa ở Da đầu - Bệnh Gì?
-
Gàu Da đầu - Nỗi Buồn Không Của Riêng Ai
-
5+ Cách Trị Da đầu Bị Tróc Vảy Trắng Bằng Bồ Kết Và đông Y Kết Hợp
-
10 Lý Do Ngứa Da đầu Và Cách Giảm Nhẹ | BvNTP