Đá Garnet: Ngọc Hồng Lựu Sang Trọng đa Dạng Màu Sắc - Kim Cương
Có thể bạn quan tâm
Nội Dung Bài Viết
- Đá Garnet là gì?
- Ý nghĩa và tác dụng của đá Garnet
- Tác dụng của đá Garnet
- Ý nghĩa phong thủy của đá Garnet
- Đá Garnet hợp mệnh nào?
- Đá Garnet dành cho người sinh vào tháng nào?
- Tính chất vật lý và tính chất hóa học của đá Garnet
- Cách chọn đá Garnet
- Màu sắc (Color)
- Độ tinh khiết (Clarity)
- Giác cắt (Cut)
- Trọng lượng (carat)
- Hướng dẫn phân loại các loại Ngọc Hồng Lựu Garnet
- Các loại Ngọc Hồng Lựu Garnet tiêu chuẩn
- Almandine Garnet
- Pyrope Garnet
- Spessartite Garnet
- Andradite Garnet
- Grossular Garnet
- Uvarovite Garnet
- Những viên đá Garnet lai trộn (blend)
- Rhodolite
- Malaya (Malaia)
- Những viên Garnet có khả năng thay đổi màu sắc
- Những loại Garnet không được xem là đá quý
- Các loại Ngọc Hồng Lựu Garnet tiêu chuẩn
- Viên Garnet đắt nhất thế giới – Blue Garnet (Ngọc Hồng Lựu màu xanh lam)
- 3 cách phân biệt Ngọc Hồng Lựu Garnet và hồng ngọc Ruby
- Độ tinh khiết (Clarity ) và khả năng phản xạ phân tán ánh sáng (Light)
- Màu sắc (color) và hình dáng (shape)
- Độ bền (Durability)
- 3 cách bảo quản trang sức có gắn đá Garnet
- Làm sạch đồ trang sức đá Garnet tại nhà
- Bảo trì trang sức đá Garnet tại tiệm kim hoàn uy tín
- Bảo quản đá Garnet đúng cách
- Trang sức đá Garnet
- Một số câu hỏi thường gặp về đá Garnet
- Đá Garnet là gì?
- Ý nghĩa tâm linh của ngọc hồng lựu Garnet là gì?
- Đá Garnet tượng trưng chođiều gì?
- Mệnh nào hợp với đá ngọc hồng lựu Garnet?
- Có nên đeo trang sức Garnet hàng ngày không?
- Ngọc hồng lựu Garnet và Hồng ngọc Ruby có giống nhau không?
Đá Garnet là gì?
Đá Garnet còn được gọi là Ngọc Hồng Lựu hay Ngọc Thạch Lựu, là một loại đá bán quý nổi tiếng trên thế giới với màu sắc phong phú: xanh lục, cam, cam hơi hồng, đỏ tía rực rỡ và thậm chí cả màu xanh lam. Ngọc Hồng Lựu màu đỏ lựu là loại phổ biến nhất.
Bên cạnh đó, loại Ngọc Hồng Lựu Tsavorite màu xanh lam tuyệt đẹp – thường xuyên bị nhầm lẫn với đá Ngọc lục bảo Emerald. Những loại Ngọc Hồng Lựu màu xanh lục hoặc xanh lam hiếm có hơn do cần có các phản ứng và điều kiện hóa học nhất định để hình thành.
Ý nghĩa và tác dụng của đá Garnet
Tác dụng của đá Garnet
Đá Garnet Ngọc Hồng Lựu được tiếp năng lượng từ các nguyên tố lửa, là nguồn hỗ trợ mạnh mẽ để vun đắp cho đam mê và nguồn cảm hứng. Ngọc Hồng Lựu có thể làm tăng sự tự tin và giúp người đeo chúng có một thế giới cảm xúc cân bằng hơn và giúp bạn trở nên thu hút hơn trước người khác giới hoặc hồi sinh và phát triển một mối quan hệ lãng mạn hiện có.
Garnet này có mối liên hệ sâu sắc với luân xa gốc, tăng cảm giác an toàn và tinh thần vững chắc, kiên cường. Ngọc Hồng Lựu còn có khả năng chống lại và chuyển hóa các năng lượng gây hại cho cơ thể.
Ý nghĩa phong thủy của đá Garnet
Sử dụng những viên đá Garnet đẹp mắt trang trí cho ngôi nhà của bạn với những vị trí hợp phong thủy có thể giúp bạn khai thác tối đa năng lượng dồi dào và có lợi của viên đá.
Ngọc Hồng Lựu có thể được kết hợp với bát quái để điều chỉnh phong thủy dựa trên hệ thống ngũ hành, làm thay đổi nguồn năng lượng tự nhiên điều chỉnh tương thích cho không gian hoặc con người trong căn nhà của bạn. Việc trang bị một viên đá quý chất lượng trong ngôi nhà sẽ đem lại những lợi ích bất ngờ cho gia chủ.
Đá Garnet hợp mệnh nào?
Trong triết lý ngũ hành của phong thủy phương Đông, đá Ngọc Hồng Lựu Garnet màu đỏ lựu sẽ nuôi dưỡng và mang lại nhiều may mắn, lợi ích cho mệnh Thổ (tương sinh) đồng thời tương hợp với mệnh Hỏa. Vì thế, người thuộc 2 mệnh này nên sử dụng những món trang sức đá quý bằng Garnet đỏ lựu để có thể phát huy tối đa những lợi ích từ loại đá quý màu đỏ này.
Tuy nhiên, do đá Garnet có nhiều màu sắc, tùy vào mệnh mà có thể lựa chọn màu sắc Garnet cho phù hợp.
- Người mệnh Kim nên chọn đá quý màu vàng, đá quý màu nâu. Chẳng hạn: đá Malaia Garnet, Hessonite Garnet, Mali Garnet, Tangerine Garnet,…
- Người mệnh Mộc nên chọn đá quý màu đen, đá quý màu xanh lục. Chẳng hạn: Andradite Garnet, Uvarovite Garnet, Mali Garnet, Demantoid Garnet, Melanite Garnet, Tsavorite Garnet, …
- Người mệnh Thủy nên chọn đá quý màu trắng, đá quý màu xanh lam. Chẳng hạn: Merelani Mint Garnet, Leuco Garnet,…
- Người mệnh Hỏa nên chọn đá quý màu đỏ. Chẳng hạn: đá Almadine Garnet, Pyrope Garnet, Mozambique Garnet, Rhodolite Garnet, Umabalite Garnet,…
- Người mệnh Thổ nên chọn đá quý màu hồng, đá quý màu tím. Chằng hạn: đá Garnet đổi màu.
Đá Garnet dành cho người sinh vào tháng nào?
Theo phương Tây, Ngọc Hồng Lựu Garnet được cho là viên đá đại diện cho những ai được sinh ra vào tháng 1. Viên đá sẽ cho họ thưởng thức mùi vị của quyền lực, tiếp thêm cho họ ngọn lửa sáng rực của nhiệt huyết và chuẩn bị cho họ một tâm thế tự tin sẵn sàng mở đầu một cuộc chiến mới.
Tính chất vật lý và tính chất hóa học của đá Garnet
Công thức hóa học | A3B2(SiO4)3 ** A = = Ca, Fe2+, Mg, Mn2+ ** B = Al, Cr, Fe3+, Mn3+, Si, Ti, V, Zr ** Si có thể bị thay thế bởi Al, Ti hoặc Fe3+ |
Nhóm khoáng chất | Nhóm khoáng chất Silicat chứa Magie, Canxi, Sắt, Mangan, chrom và Titan |
Độ cứng | 6.5-7.5 trên thang đo độ cứng Mohs |
Tinh thể | Hệ lập phương |
Màu sắc | Đa dạng từ đỏ, cam, vàng, lục, lam,đen, hồng, tím, nâu, và không màu. Màu sắc Garnet hiếm có nhất là Garnet xanh dương. |
Độ tán sắc | Phần lớn Garnet không có khả năng hấp thụ màu, ánh sáng phản chiếu qua Garnet sẽ mang 7 sắc cầu vồng |
Cách chọn đá Garnet
Ngọc Hồng Lựu Garnet có nhiều kích cỡ và hình dạng và màu sắc phong phú. Những tinh thể Garnet trong viên đá trông như những hạt lựu và phân chia thành các nhóm đá khác nhau trong họ Garnet. Do hệ thống phân loại đá Garnet rất phong phú nên khi muốn mua Ngọc Hồng Lựu và tìm hiểu về chúng, số lượng khổng lồ của các loại Ngọc Hồng Lựu có thể khiến bạn bối rối và nhầm lẫn.
Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn định hình các kiến thức cần thiết để có sự lựa chọn tốt nhất cho một viên Garnet. Tương tự như kim cương, thông tin dưới đây được dựa trên tiêu chuẩn 4C từ tổ chức GIA cho một viên đá quý, bao gồm: màu sắc (Color), độ tinh khiết (Clarity), giác cắt (Cut) và trọng lượng (Carart).
Màu sắc (Color)
Đá Garnet có dải màu sắc vô cùng đa dạng và phong phú. Trong đó, nhóm đá Pyrope Garnet và nhóm đá Almandine Garnet có màu từ tím đến đỏ cam; nhóm đá Spessartine mang nhiều sắc cam; nhóm đá Andradite và Grossular có màu vàng và xanh lục vàng; nhóm đá Uvarovite có màu xanh lục ngọc lục bảo tuyệt đẹp.
Đặc biệt, nhóm đá Grossular Garnet có dải màu rộng nhất so với bất kỳ loại garnet nào khác, từ không màu đến màu vàng, cam đỏ, đỏ cam, màu xanh lục mạnh mẽ và không màu.
Những viên Ngọc Hồng Lựu Spessartine rực rỡ này đến từ bang Virginia, Hoa Kỳ
Garnet được các chuyên gia đá quý chia thành nhiều loại với tên gọi khác nhau tùy thuộc vào màu sắc.
Ví dụ, Demantoid là một loại Andradite có màu xanh lá cây rực rỡ được các nhà sưu tập đánh giá cao. Tsavorites có màu xanh lá cây, trong khi Hessonite có màu từ cam và đỏ tươi đến đỏ nâu. Rhodolite là một loại Ngọc Hồng Lựu màu đỏ tía.
Một viên đá Tsavorites có màu xanh lam có nguồn gốc từ Tanazia – nặng 68,82 carat.
Độ tinh khiết (Clarity)
Độ tinh khiết của Garnet phụ thuộc vào loại đá Garnet cụ thể. Ví dụ như Garnet đỏ Almandine, Pyrope hay Rhodolite thường không có tạp chất có thể nhìn thấy bằng mắt.
Một số Ngọc Hồng Lựu màu cam, như Spessartine và Hessonite, lại hay chứa tạp chất hơn. Với Grossular Garnet thường có vết trong mờ, khiến viên đá cực kỳ hợp với kiểu cắt theo hình cabochon, hạt hoặc chạm khắc.
Hessonite Garnet thường có hình dạng bên trong hỗn loạn như thế này được gọi là dạng màu xoáy cuộn (roiled affect).
Giác cắt (Cut)
Nhiều viên Ngọc Hồng Lựu được cắt thành hình dạng tiêu chuẩn và kích thước tiêu chuẩn để cho phép người thợ kim hoàn dễ dàng kết hợp chúng với kim loại khác tạo thành đồ trang sức đá quý. Ngọc Hồng Lựu màu đỏ là loại phổ biến nhất được chế tác thành đá quý trang sức. Ngọc Hồng Lựu thô màu đỏ còn là nguyên liệu đá cổ điển cắt theo hình cabochon hoặc chuỗi hạt.
Đa số Ngọc Hồng Lựu màu đỏ được cắt theo nhiều kiểu cắt khác nhau, phổ biến nhất là các kiểu cắt tròn, oval, trái tim… Trong khi đó, những viên Ngọc Hồng Lựu đắt tiền như Tsavorite chất lượng cao đôi khi được cắt thành các hình dạng và kiểu cắt đặc biệt giúp viên đá đạt trọng lượng cao nhất sau khi chế tác từ đá thô.
Demantoid thường được cắt theo tỷ lệ tiêu chuẩn, ưu tiên tối ưu mức độ rực lửa của viên đá.
Nhìn chung, đá Garnet là một loại đá quý rất phổ biến để các nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo và thể hiện cá tính.
Garnet có nhiều hình dạng và kiểu cắt khác nhau
Trọng lượng (carat)
Garnet có thể được tìm thấy ở mọi kích cỡ và trọng lượng. Một số Ngọc Hồng Lựu, như Demantoid và Tsavorite, thường được tìm thấy ở kích thước nhỏ hơn, vì vậy giá trị của 2 loại này tăng lên theo cấp số nhân khi trọng lượng viên đá tăng lên.
Các kiểu garnet khác, như Almandine, được tìm thấy phổ biến ở các kích thước lớn hơn, do đó, không có sự gia tăng nhiều về giá khi kích thước của chúng tăng không đáng kể.
Các tinh thể Ngọc Hồng Lựu thô lại không có khung giá nhất định mà phụ thuộc nhiều vào độ lớn của tinh thể cũng như độ đẹp, độc đáo của tinh thể đó. Tinh thể có trọng lượng lớn nhưng hình dáng không đẹp sẽ ít giá trị hơn tinh thể có trọng lượng nhỏ nhưng hình dáng và màu sắc chất lượng tốt.
Hướng dẫn phân loại các loại Ngọc Hồng Lựu Garnet
Các loại Ngọc Hồng Lựu Garnet tiêu chuẩn
Họ đá Garnet chia ra làm 2 nhóm chính là Pyralspites Garnet và Urandites Garnet
Pyralspites Garnet bao gồm 3 loại Ngọc Hồng Lựu: Almandine Garnet, Pyrope Garnet và Spessartite Garnet.
Urandites Garnet lại bao gồm 3 loại Ngọc Hồng Lựu khác: Andradite Garnet, Grossular Garnet và Uvarovite Garnet.
Almandine Garnet
Phổ biến nhất trong họ Ngọc Hồng Lựu, Amandine Garnet có màu sắc rất phong phú. Sự lai trộn giữa Almandine Garnet và Pyrope Garnet sẽ tạo nên những viên Mozambique và Rhodolite mang màu đỏ sẫm.
Pyrope Garnet
Cũng mang sắc đỏ tương tự như Hồng ngọc Ruby, Pyrope Garnet có chất lượng được đánh giá hàng đầu trong họ đá Ngọc Hồng Lựu. Pyrope kết hợp cùng với Spessarite sẽ tạo nên những viên Malaia Garnet có màu đỏ cam, hồng cam và những viên đá Garnet đổi màu với sắc thái nghiên về màu hồng cam, xanh lam dưới một số loại ánh sáng nhất định.
Spessartite Garnet
Spessartite là một loại Ngọc Hồng Lựu khá quý hiếm, có phổ màu cam đa dạng. Đá Spessartit có nhiều biến thể, gồm Mandarin Garnet rất được săn đón với màu cam nổi bật, Tangerine với sắc thái nghiêng về màu vàng và Umbalite Garnet (lai giữa cả 3 loại Spessartite, Pyrope và Almandine Garnet) với sắc thái nghiêng về đỏ tươi đậm và
Andradite Garnet
Một trong những loại Ngọc Hồng Lựu hiếm nhất, Andradite có độ tán sắc cao nhất trong tất cả các đá Garnet, thậm chí còn lấp lánh hơn cả kim cương. Trong lịch sử, nhiều loại Andradite được định giá rất cao. Mali Garnet, Demantoid Garnet, Melanite Garnet, Topazolite Garnet là những biến thể của đá Andradite Garnet.
Grossular Garnet
Không giống như những loại Ngọc Hồng Lựu khác, Grossular Garnet thô hiếm khi có tông màu đỏ hoặc sẫm. Tuy nhiên, Grossular Garnet lại có rất nhiều biến thể màu, thậm chí không màu, ngoại trừ màu xanh lam. Tông màu Grossular trải từ nhẹ đến trung bình và bao gồm cả những viên đá mang màu sắc rực rỡ sẽ trở thành điểm nhấn tuyệt vời cho một món trang sức ấn tượng.
Grossular Garnet có nhiều biến thể, bao gồm:
- Đá Mali Garnet có màu xanh lục, độ sáng bóng tốt, được tạo ra từ Andradite và Grossular Garnet.
- Đá Tsavorite Garnet có màu xanh lục trong suốt như ngọc lục bảo và thường có giá cao.
- Đá Hessonite Garnet (còn được gọi là “đá quế”) khá phổ biến và có giá thành phải chăng.
- Hydrogrossular Garnet được mệnh danh là Garnet không bao giờ trong suốt, có màu xanh lam nhưng đôi khi có màu hồng, trắng và xám. Và việc phân loại và quy định Hydrogrossular như một loài Ngọc Hồng Lựu còn đang gây tranh cãi trong giới chuyên gia đá quý.
- Meralani Garnet có màu xanh bạc hà độc đáo với sắc xanh lục rực rỡ.
- Leuco Garnet rất hiếm, thường không màu. Một vài viên đá có màu rất nhạt nhưng không hiếm bằng.
Uvarovite Garnet
Uvarovite mang màu xanh lục đậm và thuộc hàng hiếm có và giá trị nhất trong họ đá Garnet, có chất lượng sánh ngang với Ngọc lục bảo. Những viên đá quý màu xanh lục nhiều mặt và góc cạnh lại càng hiếm có và luôn được tìm thấy với kích cỡ khiêm tốn. Đây cũng là một trong những loại đá đắt đỏ luôn được săn tìm ở khắp nơi.
Những viên đá Garnet lai trộn (blend)
Danh sách dưới đây là những viên đá tương tự Ngọc Hồng Lựu hoặc có lai trộn giữa Ngọc Hồng Lựu và khoáng chất khác. Lưu ý các viên đá lai trộn này không phải là phiên bản phụ của các loại Garnet đã nêu bên trên.
Rhodolite
Rhodolite là sự pha trộn giữa Pyrope và Almandine với màu tía đặc trưng.
Malaya (Malaia)
Thuật ngữ này ban đầu được sử dụng để mô tả những viên Ngọc Hồng Lựu không phù hợp với các tiêu chuẩn của một viên Garnet. Giờ đây, các nhà ngọc học đã xác nhận Ngọc Hồng Lựu Malaya / Malaia là sự kết hợp giữa 2 loại Ngọc Hồng Lựu Pyrope và Spessartite.
Những viên Garnet có khả năng thay đổi màu sắc
Trong những thập kỷ gần đây, một số viên Ngọc Hồng Lựu được phát hiện có thể chuyển sang màu xanh lam trong ánh sáng nhân tạo. Vào cuối những năm 1990, những viên Ngọc Hồng Lựu màu xanh lam có màu đỏ nhấp nháy ánh tím dưới bóng đèn sợi đốt được phát hiện ở Madagascar.
Ngọc Hồng Lựu pyralspite màu tím chuyển sang màu đỏ dưới ánh sáng đèn sợi đốt và đèn LED.
Những viên Garnet đổi màu thường là sản phẩm từ sự lai trộn của những loại đá sau:
- Almandine-pyrope
- Almandine-spessartite
- Andradite-grossular (còn được gọi là grandite hoặc Mali garnet)
- Pyrope-spessartite
Những loại Garnet không được xem là đá quý
Một số viên Ngọc Hồng Lựu có cùng nguồn gốc khoáng chất như các loại trên nhưng không được xếp vào hàng đá quý, bao gồm: Goldmanite, Henritermierite, Majorrite, Schorlomite, Kimzeyite và Yamatoite.
Nhưng những viên Ngọc Hồng Lựu này vẫn có sức hấp dẫn rất lớn đối với những người sưu tập các mẫu vật khoáng sản quý hiếm.
Viên Garnet đắt nhất thế giới – Blue Garnet (Ngọc Hồng Lựu màu xanh lam)
Mặc dù hầu hết các loại Ngọc Hồng Lựu Garnet đều có màu đỏ sẫm, song chúng vẫn tồn tại trong toàn bộ quang phổ màu sắc, nhưng khó tìm thấy nhất chính là đá Garnet màu xanh lam.
Sức hấp dẫn tuyệt vời của Ngọc Hồng Lựu xanh là khả năng thay đổi màu sắc theo ánh sáng mà viên đá tiếp xúc. Điểm đặc biệt này có được là nhờ sự hiện diện của vanadi trong tinh thể Garnet. Chất này sẽ biến một viên Blue Garnet thành xanh thuần lam vào ban ngày và thành màu tím sáng dưới ánh sáng nhân tạo.
Viên đá quý màu xanh lam này chỉ được phát hiện cho đến cuối những năm 1990 ở Madagascar. Viên đá Garnet xanh có giá khoảng 1,5 triệu USD / carat, và một viên đá 4,2 carat đã được bán với giá 6,8 triệu USD vào năm 2003.
Viên đá có khả năng thay đổi màu sắc dưới hai loại ánh sáng.
3 cách phân biệt Ngọc Hồng Lựu Garnet và hồng ngọc Ruby
Ngọc Hồng Lựu Garnet và Hồng Ngọc Ruby đôi khi trông rất giống nhau, và cả ở cái tên cũng giống nhau nên thường xuyên gây nhầm lẫn cho những ai chưa quen xem đá. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ dàng phân biệt được 2 loại đá này chỉ với 3 bước sau đây.
Độ tinh khiết (Clarity ) và khả năng phản xạ phân tán ánh sáng (Light)
Khi bạn nâng viên đá lên trước ánh sáng, có hai đặc tính của viên ngọc mà bạn có thể xác định: độ tinh khiết và ánh sáng được phản xạ cũng như phân tán qua viên đá. Trong khi Ngọc Hồng Lựu Garnet hoàn toàn trong suốt thì Hồng Ngọc Ruby lại thường có các tạp chất mờ rất nhỏ và khó nhận biết.
Nếu bạn vẫn chưa thể đưa ra kết luận chính xác, bước tiếp theo sẽ là kiểm tra ánh sáng phản chiếu từ viên đá. Hồng ngọc Ruby hấp thụ ánh sáng màu vàng và xanh lục, trong khi đó phổ màu hấp thụ của Garnet bằng không. Vì vậy khi ánh sáng đi qua một viên Ngọc Hồng Lựu, bạn sẽ thấy một dải màu cầu vồng đủ bảy màu chiếu qua.
Màu sắc (color) và hình dáng (shape)
Cả hai viên đá đều có màu đỏ ấn tượng, nhưng thực tế có những điểm khác biệt nhỏ khi nói đến màu sắc, tông màu, họ màu và cường độ màu của chúng. Hồng ngọc Ruby có màu đỏ đậm thẫm rõ ràng, trong khi đá Garnet trông có vẻ nhạt hơn và tái hơn.
Ngoài ra, một viên đá Ruby thậm chí có thể trông hơi tím, hoặc đôi khi hơi có ánh xanh dương nhẹ. Nhưng nếu màu sắc của đá nghiêng về các sắc thái như cam hoặc vàng, có thể viên đá bạn quan sát chính là Ngọc Hồng Lựu Garnet.
Độ bền (Durability)
Hầu hết mọi người có thể không xác định được độ bền và độ nhám của đá chỉ bằng mắt thường, nhưng điểm khác biệt giữa hai yếu tố này là rất quan trọng trong việc phân biệt Ruby và đá Garnet. Trong khi đá Ruby, cũng như đá Sapphire, xếp hạng 9/10 trên thang đo độ cứng Mohs, độ cứng chỉ sau kim cương, thì Ngọc Hồng Lựu Garnet chỉ đạt xấp xỉ từ 6.5 – 7.5 điểm.
Nếu viên đá Ruby va chạm mạnh vào viên đá Garnet sẽ khiến viên Garnet trầy xước hoặc mẻ vỡ. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên hạn chế tối đa cách thử nghiệm này vì sẽ làm hỏng viên đá.
Độ bền đá Garnet thấp hơn đá Ruby
3 cách bảo quản trang sức có gắn đá Garnet
Độ cứng của Garnet có độ bền từ trung bình đến tốt (nằm trong khoảng từ 6.5 – 7.5 trên thang Mohs), nhưng không phải tất cả các loại Garnet đều có độ cứng giống nhau. Ví dụ như Almandine, Pyrope, Spessartine và Tsavorite sẽ cứng hơn trong khi Demantoid mềm hơn một chút.
Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại đá quý nào khác, đá Garnet cần được bảo trì thường xuyên để giữ được độ sáng và độ lấp lánh. Để giữ được trang sức của mình có tuổi thọ lớn nhất, hãy áp dụng các cách bảo quản và làm sạch sau đây:
Làm sạch đồ trang sức đá Garnet tại nhà
4 bước làm sạch đồ trang sức Garnet đúng cách:
- Chuẩn bị dung dịch nước ấm và xà phòng nhẹ. Tránh sử dụng các hóa chất mạnh hoặc chất tẩy rửa có tính ăn mòn vì có thể gây hư hỏng hoặc khiến viên đá đổi màu.
- Nhẹ nhàng nhúng bàn chải mềm vào nước xà phòng và chà cẩn thận tất cả các khu vực của viên đá quý Garnet, kể cả bên dưới các ngạnh hoặc các vị trí nơi bụi bẩn có thể tích tụ.
- Rửa kỹ ngọc hồng lựu dưới vòi nước đang chảy để loại bỏ cặn còn sót lại trong dung dịch tẩy rửa.
- Lau khô đá quý Garnet bằng vải mềm, không có xơ trước khi tiến hành bảo quản đúng cách.
5 Tác dụng của việc vệ sinh đồ trang sức Garnet thường xuyên:
- Làm sạch sẽ loại bỏ bụi bẩn, dầu và những mảnh vụn tích tụ làm giảm vẻ thẩm mỹ của viên đá.
- Khôi phục độ sáng bóng của viên đá bằng cách loại bỏ mọi bụi bẩn hoặc vết ố trên bề mặt.
- Ngăn ngừa hư hỏng do các chất ăn mòn hoặc hóa chất tẩy rửa tiếp xúc với đồ trang sức bằng ngọc hồng lựu.
- Nâng cao tuổi thọ khi bề mặt viên đá được duy trì sạch sẽ.
- Duy trì giá trị của viên ngọc hồng lựu theo thời gian.
Bảo trì trang sức đá Garnet tại tiệm kim hoàn uy tín
Bên cạnh việc thường xuyên vệ sinh trang sức Garnet tại nhà, bạn cũng nên mang tất cả đồ trang sức Garnet đến tiệm kim hoàn chuyên nghiệp ít nhất hai lần một năm để làm sạch và kiểm tra kỹ lưỡng.
Các thợ kim hoàn chuyên nghiệp có chuyên môn và các công cụ chuyên dụng để làm sạch, đánh bóng và kiểm tra đá quý Garnet một cách kỹ lưỡng. Họ có thể phát hiện bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào như đá lỏng lẻo, ngạnh bị mòn hoặc những tình trạng có thể khiến viên đá hư hỏng nếu không được giải quyết kịp thời.
Bảo quản đá Garnet đúng cách
5 điều quan trọng cần lưu ý để bảo quản đá quý Garnet đúng cách:
-
- Chọn vị trí an toàn: Bảo quản trang sức Garnet ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc với độ ẩm, nhiệt độ cao và ánh nắng mặt trời. Cân nhắc sử dụng hộp trang sức có ngăn riêng hoặc túi mềm để giảm thiểu khả năng trầy xước và bị mài mòn.
- Tránh xa hóa chất: Không để trang sức ngọc hồng lựu tiếp xúc với các hóa chất như nước hoa, keo xịt tóc và chất tẩy rửa vì có thể gây đổi màu hoặc làm hỏng viên đá.
- Tránh va chạm mạnh: Tránh để đồ trang sức Garnet tiếp xúc với bề mặt gồ ghề và luôn tháo đồ trang sức ngọc hồng lưu trước khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nào, để không làm trầy xước hoặc sứt mẻ viên đá.
- Tránh thay đổi nhiệt độ quá cao: Biến động nhiệt độ quá cao có thể dẫn đến nứt hoặc gãy đá quý. Tốt nhất, tránh để ngọc hồng lựu tiếp xúc với những thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Thường xuyên kiểm tra hư hỏng: Kiểm tra ngọc hồng lựu định kỳ để xem có bất kỳ dấu hiệu nào của việc lắp đặt lỏng lẻo hoặc hao mòn hay không. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ vấn đề nào, hãy tìm kiếm sự bảo trì chuyên nghiệp ngay lập tức.
Trang sức đá Garnet
Đá Garnet được biết đến với màu sắc phong phú và độ trong đặc biệt, khiến viên đá trở thành lựa chọn phổ biến với những người đam mê trang sức. Những viên đá có chất lượng tốt thường được cắt đa cạnh hoặc Cacbochon để chế tác thành dây chuyền, nhẫn, bông tai,… cùng với một số loại đá quý khác như Emerald, kim cương, đá Tourmaline, đá Chrysocolla,…
Để tạo sự nổi bật cho người đeo, một số nhà kim hoàn còn kết hợp Garnet với các kim loại quý trong việc chế tác đồ trang sức. Chẳng hạn, những viên đá màu đỏ, màu cam thường được kết hợp với vàng vàng, vàng 18K, vàng 10K và đá màu xanh, màu vàng thường phù hợp với bạch kim, vàng trắng, palladium, bạc hoặc vàng hồng.
Ngoài ra, các tinh thể ngọc hồng lựu cũng được các nhà sưu tầm đá quý ưa chuộng sử dụng dưới dạng mẫu vật trưng bày.
Một số câu hỏi thường gặp về đá Garnet
Đá Garnet là gì?
Garnet hay ngọc hồng lựu (hoặc ngọc thạch lựu) là một tập hợp các khoáng chất có liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành các nhóm đá đa dạng tồn tại ở gần như tất cả phổ màu. Garnet nổi tiếng là một loại đá quý tự nhiên không có tạp chất và các viên đá có độ rực màu mạnh thường có giá thành rất cao.
Ý nghĩa tâm linh của ngọc hồng lựu Garnet là gì?
Ngọc hồng lựu là một viên đá của sự thịnh vượng và dồi dào năng lượng. Liên kết với Luân xa gốc, luân xa Đám rối Mặt trời và Luân xa Trái tim, ngọc hồng lựu Garnet là một loại đá tâm linh sâu sắc, có khả năng đánh thức năng lượng sáng tạo và sức mạnh ý chí của một người.
Đá Garnet tượng trưng chođiều gì?
Bằng sự liên kết tới trái tim, máu, ngọn lửa bên trong và sinh lực con người, ngọc hồng lựu Garnet từ lâu đã được coi là biểu tượng của tình yêu cuồng nhiệt. Biểu tượng của Garnet cũng mở rộng đến tình bạn. ... Viên đá còn đại diện cho sự trở về an toàn của bạn bè hoặc những người thân yêu trong một chuyến đi xa.
Mệnh nào hợp với đá ngọc hồng lựu Garnet?
Theo phương Đông, Mệnh Thổ hoặc Hỏa có thể hấp thụ tối đa các lợi ích tuyệt vời mà Garnet mang lại, đó là sức hấp dẫn của quyền lực, sự sinh sôi và ý chí mạnh mẽ… Người Phương Tây lại cho rằng đó là viên đá dành riêng cho những người có ngày sinh vào tháng 1 và là món quà kỷ niệm cho 2 năm ngày cưới.
Có nên đeo trang sức Garnet hàng ngày không?
Được xếp từ 6.5 - 7.5 trên thang điểm Mohs, Garnet có thể được đeo hàng ngày dưới dạng hoa tai, nhẫn và vòng cổ, ngoại trừ garnet demantoid, chỉ phù hợp hơn với vòng cổ và ghim do loại đá này mềm hơn.
Ngọc hồng lựu Garnet và Hồng ngọc Ruby có giống nhau không?
Ngọc hồng lựu Garnet đỏ có thể có màu cam hoặc hồng trong khi hồng ngọc Ruby có màu đỏ sặc sỡ hoặc đôi khi có màu phụ tím hoặc xanh lam. Để phân biệt, hãy đặt viên đá quý dưới ánh sáng cho đến khi bạn có thể phát hiện ra quang phổ phản chiếu trong viên đá. Nếu bạn nhìn thấy dải cầu vồng không có dải màu vàng hoặc xanh lục, có thể đó chính là một viên hồng ngọc Ruby.
https://kimcuongdaquy.info/kien-thuc/da-garnet-ngoc-hong-luu-nhieu-mau-sac/
Đá Garnet còn được gọi là Ngọc Hồng Lựu hay Ngọc Thạch Lựu, là một loại đá bán quý nổi tiếng trên thế giới với màu sắc phong phú: xanh lục, cam, cam hơi hồng, đỏ tía rực rỡ và thậm chí cả màu xanh lam. Ngọc Hồng Lựu màu đỏ lựu là loại phổ biến nhất.
URL: https://kimcuongdaquy.info/kien-thuc/da-garnet-ngoc-hong-luu-nhieu-mau-sac/
Tác giả: Kim Cương Đá Quý
Xếp hạng của biên tập viên: 10Từ khóa » đá Lựu đỏ Phát Sáng Trong Nước
-
Đá Lựu Đỏ Phát Sáng Trong Nước | Shopee Việt Nam
-
Viên đá Lựu đỏ Phát Sáng Trong Nước | Shopee Việt Nam
-
Top 14 đá Phát Sáng Trong Nước
-
Đá Garnet (Ngọc Hồng Lựu): Lịch Sử, Công Dụng Và ý Nghĩa Chi Tiết
-
Đá Thạch Lựu Granet đỏ Là Gì? - CafeLand.Vn
-
Đá Garnet Thạch Lựu Lấp Lánh, Thời Trang. Vua Pharaoh Ai Cập Tin Dùng!
-
GARNET KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CÁCH NHẬN BIẾT THẬT GIẢ
-
Đá Garnet - Ngọc Hồng Lựu Là Gì? Có Tác Dụng Ra Sao?
-
IJC Trang Sức Đá Quý - Tỏa Sáng Từng Khoảnh Khắc
-
Đá Quý Tháng 1 - Ngọc Hồng Lựu Garnet | N.T.H Designer
-
Ngọc Hồng Lựu - Đá Thạch Lựu - Garnet - Muôn Mầu Của đá
-
Chuyện Lạ Chiếc Nhẫn Phát Sáng Khi Gặp Nước| Chợ đồ Cổ Cần Thơ
-
Đá Garnet – Ngọc Hồng Lựu, Món Quà Của Tình Yêu Và Sự Vĩnh Hằng