Đà Giáo Là Gì? Phân Biệt đà Giáo Và Giàn Giáo?

Khi nhắc đến đà giáo, người ta thường hay nhầm lẫn nó với giàn giáo, vậy hai khái niệm này có gì khác nhau? Và đà giáo có tác dụng gì, nó thường được ứng dụng trong những công trình như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây những thông tin quan trọng về đà giáo nhé!

Đà giáo là gì?

Đà giáo có thể hiểu đơn giản là chỉ những cấu kiện nằm ngang, vượt qua 1 khoảng trống nào đó. Nó có kết cấu bằng thép và gỗ có cấu kiện kiểu dầm hay kiểu giàn nằm ngang và chịu lực uốn cong là chính. Nó thường được lắp đặt chung với hệ thống trụ tạm, có tác dụng giúp nâng đỡ các kết cấu của công trình đang thi công với mục đích rút ngắn khoảng cách các nhịp cầu để quá trình thi công ứng suất không vượt quá giới hạn. 

Đồng thời đà giáo có thể chịu được lực uốn cong ở cường độ cao. Do đó, nó cũng có công dụng tạo ra một mặt bằng để làm bệ đỡ để người thi công đi lại và để các vật liệu hỗ trợ công tác lên đó. 

Đà giáo thường được sử dụng trong những công trình nào?

Đà giáo được sử dụng trong các hệ thống công trình xây dựng, đặc biệt là trong quá trình xây dựng các loại cầu đường bộ, cầu đường thủy… Trong quá trình thi công thì đà giáo là một hệ thống cấu kiện quan trọng và không thể thiếu của các công trình xây dựng cầu đường.

Đà giáo khác hay giống giàn giáo?

Như đã nói ở trên, đà giáo chủ yếu là các cấu kiện nằm ngang, có tác dụng tạo mặt bằng trong quá trình thi công.

Trong khi đó, giàn giáo là một hệ thống có kết cấu bền vững gồm các cột chân thẳng đứng, các thanh chéo và mâm thao tác được gắn kết với nhau bằng vít. Nó là một hệ thống khung chống đỡ, có vai trò như là một cấu trúc tạm thời được xây dựng xung quanh các tòa nhà trong lúc xây dựng, sửa chữa và cải tạo.

Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu sử dụng và đặc thù của mỗi công trình khác nhau mà sẽ có những loại giàn giáo tương ứng để phục vụ cho các mục đích đó.

Có những loại đà giáo nào?

Hiện nay có thể chia đà giáo thành hai loại là đà giáo cố định và đà giáo di động. 

  • Đà giáo cố định được xem là hệ thống đà giáo truyền thống. Nó được lắp cố định với kết cấu của công trình, do đó, nó có một số khuyết điểm như khi tháo lắp sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí của công trình xây dựng.

  • Hệ thống đà giáo di động có thể coi là bước phát triển từ đà giáo truyền thống. Nó có một số đặc điểm nổi bật như: trọng lượng nhẹ, dễ dàng tháo lắp trong quá trình thi công với sự trợ giúp đặc biệt của hệ thống thuỷ lực và hệ thống nâng hạ. Do đó, khi so sánh với hệ thống truyền thống, hệ thống di động sẽ có ưu thế lớn hơn vì giúp tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian tháo lắp đà giáo của công trình.

Địa chỉ cung cấp vật liệu xây dựng uy tín

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công và xây dựng, Nexsuns là địa chỉ đáng tin cậy các quý khách có thể đặt niềm tin vào các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi. Là nhà thầu cung cấp sản phẩm xây dựng cầu đường đáng tin cậy với đối tác trong và ngoài nước. Chúng tôi cam kết sẽ cung cấp những sản phẩm tốt nhất, đáp ứng tối đa yêu cầu và tiêu chí xây dựng của chủ đầu tư.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có thể phân biệt được sự khác biệt giữa đà giáo và giàn giáo. Đồng thời hiểu rõ hơn về hệ thống đà giáo cũng như ứng dụng của nó trong quá trình xây dựng các công trình cầu đường.

Bạn có thể quan tâm tới bài viết: 

  • Những ưu thế nổi trội của cốp pha sắt thép ứng dụng trong công trình xây dựng
  • Có nên treo chuông gió trong nhà mới?
Rate this post

Từ khóa » đà Giáo Là Gì