Da Hay Bị Bầm Tím Có Phải Bị Ung Thư Máu?

Các bác sỹ khuyến cáo khi phát hiện da hay bị bầm tím không rõ nguyên nhân mọi người cần hết sức lưu ý bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc ung thư máu.

Mới đây trường hợp cô bé FanStan Rich tại Anh 14 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư bạch cầu cũng nhờ việc quan sát những vết bầm trên cơ thể. Theo như Alech – mẹ của bé FanStan Rich chia sẻ có một vài lần cô quan sát tại bắp đùi, khỉu tay của con gái có xuất hiện vài mảng bầm tím bất thường. Ban đầu cô nghĩ những vết bầm đó có thể là do trong quá trình chơi đùa tại trường bé đa bị ngã. Để khẳng định chắc chắn hơn cô đã đến trường để hỏi các giáo viên phụ trách. Tuy nhiên khi được hỏi các giáo viên cũng đều khẳng định rằng cô bé không hề bị ngã, va đập hay chơi các trò chơi khiến cơ thể bị bầm tím như vậy.

da-hay-bi-bam-tim-co-phai-bi-ung-thu-mau

Những vết bầm đó kéo dài khoảng vài ngày trên cơ thể của bé FanStan Rich rồi sau đó biến mất. Nghĩ rằng mọi chuyện đã ổn tuy nhiên không lâu sau đso Alech lại phát hiện những vết bầm tím khác xuất hiện trên đùi của con gái mình. Cô nghĩ rằng có điều gì đó bất thường tại đây và cô đã cùng con gái mình đến trung tâm y tế Quận để kiểm tra. Thật bất ngờ, sau khi được các bác sỹ làm các xét nghiệm cô bé đã được chẩn đoán ung thư máu.

Những vết bầm tím chớ nên coi thường

Theo các bác sỹ của BV Ung Bướu Hưng Việt cho biết khi cơ thể gặp những chấn thương do va đập khiến các tia máu bị vỡ ra ngoài, tích tụ dưới da gây xuất huyết, bầm tím.

Nếu nguyên nhân gây ra bầm tím là do va đập thì chúng có thể tự hết sau vài ngày. Đối với những người cơ địa khó lành hoặc trong điều kiện thời tiết lạnh thì thời gian biến mất của những vết bầm này sẽ lâu hơn. Đối với những vết bầm nhẹ chúng ta có thể làm giảm triệu chứng đó bằng cách chườm đá hoặc bôi các loại thuốc chuyên dụng. Một số nguyên nhân như giảm số lượng tiểu cầu, chức năng đông máu bị rối loạn, thành mạch bị tổn thương…cũng có thể gây ra hiện tượng thâm tím trên.

Tuy nhiên theo các bác sỹ đôi khi hiện tượng thâm tím này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư máu. Khi phát hiện những vết bầm mọi người cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân hình thành chúng cũng như nên đến các cơ sở y tế để được tầm soát ung thư máu và kết luận chính xác nhất. Những đối tượng có nguy cơ bị bầm tím cao nhất là phụ nữ, trẻ em và người nhà. Những vùng da bầm tím thường gặp đó là bắp đùi, bắp tay (bởi những vùng da này có cấu tạo mỏng hơn và dễ bị tổn thương). Các bậc cha mẹ khi phát hiện con cái thường xuyên xuất hiện những vết bầm cần lưu ý bởi trẻ rất dễ bị mắc các bệnh ung thư như ung thư não, ung thư máu…tuy nhiên trẻ lại chưa hiểu biết cũng như khó diễn tả cho người lớn hiểu được. Trong trường hợp đó các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay.

Từ khóa » Bầm Tím Ung Thư