Đã Khai Báo Y Tế Online, Vì Sao Vẫn Phải Khai Thủ Công Khi Vào Viện?
Có thể bạn quan tâm
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Nhận được tin nhắn đến bệnh viện đến lịch tiêm vaccine, một số người dân sống tại Hà Nội làm theo hướng dẫn, thực hiện khai báo y tế online từ nhà, chụp mã QR code .Tuy nhiên, khi đến bệnh viện, họ vẫn được yêu cầu tiếp tục khai báo y tế bản giấy:
"Hôm đấy bọn em làm 2 mã là mã của Sổ sức khỏe điện tử và trên zalo nhưng khi mà đến đấy có thể do số lượng người ta quá tải, phòng quét mã khá đông. Hôm đấy, bên ngoài mất mạng nên bọn em không quét được mã, phải khai báo y tế bằng giấy".
"Mọi người đi tiêm đến đấy mới khai báo y tế thì đến đấy mất thời gian, không khai được trên zalo. Quét mã QR khó khăn vì mạng chậm hay sao. Hôm đấy có mấy người không làm ở nhà, chờ đợi rất lâu. Mình vừa khai báo giấy, vừa quét mã QR thì phức tạp hơn, lâu hơn".
Chị Hoa Quỳnh ở Hoàn Kiếm, Hà Nội cho rằng, hiện nay đa phần người dân đều sử dụng điện thoại thông minh nên khai báo y tế thông qua quét QR rất tiện dụng, nên khá băn khoăn khi thấy vẫn phải khai báo y tế nhiều lần:
"Khi mà đến sảnh bệnh viện có nhân viên phát cho một tờ giấy yêu cầu kê khai đồng thời quét mã QR ở sảnh. Tôi thấy bước kê khai bằng giấy hơi thừa, thứ nhất là lãng phí nguồn lực và thứ hai không biết có ai nhập dữ liệu đó lên không?"
Lãnh đạo Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, đối với những người bệnh đã khai báo y tế trên các app khai báo y tế khi đến bệnh viện chỉ cần trình mã QR.
Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh sử dụng các app này khá thấp, đa phần người bệnh ở ngoại tỉnh hoặc những người cao tuổi thường thực hiện khai báo y tế bản giấy và bệnh viện buộc phải cắt cử nhân lực để nhập dữ liệu này hàng ngày.
PGS.TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ y tế cho biết, các ứng dụng khai báo y tế online gồm tokhaiyte.vn, Bluezone và NCOVI thời gian qua đã giúp ích không nhỏ cho việc tìm người nhiễm, nghi nhiễm và truy vết. Tuy nhiên, do đang trong quá trình hoàn thiện nên các ứng dụng này vẫn còn bất cập:
"Tồn tại thứ nhất là các phần mềm NCOVI, Bluzone, tờ khai y tế chưa liên kết thực sự với nhau về dữ liệu. Thứ hai, khi quét QR còn lỗi rất nhiều. Hiện 3 QR này không liên quan với nhau. Thứ ba, hầu hết các Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) chưa khai thác có hiệu quả dữ liệu khai báo y tế của người dân".
Theo thiết kế, những thông tin khai báo y tế có điểm gì bất thường sẽ hiện màu đỏ và những dữ liệu khai báo y tế đã được phân quyền cho các địa phương. Bởi vậy, ông Tường đề nghị, Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương chỉ đạo các Sở y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật khai thác có hiệu quả những dữ liệu khai báo y tế của người dân vào công cuộc phòng chống dịch bệnh.
Bộ Thông tin và truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp hoàn thiện các phần mềm và kết nối liên thông giữa 3 nền tảng với nhau và khắc phục những lỗi QR code hiện nay.
Để giải quyết những bất cập hiện nay, ông Nguyễn Kim Cương, Phó Tổng Giám đốc của CMC TS cho rằng, phương án thứ nhất là lựa chọn một ứng dụng khai báo y tế duy nhất và loại bỏ 2 app còn lại. Hoặc là cần kết nối dữ liệu của cả 3 app khai báo y tế hiện hành:
"Phương án 2 là kết nối để đưa thông tin vào một cổng thông tin tập trung để cho mọi ứng dụng phần mềm và mọi khai báo, kể cả bằng giấy đều đưa về một cổng thông tin duy nhất của chính phủ. Lời giải cho việc này cần phải có một chỉ đạo nhất quán từ Chính phủ, giao cho một đơn vị nào thực hiện xây dựng hệ thống khai báo y tế".
Ông Võ Khánh Thiên, Giám đốc Công ty Đào tạo quản trị và an ninh mạng Athena cho rằng, để thực hiện được điều này, đơn vị được giao sẽ chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và quản lý toàn bộ thông tin sau đó mới đặt hàng cho các nhà phát triển. Yếu tố bảo mật thông tin hệ dữ liệu này cũng rất quan trọng:
"Khi mà kết nối dữ liệu để người dân an tâm, có niềm tin khai báo các thông tin y tế, an tâm sử dụng, vấn đề bảo mật đưa lên hàng đầu. Bởi vì đó là những thông tin cá nhân và được pháp luật bảo vệ".
Nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất giữa các nền tảng khai báo y tế khác nhau để phục vụ chống dịch và chăm sóc sức khỏe nhân dân là xu hướng tất yếu trong công cuộc chuyển đổi số.
Một số ý kiến cho rằng, các chuyên gia, các nhà phát triển công nghệ sẵn sàng vào cuộc và cùng với các bộ ngành xây dựng cơ sở dữ liệu y tế đồng bộ, hiệu quả cho Việt Nam, nhưng trước hết cần có sự chỉ đạo rõ ràng và nhất quán từ Chính phủ.
Những ứng dụng khai báo y tế online mang lại nhiều tiện ích, giúp người dân có thể khai báo mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, nó sẽ chỉ thực sự phát huy hiệu quả nếu những dữ liệu giữa các app được liên kết với nhau và không còn tình trạng người dân khai báo nhiều lần.
Đây cũng là góc nhìn của Kênh VOVGT: Đừng lạm dụng sự nhiệt tình của nhân dân
Sau 2 năm bùng phát của đại dịch Covid, đã có rất nhiều ứng dụng khai báo y tế để kiểm soát bệnh dịch xuất hiện và được truyền thông để người dân sử dụng.
Tuy nhiên, trên thực tế thì cho dù đã khai báo online trên các ứng dụng, người dân vẫn tiếp tục phải khai báo thủ công khi tiếp cận các dịch vụ y tế như khi đi làm xét nghiệm, tiêm chủng, hoặc thậm chí là để phục vụ việc đi lại. Nguyên nhân là các ứng dụng khai báo y tế đều chưa được hoàn thiện, và không có khả năng liên thông để sử dụng như một nguồn dữ liệu y tế công cộng.
Đã có rất nhiều ý kiến được đưa ra từ khá sớm về việc nhà nước cần triển khai sổ theo dõi y tế điện tử cho toàn dân. Theo đó, tất cả thông tin y tế của mỗi người dân đều được tích hợp trong một tài khoản cá nhân và được đồng bộ hóa để sử dụng trong mọi dịch vụ y tế.
Việc đó sẽ giúp việc truy vết dịch tễ được tiến hành một cách dễ dàng hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian, và cả chi phí cho người dân khi tiếp cận các dịch vụ y tế.
Tuy nhiên, thay vì thực hiện việc này, chúng ta lại có rất nhiều các ứng dụng khác nhau, trong đó nổi bật nhất là ứng dụng khaibaoyte của Bộ Y tế, và Bluezone của Chính phủ, do BKAV phát triển. Quan trọng nhất là 2 ứng dụng này không liên kết với nhau, và không thay thế được cho tờ khai thủ công tại hầu hết các cơ sở y tế.
Việc triển khai các nền tảng số phục vụ kiểm soát y tế cộng đồng một cách thiếu hiệu quả không chỉ tạo ra sự lãng phí tiền bạc, mà quan trọng hơn là đánh cắp lòng tin và sự ủng hộ của nhân dân vào chủ trương chuyển đổi số.
Rất nhiều tài nguyên đã được sử dụng để truyền thông vận động người dân sử dụng ứng dụng khai báo y tế, hàng triệu người dân đã tải và cài đặt ứng dụng trên điện thoại của mình, đã cặm cụi khai báo một cách đầy trách nhiệm.
Nhưng khi cần, họ vẫn phải truyền tay nhau giấy bút trong bối cảnh dịch bệnh lây lan để khai báo y tế. Sau khi trải nghiệm cảm giác thất vọng của mình, bao nhiêu người sẽ sẵn sàng để tải thêm một ứng dụng tương tự?
Chúng ta đã chậm chân trong việc thiết lập sổ y bạ điện tử, chậm chân trong việc thiết lập hệ thống dữ liệu y tế toàn dân để phục vụ các hoạt động y tế cộng đồng khi mà đại dịch covid đã tạo nên một cơ hội không thể tốt hơn cho việc này.
Chúng ta đã lãng phí tiền bạc, lãng phí tài nguyên, và lãng phí cả sự nhiệt tình của nhân dân cho các ứng dụng không hiệu quả.
Nhưng, muộn còn hơn không.
Đã đến lúc Bộ Y tế cần hợp tác với Bộ Thông tin truyền thông cần bắt tay nhau để làm việc này, xây dựng một ứng dụng duy nhất để người dân có thể sử dụng cho tất cả các dịch vụ y tế, không riêng gì chống dịch.
Chuyển đổi số trong việc quản lý dữ liệu cộng đồng, không có thời điểm nào tốt hơn là chính thời điểm này, khi mà sự đoàn kết để chống dịch của người dân đang lên cao!
---
Nghe thêm Sự việc & Góc nhìn trên Appler Podcast:
Từ khóa » Hệ Thống Khai Báo Y Tế Trên Zalo
-
Hướng Dẫn Khai Báo Y Tế Qua ứng Dụng Zalo Hỗ Trợ Phòng Covid 19 ...
-
Quét QR Qua Zalo để Khai Báo Y Tế Nhanh
-
Hướng Dẫn Cách Tạo Mã QR Khai Báo Y Tế Trên Zalo để đi đường ...
-
Hướng Dẫn - Tờ Khai Y Tế
-
Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Khai Báo Y Tế
-
Cách Khai Báo Y Tế Trên Zalo Bằng QR Code
-
Hướng Dẫn Cài đặt, Sử Dụng ứng Dụng Bluezone Và Khai Báo Y Tế ...
-
Cách Khai Báo Y Tế Online Tại Nhà Bằng Zalo Nhanh Chóng
-
Hướng Dẫn Tạo Mã QR Khai Báo Di Chuyển Nội địa Trên Nền Tảng ...
-
Cách Dùng Zalo Quét Mã QR để Khai Báo Y Tế Nhanh - YouTube
-
Hướng Dẫn Khai Báo Y Tế điện Tử Trên địa Bàn Tỉnh Quảng Nam Phục ...
-
Hướng Dẫn Khai Báo Y Tế Bằng Quét Mã QR CODE...
-
Nhận Mã QR Tờ Khai Y Tế Qua Zalo, Giảm Thao Tác Chụp Màn Hình
-
Cách Tạo Mã Di Chuyển Nội địa Trên ứng Dụng Zalo - TUVANBHXH