Đà La Ni - Pháp Thí Hội
Có thể bạn quan tâm
● Là tiếng dịch âm của tiếng Phạn “dharani”, dịch nghĩa ra Hán ngữ là “tổng trì”, là tuệ lực ghi nhớ và gìn giữ vô lượng Phật pháp, không để cho quên mất. Đà-la-ni có công năng gìn giữ tất cả pháp thiện, cho nên cũng được dịch nghĩa là “năng trì”; lại có công năng ngăn ngừa tất cả pháp ác, cho nên cũng được dịch nghĩa là “năng già”. Bồ-tát lấy hạnh lợi tha làm chủ, cho nên, để giáo hóa chúng sinh một cách hữu hiệu, Bồ-tát cần phải đạt được đà-la-ni. Khi đã có được đà-la-ni, Bồ-tát sẽ ghi nhớ vô lượng Phật pháp, ở trước đại chúng sẽ thuyết giảng một cách tự do Tự Tại, không có gì làm cho lo lắng, sợ sệt.
Luận Đại Trí Độ nói rằng: đà-la-ni là một thuật kí ức, nghĩa là ở trong một pháp mà giữ gìn tất cả pháp, ở trong một văn mà giữ gìn tất cả văn, ở trong một nghĩa mà giữ gìn tất cả nghĩa; do ghi nhớ một pháp, một văn, một nghĩa mà có thể liên tưởng đến tất cả pháp, giữ gìn vô lượng Phật pháp không để tản mất. Do vậy, về hình thức, đà-la-ni thường là ngắn, giống như thần chú, cho nên người sau đã lẫn lộn giữa đà-la-ni với thần chú, và gọi thần chú là đà-la-ni. Tuy nhiên, người ta thường y cứ vào câu dài ngắn để phân biệtcâu dài là “đà-la-ni”; câu ngắn là “chân ngôn” (tức thần chú); chỉ một hai chữ thì gọi là “chủng tử” (tức chữ Phạn mà các Hành Giả Mật tông dùng để quán tưởng).
Về chủng loại, theo luận Đại Trí Độ, đà-la-ni có bốn loại:
1) Văn trì đà-la-ni: người có được đà-la-ni, nghe sự việc gì đều ghi nhớ hết.
2) Phân Biệt Tri đà-la-ni: người có được đà-la-ni sẽ có khả năng phân biệt rõ ràng tất cả những việc chánh tà, tốt xấu v.v…
3) Nhập âm thanh đà-la-ni: người có được đà-la-ni, nghe tất cả âm thanh ngôn ngữ đều hoan hỉ, không bao giờ sinh tâm buồn giận.
4) Tự nhập môn đà-la-ni: người có được đà-la-ni, khi nghe các mẫu tự (Phạn Ngữ) như a, la, ba, già, na v.v…, liền thể nhập thật tướng các pháp.
Luận Du Già Sư Địa thì ghi bốn loại đà-la-ni như sau:
1) Pháp đà-la-ni: sức ghi nhớ câu kinh, không quên mất.
2) Nghĩa đà-la-ni: sức lí giải nghĩa kinh, không quên mất.
3) Chú đà-la-ni: nương nơi định lực mà phát khởi chú thuật, có thể tiêu trừ khổ ách cho chúng sinh.
4) Nhẫn đà-la-ni: thông đạt thật tướng các pháp, xa lìa ngôn thuyết, an trú nơi pháp tánh.
Trong luận Phật địa quyển thứ năm nói; Đà-la-ni là sức tăng thượng của niệm huệ tức là sức mạnh của ký ức và trí huệ hay giữ gìn không lường Phật pháp, khiến không quên mật.
Từ khóa » đà La Ni Nghĩa Là Gì
-
Tự điển - đà La Ni - .vn
-
Tự điển - đà La Ni - .vn
-
Đà-la-ni Và Xu Hướng Xóa Tội | Giác Ngộ Online
-
ĐÀ LA NI - Vườn Hoa Phật Giáo
-
Phẩm 26: Đà La Ni - Làng Mai
-
“Đà La Ni”, Dịch Thành ý Nghĩa Tiếng Trung Gọi Là Tổng Trì ... - Facebook
-
Tâm đà La Ni Là Gì - Hỏi Đáp
-
Ý Nghĩa "Áo Đà La Ni" (vấn đáp) - Thầy Thích Hòa - YouTube
-
Pháp Hội 2: Vô Biên Trang Nghiêm Đà La Ni - Kinh đại Bảo Tích - Tập 1
-
Chú Đại Bi Hay Đại Bi Tâm Đà La Ni - Ý Nghĩa 84 Câu Chú
-
Kinh Pháp Hoa Đề Cương - Phẩm Đà La Ni - HT Thích Nhật Quang
-
“Hộ Chú” (parittam), Chân Ngôn (mantra) Cũng Gọi Là Đà-la-ni ...
-
Ngôn Ngữ Đà La Ni Phần 1 | Nuocvietthaibinh9999
-
Văn đà La Ni Nghĩa Là Gì?