Đà Lạt: Tôn Tạo 3 Di Tích Quốc Gia - Báo Tuổi Trẻ

Read this on Tuoitrenews.vn

33V496lJ.jpgPhóng to

Nhà ga xe lửa được chủ sở hữu đầu tư làm sân sau hàng chục năm nhếch nhác - Ảnh: M.Đạo

Đây là hai di tích kiến trúc nghệ thuật và một di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đã xuống cấp cục bộ, bị xâm lấn từ nhiều năm nay.

Thiết kế bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo của di tích do Công ty cổ phần Tu bổ di tích và thiết bị văn hóa trung ương (Bộ VH-TT&DL) đảm nhận. Tổng kinh phí đầu tư hơn 45 tỉ đồng, trong đó công trình nhà lao 14,7 tỉ đồng, nhà ga dự toán khoảng 15 tỉ đồng và Trường CĐ Sư phạm Đà Lạt khoảng 15,5 tỉ đồng. Các hạng mục tu bổ, tôn tạo bao gồm: nhà ga, nhà kho, nhà sửa chữa đầu máy, nhà sửa chữa toa tàu, mái lợp, hành lang, sàn...

Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL) Nguyễn Thế Hùng yêu cầu phải giữ tối đa các vật liệu kiến trúc cũ, nếu phải dùng vật liệu bổ sung thay mới phải đảm bảo đồng bộ với vật liệu cũ, không đục bỏ kiến trúc cũ, chỉ được gia cố những vị trí khuyết lõm... “Vật liệu thay thế phải ghi rõ năm sản xuất” và “cử cán bộ chuyên môn thường xuyên theo dõi giám sát”.

Tuần qua, di tích nhà lao đã mở thầu nhưng chưa thành công vì đơn vị thi công không có chức năng tu bổ, tôn tạo di tích theo quy định. Bà Nguyễn Thị Nguyên cho biết cái khó nhất là di dời cơ quan và hộ dân hiện đang ở trong di tích.

Trường CĐ Sư phạm Đà Lạt xây dựng năm 1928, sử dụng từ năm 1933; nhà ga xây dựng năm 1932, hoàn thành năm 1938, đều do kiến trúc sư người Pháp thiết kế và nhiều vật liệu thi công mang từ châu Âu sang.

Từ năm 1968, hai công trình này được đánh giá có trình độ kỹ thuật xây dựng và trình độ mỹ thuật đẹp nhất Đông Dương. Hội Kiến trúc sư thế giới cũng giới thiệu Trường CĐ Sư phạm Đà Lạt là một trong 1.000 công trình kiến trúc tiêu biểu của thế giới trong thế kỷ 20. Trong khi đó, nhà ga Đà Lạt là nhà ga ở VN có kiến trúc đẹp nhất, ở độ cao nhất, duy nhất còn đầu máy chạy bằng hơi nước và cổ nhất.

Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt là nơi chính quyền Sài Gòn giam giữ trên 600 tù chính trị nhỏ tuổi (có người mới 12 tuổi), trong đó khoảng 200 nữ, giai đoạn năm 1971-1973. Xây dựng năm 1971, đội lốt “Trung tâm Giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt” nhưng thực chất đây là nhà lao hà khắc không khác các nhà tù Chí Hòa, Tân Hiệp, Côn Đảo...

Các chiến sĩ nhỏ tuổi đã đoàn kết đấu tranh kiên cường, dũng cảm và bền bỉ nên tháng 6-1973, chính quyền Sài Gòn phải giải tán “trung tâm”. Lần đầu và duy nhất ở VN một nhà tù chính trị đấu tranh thắng lợi buộc địch phải giải tán nhà lao.

Từ khóa » Di Tích Lịch Sử đà Lạt