Đá Luân Lưu Là Gì – Luật đá Luân Lưu Cần Biết - Sport Times
Có thể bạn quan tâm
Sau đây, bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những định nghĩa đá luân lưu, các loại chiến thuật đá luân lưu và luật quy định về cách đá này.
Không có một định nghĩa chính xác về đá luân lưu. Trong luật bóng đá của FIFA, nó chỉ được mô tả đơn giản là ‘một trong những cách để phân định thắng thua khi hai đội có kết quả hòa trong cả hiệp chính và hiệp phụ’. Cụ thể hơn, đá luân lưu cũng được mô tả là một loạt những cú sút của hai bên ở vị trí 11m nhằm tìm ra đội chiến thắng
Luật cơ bản của đá luân lưu: Khi bước vào loạt đá luân lưu, mỗi đội lần lượt thực hiện sút để ghi bàn từ chấm phạt đền và đối thủ chỉ được sử dụng thủ môn để cản phá. Mỗi đội có 5 lượt sút và phải sử dụng các cầu thủ khác nhau để thực hiện. Đội ghi nhiều bàn hơn sẽ giành chiến thắng.
Trận đấu sẽ kết thúc khi có khoảng cách mà đối thủ không thể san bằng chứ không cần phải thực hiện đủ 5 cú sút. Nếu sau 5 lượt mà các đội vẫn hòa, luật ‘cái chết đột ngột’ sẽ được áp dụng. Lúc này, chỉ cần trong một bên ghi bàn và một bên đá hỏng là trận đấu sẽ kết thúc.
Đá luân lưu khác với đá phạt 11m thông thường là các cầu thủ thực hiện không được lao vào đá bồi khi bị cản phá. Còn thủ môn có thể bắt bóng bao nhiêu lần tùy ý.
Cụ thể hơn về các luật đá luân lưu. Trong đó, trọng tài phải đồng xu để quyết định bên khung thành thực hiện loạt sút và quyết định đội thực hiện quả đá đầu tiên.Mỗi người sút chỉ được đá bóng một lần và không được đá bồi khi bóng bật ra.
Đáng chú ý: Lượt sút được tính là thành công nếu cú sút đưa bóng vào lưới mà không chạm bất cứ một người nào khác trừ thủ môn. Luật này được đưa ra là để xác định nếu một cú sút chạm khung gỗ bật vào người thủ môn vào lưới, bàn thắng vẫn sẽ được công nhận.
Ngoài ra, còn nhiều điều luật khác liên quan đến việc đăng ký cầu thủ, đăng ký thủ môn, thủ môn dự phòng và số lượng cầu thủ tối thiểu cũng như quy định về thẻ phạt. Ví dụ, nếu trong loạt luân lưu mà thủ môn bị thẻ đỏ, đội chủ quản sẽ không được thay người mà bắt buộc dùng 1 cầu thủ đã đăng ký để bắt gôn. Cũng chính vì thế mà bất cứ cầu thủ nào còn trên sân có thể đóng vai trò thủ môn, và người này không cần thiết phải là cầu thủ chơi ở vị trí thủ môn trước đó trong trận đấu.
Các cầu thủ phải hoàn thành đủ 1 lượt (mà vẫn hòa) để có thể đá lượt 2. Đến lúc này, các cầu thủ không cần phải đá theo danh sách cũ. Nếu một cầu thủ rời khỏi sân, lượt sút của cầu thủ này sẽ bị tính là không thành công.
Lịch sử loạt sút luân lưu
Loạt sút luân lưu chính thức được công nhận vào năm 1970. Cụ thể, nhà báo Yosef Dagan người Israel được công nhận là người sáng tạo ra loạt sút luân lưu hiện đại khi đề xuất nó lên Liên đoàn bóng đá Israel năm 1969. Với nỗ lực của tổ chức này và sự ủng hộ của một số nước thành viên có tiếng nói, Cơ quan ban hành luật bóng đá đã thông qua luật luân lưu vào buổi họp năm 1970.
Trước đó, loạt sút luân lưu được áp dụng ở một số giải địa phương hoặc quốc gia ở các nước Đông Âu và châu Mỹ từ những năm 1950. Tuy nhiên, ở các giải quốc tế thì phương thức này không được áp dụng. Khi có 2 đội hòa nhau, các đội sẽ bốc thăm đi tiếp hoặc đá lại. Phương pháp này vẫn được áp dụng tới tận Euro 1968, khi Italy bốc thăm ở bán kết (thắng Liên Xô) và phải đá lại trận chung kết (với Nam Tư) vì đã hòa ở cả 2 trận quan trọng này.
Thực tế, không có một chiến thuật cản phá luân lưu nào được nhắc đến một cách chính thức, nhưng vẫn có những cách mà các đội đã áp dụng hiệu quả.
Một trong những phương pháp phổ biến nhất là nghiên cứu đối thủ trước loạt đá phạt đền. Họ sẽ xem băng hình các trận đấu trước, xác định tính cách, thói quen của đối thủ để cản phá bóng. Điều này tỏ ra hiệu quả trong những trận đấu đỉnh cao.
Một cách khác là đổ người sau khi đối phương tung cú sút. Đó là cách mà thủ môn Bùi Tiến Dũng của đội U23 Việt Nam thường làm. Cách này tỏ ra hiệu quả khi đối phương không có được những cú sút có độ chuẩn xác cao. Nếu họ đề cao sự an toàn và muốn đánh lừa đối thủ thì sẽ bóng sẽ bị bắt gọn.
Một số thủ môn đọc cách di chuyển của đối thủ để phán đoán. Cách này thường được sử dụng khi họ không có bất cứ thông tin gì về đối thủ.
Trái với những cú sút 11m trong trận đấu, ở loạt luân lưu thì những tình huống tiểu xảo của các thủ môn sẽ ít có đất diễn hơn bởi trong tài được hỗ trợ bởi những quy định rất rõ ràng. Trong đó có việc thủ môn không được phàn nàn về cách đặt bóng hay cố tình lau giày, đánh lạc hướng đối thủ.
Từ khóa » Sút Luân Lưu Mấy Quả
-
Luật Luân Lưu Bóng Đá Được FIFA Quy Định Ra Sao? - Elipsport
-
Sút Luân Lưu Trong Bóng đá Là Gì? - PHUONGNAM24H.COM
-
Đá Luân Lưu Là Gì? Quy Định Luật Đá Luân Lưu 11m Mới Nhất
-
Đá Luân Lưu Là Gì? Luật đá Luân Lưu 11m Mới Nhất Của FIFA
-
Đá Luân Lưu Là Gì? Luật Luân Lưu được FIFA Quy định Ra Sao?
-
Đá Luân Lưu Là Gì? Luật đá Luân Lưu được FIFA Quy định Ra Sao?
-
Sút Luân Lưu Bóng đá Là Gì? - VnNews24h.Net
-
Một Cầu Thủ được Thực Hiện 'hơn 1 Lần' Trong Loạt Sút Penalty Không?
-
Đá Luân Lưu Là Gì? Có Những Chú ý Gì Khi Thực Hiện đá Luân Lưu
-
Sút Luân Lưu Là Gì
-
Đá Luân Lưu Là Gì Và Những điều Cần Lưu ý Trong Luật đá Luân Lưu
-
Đá Luân Lưu Là Gì? Những Quy định Khi Thực Hiện Cú Sút Này - SXMB
-
Đá Luân Lưu Là Gì? Cách Tính đá Luân Lưu