Da Mặt Bị Dị ứng Sần Sùi: Nguyên Nhân Chính Do đâu? - VIETSKIN
Có thể bạn quan tâm
Da mặt bị dị ứng sần sùi khiến cho bạn tự ti, mặc cảm, không muốn tiếp xúc với những người xung quanh? Bạn đã tìm nhiều cách chữa trị, cả bôi thuốc, xông hơi, đắp mặt,… nhưng tình trạng vẫn chẳng thuyên giảm? Vậy nguyên nhân da mặt sần sùi và ngứa là gì? Hãy cùng VietSkin tìm kiếm câu trả lời qua bài viết sau!
Da mặt bị dị ứng sần sùi xuất hiện khi làn da bị một yếu tố tiêu cực ảnh hưởng, khiến da bị tổn thương lan rộng. Dị ứng da mặt xuất hiện với tình trạng da bị nổi nhiều mẩn, mụn đỏ, ngứa, rát và không có dấu hiệu ngừng lại… Khiến lớp biểu bì của da bị tổn thương nghiêm trọng, gây sẹo thâm, sẹo lõm, da sần sùi và ảnh hưởng lớn đến ngoại hình, đặc biệt là ở các bạn nữ.
1. Nguyên nhân khiến da mặt bị dị ứng sần sùi
Cụ thể tình trạng da mặt bị dị ứng sần sùi có thể là do một trong những lý do sau đây:
1.1. Da khô
Do lớp da bị thiếu hụt lượng lipid, mất đi độ ẩm tự nhiên mà luôn trong tình trạng thiếu nước, dễ bong tróc và khô ráp. Sự tổng hợp filaggrin bị rối loạn (sự kết hợp các protein dạng sợi) khiến cho nhân tố giữ ẩm tự nhiên trong lớp sừng bị rối loạn, vì thế không thể kiểm soát được độ ẩm tự nhiên của da. Bên cạnh đó, tuyến bã nhờn hoạt động bất thường và sự thay đổi thành phần lipid của tế bào cũng khiến cho da ngày càng trở nên khô ráp và sần sùi hơn.
>>> Xem thêm: Cách chăm sóc da khô hiệu quả cho làn da khỏe đẹp
1.2. Ảnh hưởng của môi trường
Sự phát triển của xã hội hiện đại và công nghiệp đã khiến cho không khí ngày càng ô nhiễm cũng là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến da. Bụi bẩn khiến da không được làm sạch hoàn toàn, gây bí lỗ chân lông sinh ra mụn, da sần sùi. Nguy hiểm hơn nếu sử dụng nguồn nước ô nhiễm để rửa mặt, làn da sẽ phải đối mặt với khả năng bị tấn công bởi các loại vi khuẩn có hại, bị viêm nhiễm, da dị ứng nghiêm trọng.
1.3. Dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết cũng là một trong số những nguyên nhân làm cho da mặt của bạn bị dị ứng, ví dụ như dị ứng gió hoặc khi thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại cũng chính là nguyên nhân gây da mặt dị ứng sần sùi.
>>> Xem thêm: Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ: Nguyên nhân và cách phòng tránh
1.4. Dị ứng thực phẩm
Ở trường hợp dị ứng thực phẩm, người bệnh sẽ chỉ có những hiện tượng da tổn thương tạm thời, có thể chữa lành sớm sau khi cơn dị ứng qua đi. Những thực phẩm thường gây dị ứng nhiều nhất có thể kể đến như là hải sản các loại (tôm, cua, cá ngừ…), đậu phộng, thịt bò, rau muống,…
1.5. Dị ứng mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp
Phụ nữ thường sử dụng rất nhiều loại mỹ phẩm để làm đẹp như phấn, kem nền,… Cùng các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, kem dưỡng,…Tuy nhiên chọn sai sản phẩm và da bị kích ứng bởi một số thành phần của trong mỹ phẩm cũng dễ dàng khiến da mặt dị ứng sần sùi.
Bên cạnh đó tình trạng hàng nhái, hàng giả đang tràn lan trên thị trường hiện nay cũng khiến nguy cơ bị dị ứng da mặt do sử dụng hàng kém chất lượng hiện nay cũng nhiều hơn bao giờ hết.
1.6. Di truyền
Theo thống kê có tới 40% người bị dị ứng da mặt có những người thân cùng gia đình đã mắc phải căn bệnh này.
Ngoài ra, áp lực của công việc, gia đình làm cho bạn bị căng thẳng, stress, rối loạn lo âu,… Cũng chính là nguyên nhân khiến cho da mặt dị ứng sần sùi, nổi nhiều mụn hoặc bị mẩn ngứa.
2. Biểu hiện da mặt bị dị ứng sần sùi
Dị ứng da mặt rất đa dạng, theo nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng, nếu chữa trị sớm khả năng phục hồi làn da sẽ hiệu quả hơn. thường thấy da mặt dị ứng sần sùi có các dấu hiệu sau:
- Khô ráp và tróc da, sần sùi
- Nổi mề đay mẩn ngứa
- Da rát
- Nổi mụn nhỏ li ti hoặc những mụn bọc lớn
- Ngoài ra có thể nổi ban đỏ và bỏng nước ngay vùng da dị ứng.
- Dị ứng da mặt kéo dài và không được điều trị thì sẽ khiến da bị thâm nám, nhăn nheo và lão hóa nhanh gây mất thẩm mỹ, nhất là phái nữ.
Trường hợp nặng nhất là sốc phản vệ và kèm theo những triệu chứng khác như khó thở, phát ban, buồn nôn, da sưng đỏ… Nếu như không điều trị kịp thời có thể bị sốc mà tử vong hoặc gây biến chứng hậu quả nặng. Đối với trường hợp này người nhà cần phải đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế ngay để điều trị.
3. Da mặt sần sùi và ngứa là biểu hiện của những bệnh gì?
Nếu da mặt bị sần sùi và ngứa, rất có thể người bệnh đã mắc phải một trong số các căn bệnh da liễu như viêm da tiếp xúc, mề đay, viêm nang lông mặt,… Dù là bị bệnh gì, người bệnh cũng nên tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh sớm và có phương án điều trị phù hợp.
4. Điều trị da mặt bị dị ứng sần sùi
Bạn nên thăm khám ngay nếu có các dấu hiệu của dị ứng da mặt, vì nếu để lâu tình trạng bệnh sẽ nặng hơn và gây khó khăn trong việc điều trị.
Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân bao gồm: Thuốc kháng histamin chống dị ứng, kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc corticoid chống viêm, các vitamin tăng sức đề kháng….
Tuy nhiên việc áp dụng các loại thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ da liễu mới được sử dụng vì một số loại thuốc có thể gây nên những tác dụng phụ như: Viêm da, teo da,… Vì thế nên làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để hiệu quả tốt nhất.
5. Cách chăm sóc da mặt bị dị ứng sần sùi
Cùng với việc điều trị để chữa da mặt dị ứng sần sùi, các bạn cần đặc biệt quan tâm tới việc chăm sóc tốt cho da. Theo đó, bạn cần thực hiện tốt một số vấn đề như sau:
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như mỹ phẩm (xem xét loại mỹ phẩm bạn đang dùng xem có phải là nguyên nhân gây dị ứng da mặt không); Phấn hoa, bụi bẩn, côn trùng từ bên ngoài môi trường; Bảo vệ da trước sự thay đổi của thời tiết, môi trường để tránh bị nổi mẩn đỏ và ngứa.
- Không sờ tay lên mặt, không gãi ngứa vì có thể gây tổn thương da, nhiễm trùng.
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ hàng ngày. Bạn có thể dùng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý để rửa mặt ngày 2 lần. sau khi rửa mặt hãy lau khô bằng khăn mềm. bạn lưu ý không nên rửa mặt quá nhiều và sử dụng các loại chất tẩy rửa, mỹ phẩm loại mạnh vì có thể gây kích ứng da.
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Tăng cường bổ sung nhiều loại rau quả tươi, uống nhiều nước và nước ép trái cây; Đồng thời hạn chế ăn các loại đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị và dầu mỡ. Đặc biệt, không uống rượu bia và các chất kích thích khác. hạn chế ăn các loại đồ ăn có thể gây dị ứng như các loại hải sản, thịt bò, trứng, sữa,
- Sau khi khỏi hẳn, bạn có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên để giúp xóa bỏ những di chứng do dị ứng để lại. Dưỡng da cũng giúp cho làn da thêm khỏe mạnh và có sức đề kháng chống lại các vấn đề viêm nhiễm gây dị ứng.
6. Một số phương pháp cải thiện bằng nguyên liệu tự nhiên
6.1. Giấm táo trị da mặt bị dị ứng sần sùi
Giấm táo là một phương thuốc kỳ diệu Nó có nhiều axit axetic có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh. Hai kết hợp này có thể giúp điều trị phát ban liên quan đến nhiều loại dị ứng da.
Cách thực hiện
- Trộn một cốc nước ấm với một muỗng canh giấm táo.
- Khuấy đều và dùng bông để thấm.
- Thoa dung dịch lên vùng bị ảnh hưởng và để khô.
- Rửa sạch sau 15 – 20 phút bằng nước sạch.
- Lặp lại hai lần một ngày.
6.2. Nha đam
Gel lô hội được sử dụng trong nhiều chế phẩm chữa bệnh tự nhiên vì đặc tính chống viêm. Nó tăng quá trình phục hồi, làm cho nó trở thành một trong những biện pháp tốt nhất chữa dị ứng da trên cơ thể.
Cách thực hiện
- Chiết xuất một muỗng cà phê gel từ lá hoặc múc một muỗng cà phê gel từ một sản phẩm lô hội được mua bên ngoài.
- Thoa gel lô hội trực tiếp lên khu vực bị ảnh hưởng.
- Để yên trong khoảng 30 phút trước khi rửa.
- Áp dụng phương thuốc 3 lần một ngày trong một vài ngày.
6.3. Dầu dừa
Dầu dừa là một trong những biện pháp khắc phục tại nhà an toàn nhất cho dị ứng da ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Nó có đặc tính giữ ẩm, nhờ các axit béo chuỗi trung bình rất hữu ích cho các dị ứng da khô, có vảy. Nó cũng có đặc tính chống viêm và giảm đau làm cho nó trở thành một phương thuốc tuyệt vời cho nhiều tình trạng da.
Cách thực hiện:
- Làm ấm một muỗng cà phê dầu dừa nguyên chất và áp dụng nó trên khu vực bị dị ứng, khô sần.
- Để yên và thư giãn tại chỗ trong khoảng 30 phút.
- Rửa sạch với nước ấm và vỗ cho da khô.
- Lặp lại 3 đến 4 lần một ngày cho đến khi phát ban khỏi.
2.4. Dầu bạc hà
Dầu bạc hà có các đặc tính chống viêm giúp giảm đau ngay lập tức khi sử dụng khi bị phát ban đau hoặc ngứa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị vài gọt dầu bạc hà.
- Áp dụng hỗn hợp thoa trực tiếp trên khu vực da bị ảnh hưởng.
- Để nó trên da và thư giãn trong 40 – 60 phút trước khi rửa sạch.
- Lặp lại quy trình 3 đến 4 lần mỗi ngày.
2.5. Dầu cây trà
Dầu cây trà được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều tình trạng da, nhờ vào đặc tính dược liệu của nó. Dầu có tính chất chống viêm và kháng khuẩn trong tự nhiên giúp giảm đau ngay lập tức khỏi phát ban và ngăn ngừa nhiễm trùng thêm.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị dầu cây trà.
- Thoa hỗn hợp trực tiếp lên vùng bị ảnh hưởng trên da.
- Để yên trong 45 – 60 phút trước khi rửa sạch.
- Lặp lại ba lần thường xuyên này hoặc bốn lần một ngày.
Da mặt dị ứng sần sùi tuy không nguy hiểm nhưng cũng cần sự chú ý vì có thể để lại những hậu quả không mong muốn trên da. Do đó, bạn nên tới ngay bác sĩ chuyên khoa khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường nghi ngờ là dị ứng để được điều trị chính xác và hiệu quả.
Từ khóa » Da Sần Sùi Rát
-
Da Mặt Sần Ngứa Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì Và Cách Chăm Sóc
-
Da Mặt Sần Sùi: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị
-
Da Mặt Bị Ngứa Và Sần Sùi Phải Làm Sao? [Chia Sẻ Của Chuyên ...
-
Da Mặt Bị Khô Sần Và Ngứa: Thông Tin Quan Trọng Cần Biết
-
Cách Loại Bỏ Da Mặt Bị Ngứa Và Sần Sùi Ngay Tại Nhà - Seoul Spa
-
Lý Giải Tình Trạng Da Mặt Bị đỏ Rát Và Ngứa | TCI Hospital
-
Da Mặt Bị Khô Sần Phải Làm Sao? Các Lưu Ý Chị Em Cần Biết
-
7 Cách điều Trị Da Mặt Bị Ngứa Và Sần Sùi Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà
-
Da Mặt Bị Ngứa Và Sần Sùi Phải Làm Gì? Điều Trị Ra Sao?
-
Các Bệnh Lý Thường Gặp Gây Nốt Sần Trên Da - Vinmec
-
Keratosis Pilaris: Bệnh Sần Sùi Như Da Gà - Vinmec
-
Da Mặt Bị Ngứa Nổi Mẩn đỏ Và Sần Sùi : Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Da Mặt Bị Ngứa Và Sần Sùi Do Đâu? Cách Khắc Phục
-
Dị ứng Da Mặt: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị