Da Mặt Bị đỏ Rát Và Ngứa Phải Làm Sao Nhanh Hết? - Thuốc Dân Tộc

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đặt lịch

Tình trạng da mặt bị đỏ rát và ngứa ngáy gây khó chịu và khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới tình trạng này, trong đó có thể do những bệnh lý viêm nhiễm mãn tính ngoài da. Bài viết dưới đây sẽ lý giải nguyên nhân khiến da mặt bị đỏ rát, ngứa ngáy và cách khắc phục hiệu quả bằng thảo dược thiên nhiên.

Da mặt ửng đỏ, ngứa rát và các biện pháp khắc phục
Da mặt ửng đỏ, ngứa rát và các biện pháp khắc phục

Da mặt bị đỏ rát và ngứa do đâu?

Có khá nhiều nguyên nhân trong cuộc sống gây ra tình trạng ngứa, rát, ửng đỏ da mặt. Đa số những nguyên nhân gây ngứa có liên quan đến môi trường, cơ địa và một số yếu tố có tác động trực tiếp lên bề mặt da của bệnh nhân. Một số nguyên nhân làm da mặt đỏ rát và ngứa bao gồm:

  • Người có cơ địa da khô thường xuyên, mất độ ẩm sẽ dễ gặp phải tình trạng ngứa và bong tróc ngoài da.
  • Dị ứng với các yếu tố như thời tiết, thực phẩm, mỹ phẩm, hóa chất, kim loại,… cũng có thể khiến cho cơ địa của bệnh nhân ngứa và đỏ rát.
  • Bệnh nhân có cơ địa dị ứng theo mùa (dị ứng thời tiết) và tiếp xúc da với chất gây kích ứng.
  • Bệnh nhân mắc các chứng viêm nhiễm ngoài da như viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, viêm da dị ứng…
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc cũng có thể gây ra tác động xấu đối với da. Các loại thuốc này bao gồm kháng sinh, thuốc chống nấm và một số loại thuốc giảm đau. Ngứa mặt, đỏ và rát da là tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc này.
  • Một số bệnh lý bên trong cơ thể như bệnh gan, bệnh tuyến giáp, các bệnh về chuyển hóa khác cũng có thể gây ngứa da.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hụt các loại vitamin, các khoáng chất cần thiết cũng có thể làm da bị ngứa, rát và khó chịu.
  • Một số giai đoạn như dậy thì, mang thai,… khiến cho nội tiết tố thay đổi cũng có thể làm cho da mặt bị nổi mụn, kích ứng, ngứa da.

Xử lí nhanh khi da mặt bị đỏ rát và ngứa

Khi da mặt ngứa đỏ, bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp xử lí nhanh sau đó thăm khám sớm để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp. Ngay khi có các dấu hiệu khó chịu trên da mặt, bạn nên chú ý một số biện pháp xử trí sau đây:

1. Cách ly yếu tố kích ứng với da

Đây là giải pháp cần ưu tiên thực hiện hàng đầu khi bị ngứa, đỏ rát da mặt. Bệnh nhân cần ngưng sử dụng các loại thuốc, mỹ phẩm, hóa chất và các yếu tố khác tiếp xúc với da mặt mà bạn nghi ngờ ảnh hưởng đến da của mình. Người bị kích ứng da cũng nên áp dụng các biện pháp bảo vệ, che chắn phù hợp để tránh các yếu tố kích ứng da quay trở lại.

2. Làm sạch vùng da bị kích ứng

Sau khi loại bỏ các yếu tố kích ứng da, bệnh nhân cần chú ý làm sạch vùng da của mình để loại bỏ bớt các yếu tố còn lại trên da. Bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp làm sạch như dùng nước mát để làm sạch, dùng đá lạnh để làm dịu da. Ngoài ra có thể sử dụng nước tinh khiết, các loại lotion trung tính dịu nhẹ để tránh kích ứng da trong quá trình vệ sinh.

Khi áp dụng các biện pháp làm sạch da mặt bị kích ứng, tuyệt đối không sử dụng nước nóng, các chất tẩy mạnh vì có thể khiến cho tình trạng thương tổn, ngứa rát càng khó chịu hơn.

rửa mặt sạch sẽ sau khi bị kích ứng da
Vệ sinh da mặt đúng cách sau khi bị kích ứng da để tránh tình trạng thương tổn lan rộng

3. Hạn chế chạm vào da mặt

Sau khi làm sạch vùng da bị kích ứng, bệnh nhân cũng cần tránh chạm vào vùng da mặt. Tránh gãi, chà xát, cạy vùng da bị mẩn đỏ, viêm nhiễm, sưng đau,… vì có nguy cơ nhiễm trùng da nặng hơn.

Điều trị và chăm sóc da

Theo bác sĩ Vi Văn Thái (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y Dược Cổ truyền Quảng Ninh): Da mặt bị đỏ và ngứa là tình trạng không hiếm gặp. Triệu chứng này do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất là do da bị kích ứng hoặc mắc phải các bệnh viêm da như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, viêm da tiết bã… Trong trường hợp mắc bệnh viêm da cần phải được điều trị sớm để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, phát triển thành mãn tính và tái phát liên tục. Hiện nay hai phương pháp điều trị phổ biến nhất là Tây y và Đông y.

1. Điều trị bằng Tây y

Thông thường những trường hợp đỏ, rát da mặt thường được áp dụng một số loại thuốc điều trị điều trị để giảm triệu chứng bao gồm:

  • Chỉ định điều trị bằng đơn thuốc Hydrocortisone hoặc điều trị bằng kem kháng histamine.
  • Điều trị bằng các chất ức chế Calcineurin.
  • Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể được chỉ định sử dụng bằng một số loại thuốc khác.
điều trị đỏ da mặt ngứa ngáy cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Điều trị đỏ da mặt, ngứa ngày cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý điều trị

2. Các biện pháp chăm sóc da tại nhà

Để cải thiện các triệu chứng ngoài da, bệnh nhân cũng cần áp dụng biện pháp chăm sóc phù hợp, song song với việc điều trị bệnh. Những biện pháp chăm sóc, phòng ngừa phù hợp gồm có:

  • Uống nhiều nước để giúp cải thiện tình trạng ửng đỏ, ngứa rát ngoài da, tăng cường hoạt động của hàng rào bảo vệ da. Nên bổ sung từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày (khoảng 8 ly nước lọc).
  • Kết hợp sử dụng các sản phẩm rửa mặt dịu nhẹ, ít gây kích ứng da.
  • Sử dụng thêm một số sản phẩm dưỡng ẩm sau khi vệ sinh da mặt để giảm tình trạng khô, ngứa và ửng đỏ trên bề mặt da.
  • Bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin, nước, khoáng chất, bao gồm vitamin A, B, C, D, E,… có trong các loại rau củ quả.

Trên đây là một số thông tin tham khảo cần biết về tình trạng da mặt bị đỏ rát và ngứa. Những thông tin trong bài viết không thay thế cho hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. Bệnh nhân cần thăm khám sớm để có những chẩn đoán và điều trị thích hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm

  • Nổi mẩn ngứa xung quanh mắt là dấu hiệu của bệnh gì?
  • Viêm da dị ứng ở mặt: Cách điều trị, phòng ngừa

Từ khóa » đau Rát Da đỏ