Da Mặt Sạm đen Là Bệnh Gì Và Cách Chăm Sóc đúng Cách - VIETSKIN

Da mặt sạm đen ở nam giới và nữ giới bắt nguồn từ một số nguyên nhân bệnh lý và phương pháp chăm sóc da. Để cải thiện được làn da đen sạm, bạn cần xác định được đúng nguyên nhân. Da mặt sạm đen là bệnh gì?

1. Da mặt sạm đen là bệnh gì?

Nguyên nhân bệnh lý khiến da mặt bị đen sạm
Nguyên nhân bệnh lý khiến da mặt bị đen sạm

Về bản chất, da mặt đen sạm đi là do sắc tố melanin dưới da bị rối loạn, thay đổi về số lượng. Nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn này là một số yếu tố bệnh lý cũng như vật lý. Xét về mặt bệnh lý, da mặt bị chuyển màu đen sạm có thể gây ra bởi một trong các nguyên nhân sau:

  • Một số hội chứng bẩm sinh: Leopard, Peutz-Jeghers, tàn nhang, tăng sắc tố Kitamura,…
  • Rối loạn chuyển hóa: Cơ thể thiếu sắt hoặc bị thoái hóa bột.
  • Rối loạn nội tiết: Mắc bệnh Addison hoặc phụ nữ bị dát sắc tố khi mang thai.
  • Dị ứng hóa chất: Dị ứng thuốc chữa bệnh hồng ban, dị ứng hóa chất dầu mỏ, bị ứng mỹ phẩm, nước hoa,…
  • Thiếu dinh dưỡng: Da mặt sạm đen là bệnh gì? Thiếu các vitamin A, B12, PP cũng là một nguyên nhân không thể bỏ qua.
  • Tăng sắc tố do bệnh lý: Xảy ra ở người mắc bệnh xơ cứng bì, sốt rét, lao, gạn,…

>> Xem thêm: Bệnh xơ cứng bì sống được bao lâu? Lý giải căn bệnh nguy hiểm

2. Những tác nhân vật lý khiến da mặt đen sạm

Da mặt sạm đen bị bệnh gì? Những tác nhân bên ngoài
Da mặt sạm đen bị bệnh gì? Những tác nhân bên ngoài

Không phân biệt nam hay nữ giới, làn da mặt đều sẽ bị sạm đen, nám, tàn nhang, xù xì, thô ráp,… nếu như không được chăm sóc đúng cách. Những tác nhân vật lý như sau sẽ khiến cho làn da của bạn trở nên tối màu:

  • Ánh nắng mặt trời: Thường xuyên hoạt động ngoài trời mà không có biện pháp bảo vệ như kem chống nắng, mũ, nón rộng vành sẽ khiến cho làn da nhanh chóng bị tàn phá.
  • Ánh sáng xanh: Sử dụng máy tính, điện thoại quá nhiều khiến cho làn da dễ bị hấp thụ bụi bẩn trong không khí hơn, không chỉ bị đen sạm đi mà còn dễ nổi mụn.
  • Chế độ sinh hoạt: Thường xuyên bị căng thẳng quá mức, thiếu ngủ, ngủ muộn, thức đêm,… tất cả đều khiến cho nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi, dẫn đến sạm da.
  • Cách chăm sóc da: Vệ sinh da mặt không đúng cách khiến cho các lỗ chân lông bị bít tắc. Làn da ngày càng trở nên khô sạm, thô ráp, thiếu sức sống.

3. Cách chăm sóc da

Khi đã xác định được đúng nguyên nhân gây sạm da, nếu như cơ thể có bệnh, cần điều trị kiên trì theo phác đồ mà bác sĩ tư vấn. Bên cạnh đó, chú ý đến những biện pháp chăm sóc da như sau để làn da mau chóng được hồi phục, trở nên tươi sáng, rạng rỡ và khỏe khoắn trở lại:

3.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Chăm sóc cơ thể từ bên trong
Chăm sóc cơ thể từ bên trong

Chế độ sinh hoạt là quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến nội tiết tố và sự phân bổ của sắc tố da. Bởi vậy, cần có một thói quen sinh hoạt lành mạnh để cơ thể được chăm sóc toàn diện:

  • Ngủ đủ giấc, tối thiểu 8 tiếng mỗi ngày.
  • Tránh thức khuya, không thức muộn quá 11 giờ tối.
  • Hạn chế sử dụng điện thoại, laptop ngoài giờ làm việc.
  • Nếu công việc yêu cầu sử dụng nhiều đồ công nghệ trong thời gian dài, hãy sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi ánh sáng xanh gây hại.
  • Luôn thoa kem chống nắng khi đi ra ngoài, bất kể trời có nắng hay không, vì tia UV luôn tồn tại trong không gian.
  • Sử dụng mũ, nón, áo có mũ, khẩu trang vải để che nắng khi cần đi ra ngoài.

3.2. Vệ sinh và dưỡng da đúng cách

Da mặt sạm đen là bệnh gì? Chú ý cách dưỡng da
Chú ý cách vệ sinh và dưỡng da đúng cách

Làn da sạch sẽ luôn khỏe mạnh hơn làn da chứa nhiều bụi bẩn. Để cải thiện gương mặt đen sạm, bạn cần lưu ý trong việc vệ sinh và chăm sóc da:

  • Tạo thói quen rửa mặt với sữa rửa mặt phù hợp 2 lần mỗi ngày, sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Nếu da mặt đổ nhiều dầu do hình thức công việc hay học tập, nên rửa mặt thêm vào buổi trưa và sử dụng kèm giấy thấm dầu.
  • Tẩy da chết định kỳ mỗi tuần 1 lần để loại bỏ lớp tế bào thô ráp, xù xì, thiếu sức sống.
  • Luôn sử dụng kem hoặc gel dưỡng ẩm, bất kể mùa nóng hay mùa lạnh. Kem và gel dưỡng ẩm sẽ giúp tái tạo làn da và tạo lớp màng chắn khỏi những tác nhân gây hại ngoài môi trường. Đặc biệt là ở phụ nữ đang mai thai hoặc phụ nữ sau sinh, rất cần sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm để giúp da phục hồi và ngăn ngừa sạm nám.

>> Xem thêm: 19 Cách trị nám sau sinh tại nhà dễ thực hiện cho mẹ và bé

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Bổ sung các thực phẩm có lợi cho làn da để tăng cường độ đàn hồi, sự khỏe khoắn cho làn da của mình. Tham khảo ngay chế độ dinh dưỡng chăm sóc da tại bài viết: 12 Thực phẩm tốt nhất cho làn da khỏe mạnh.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho da mặt bị đen sạm, thô ráp, thiếu sức sống. Nguyên nhân bệnh lý đến từ các hội chứng di truyền, rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết, bệnh da liễu và cả những tác nhân vật lý bên ngoài. Để cải thiện làm da sạm đen, bạn cần điều trị bệnh lý theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời cải thiện phương pháp chăm sóc da và thói quen sinh hoạt.

Nguồn: Healthline.com

Từ khóa » Da Sạm đen Nguyên Nhân