Da Mũi Bị Khô Nguyên Nhân Do Đâu? Giải Pháp Khắc Phục Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Da mũi bị khô có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Tình trạng này xảy ra do tác động từ môi trường, thói quen sống hoặc do các bệnh lý ngoài da. Dù có xảy ra với nguyên do nào thì điều quan trọng là bạn cần biết được cách khắc phục và điều trị triệt để.
Nguyên nhân làm da mũi bị khô
Da ở vùng mũi khá mỏng và nhạy cảm. Đây là yếu tố thuận lợi để các tác nhân bên ngoài xâm nhập và gây nên tình trạng khô rát, bong tróc da mũi. Chúng sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ da khiến da ở khu vực này bị tổn thương nghiêm trọng.
Da mũi bị khô, xuất hiện các mảng bong tróc khiến bạn cảm thấy khó chịu, thậm chí là gây chảy máu. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình và làm bạn cảm thấy kém tự tin trong cuộc sống hàng ngày.
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến da mũi bị khô:
- Da khô bẩm sinh: Thông thường, làn da sẽ có lớp dầu mỏng bên ngoài để hạn chế tình trạng thoát nước ra khỏi da. Nếu làn da bẩm sinh có tuyến nhờn dầu hoạt động kém thì da dễ bị khô và mất nước. Da mũi bị khô có thể xảy ra do nguyên nhân này.
- Thời tiết lạnh khô: Thời tiết lạnh, độ ẩm xuống quá thấp sẽ khiến làn da thoát hơi nước nhiều hơn. Lúc này, vùng da mũi, má, trán trở nên thô ráp hơn và có những mảng bong tróc.
- Thiếu dưỡng chất cho da: Để duy trì một làn da khỏe mạnh, bạn cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm hàng ngày. Do vậy, việc ăn uống thiếu chất là nguyên nhân khiến da vùng mũi bị khô rát, nứt nẻ.
- Nặn mụn không đúng cách: Mũi là vùng vi khuẩn, bã nhờn tích tụ nhiều và dễ gây viêm mụn. Việc tự ý nặn mụn, lột mụn sẽ khiến làn da bị tổn thương, bị viêm nhiễm và khô rát.
- Chăm sóc da thiếu khoa học: Sử dụng các loại sữa rửa mặt không phù hợp, rửa mặt bằng nước nóng là những thói quen gây hại cho da. Chúng sẽ làm mất đi lớp bảo vệ da và khiến da mũi khô ráp, sần sùi hơn. Ngoài ra bạn cũng nên chọn sử dụng toner cho da khô để cân bằng độ ẩm trên da.
- Tác động từ ánh nắng mặt trời: Tia UV trong ánh nắng mặt trời không chỉ khiến làn da trở nên thâm sạm mà còn gây bong tróc và khô sần. Đặc biệt, mũi là khu vực nhô cao và dễ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thế nên, da mũi dễ bị tác động và xuống cấp nhanh.
- Thói quen sống không lành mạnh: Tiếp xúc nhiều với màn hình điện thoại hoặc máy tính, thức khuya, thường xuyên căng thẳng là những nguyên nhân khiến da nhanh lão hóa. Các thói quen này sẽ làm tăng nhanh các gốc tự do, tấn công vào cấu trúc da và bẻ gãy phân tử collagen và elastin.
- Mắc phải các bệnh da liễu: Một số bệnh lý da liễu như viêm da, vảy nến, á sừng có thể khiến da mũi của bạn bị khô rát và bong tróc, đặc biệt là hai bên cánh mũi.
Các biện pháp khắc phục tình trạng khô da mũi
Da mũi bị khô có thể do thiếu đi độ ẩm cần thiết, thiếu chất dinh dưỡng hoặc do bệnh lý gây nên. Tùy vào mỗi nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh sẽ thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời và phù hợp. Một số cách khắc phục tình trạng khô da mũi bạn có thể áp dụng như:
Dưỡng ẩm bên ngoài cho da mũi
Dưỡng ẩm da cho da mũi là một phương pháp quan trọng khắc phục tình trạng khô da. Điều này sẽ giúp cung cấp đủ độ ẩm và giúp da không bị mất nước, đặc biệt vào những ngày thời tiết khô lạnh. Các cách dưỡng ẩm da mũi bạn có thể tự thực hiện tại nhà như:
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Các sản phẩm này chứa nhiều thành phần cấp ẩm cho da, giúp giữ nước và cải thiện tình trạng khô da. Đồng thời chúng sẽ cung cấp các dưỡng chất cần thiết khác duy trì một làn da khỏe mạnh và mịn màng. Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm kem dưỡng ẩm được làm từ các thành phần khác nhau. Bạn nên chọn kem dưỡng có chiết xuất từ thiên nhiên như nha đam, bơ hạt mỡ, trà xanh để loại bỏ tình trạng khô da mũi hiệu quả mà không gây kích ứng cho da.
- Dùng nguyên liệu thiên nhiên: Các nguyên liệu thiên nhiên quen thuộc có công dụng dưỡng da khô rất tốt. Hơn nữa, chúng khá dễ tìm và ít tốn kém. Bạn có thể sử dụng mật ong, nha đam, bơ, dầu dừa để dưỡng ẩm da mũi 1 – 2 lần/tuần. Không chỉ làm mềm da, các loại nguyên liệu này còn cung cấp nhiều dưỡng chất giúp loại bỏ các gốc tự do và ngăn ngừa lão hóa cho làn da.
Tham khảo: [Giải Đáp] Kem Dưỡng Ẩm Da Mặt Loại Nào Tốt Nhất Hiện Nay?
Cải thiện da mũi bị khô qua quá trình ăn uống
Thiếu hụt các chất dinh dưỡng không chỉ khiến da mũi bị khô mà nó còn ảnh hưởng xấu đến các vùng da khác như da tay, da cổ, da chân… Da không được cấp đủ dưỡng chất để phục hồi và tái tạo ở các khu vực bị tổn thương. Điều này, khiến tình trạng khô ráp, sần sùi ở da ngày một trầm trọng hơn. Chưa hết, làn da sẽ nhanh bị lão hóa và xuống cấp với các dấu hiệu như nếp nhăn, tàn nhang, thâm sạm…
- Uống đủ nước: Nước là một dưỡng chất bạn không thể bỏ qua nếu muốn sở hữu một làn da khỏe mạnh. Uống đủ nước giúp dưỡng ẩm cho da cả ngày, duy trì độ đàn hồi và mềm mịn. Hơn nữa, bổ sung nước có tác dụng cải thiện quá trình lưu thông máu và thúc đẩy khả năng thải độc qua da. Từ đó giúp loại bỏ da mũi khô, bong tróc một cách hiệu quả. Theo các chuyên gia, bạn cần bổ sung 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Dung nạp thực phẩm tốt cho da: Da mũi bị khô, bong tróc là dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu dưỡng chất nào đó trong thời gian dài. Chính vì thế, bạn nên chú trọng đến việc bổ sung các thực phẩm cần thiết cho da trong quá trình ăn uống. Cụ thể như ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá béo, các loại hạt để cung cấp vitamin và khoáng chất cho da.
- Kiêng cữ các thực phẩm không lành mạnh: Nếu muốn làn da không xuống cấp nhanh thì bạn nên kiêng cữ các thực phẩm không tốt cho da. Cụ thể, bạn cần hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào, đồ đóng hộp, sử dụng các chất kích thích. Vì các chất này sẽ làm tăng độc tố trong da và khiến da mất nước trầm trọng hơn.
Đừng bỏ lỡ: TOP 13 Cách Làm Đẹp Da Mặt Bằng Mật Ong Hiệu Quả Bất Ngờ
Sử dụng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y điều trị da mũi khô khi nguyên nhân gây bệnh là do các bệnh lý da liễu. Thuốc Tây chứa các thành phần hoạt chất loại bỏ nhanh các triệu chứng khô da, bong tróc và điều trị bệnh tận gốc. Một số loại thuốc Tây y thường được bác sĩ kê toa như:
- Thuốc mỡ corticoid: Đây là loại thuốc chuyên dùng điều trị tình trạng bong tróc da. Thuốc có tác dụng giữ ẩm cho da, hạn chế tình trạng nứt nẻ và dày sừng.
- Kem bôi chứa kẽm: Kẽm có công dụng làm dịu da, sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm. Kem bôi chứa kẽm thường được sử dụng để dưỡng ẩm da mũi, hạn chế khô ráp, bong tróc trên da.
- Thuốc ức chế Calcineurin: Thuốc được sử dụng để bôi tại chỗ với công dụng tái tạo hàng rào bảo vệ da, chống viêm nhiễm.
Người bệnh không được tự ý mua các loại thuốc Tây y về sử dụng mà không có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Bạn nên đến các bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và được kê đơn thuốc phù hợp.
Một số lưu ý khi da mũi bị khô bong tróc
Trong quá trình điều trị da mũi bị khô, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Không được tự ý chà xát, cào gãi lên da mũi vì sẽ gây nhiễm trùng nặng nề hơn.
- Chú ý rửa sạch da mũi bằng nước và các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ hàng ngày.
- Sử dụng kem chống nắng hoặc che chắn da cẩn thận mỗi khi đi ra đường.
- Không được sử dụng nước quá nóng để vệ sinh da mũi.
- Khi da mũi bị mụn, bạn nên điều trị bằng các loại thuốc trị mụn chuyên sâu. Tuyệt đối không được nặn mụn hoặc lột mụn vì dễ gây viêm nhiễm, sẹo thâm.
- Hạn chế thức khuya, làm việc căng thẳng để ngăn ngừa tình trạng lão hóa trên da.
- Hạn chế tiếp xúc với máy tính, điện thoại, đặc biệt trước khi đi ngủ để bảo vệ da mũi một cách tốt nhất.
Bài viết đã chia sẻ cụ thể các nguyên nhân cũng như cách khắc phục da mũi bị khô. Hy vọng, qua những thông tin trên, bạn sẽ biết cách chăm sóc da mũi tốt nhất và hạn chế các vấn đề gây ảnh hưởng cho da.
Cùng chuyên mục: Khô Da Quanh Miệng Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Từ khóa » Cánh Mũi Bị Khô Rát
-
5 Bước “xóa Sổ” Da Khô Vảy Quanh Cánh Mũi - Angela Gold
-
6 Lý Do Da Bị Khô 2 Bên Cánh Mũi Và Mẹo Ngăn Ngừa - VIETSKIN
-
Nguyên Nhân Gây Khô Mũi Và Những Lưu ý Khi điều Trị
-
Mẹo đơn Giản Cứu Nguy Vùng Da Khô Quanh Mũi, Miệng Cho Nàng
-
Viêm Da Dầu Ở Cánh Mũi: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
-
Nguyên Nhân Gây Khô Mũi Mùa Hanh Khô Và Cách Phòng Tránh
-
Da Khô 2 Bên Cánh Mũi Phải Làm Sao?
-
Viêm Da Dầu Ở Cánh Mũi: Triệu Chứng & Cách Chữa Bệnh An Toàn
-
Da Mũi Bị Khô Phải Làm Sao? Cùng Chuyên Gia Đi Tìm Câu Trả Lời
-
Viêm Da Dầu Ở Cánh Mũi Và Mẹo Loại Bỏ Cực Đơn Giản
-
Khô Mũi Có Phải Là Triệu Chứng Của COVID-19? - Bộ Y Tế
-
Khô Mũi Có Phải Là Triệu Chứng Của COVID-19?
-
Bạn Có Thể Có Cả Da Khô Và Da Nhờn Cùng Một Lúc Không? | Vinmec
-
Da Khô 2 Bên Cánh Mũi