Đà Nẵng Triển Khai Hệ Thống Quản Lý Khai Báo Y Tế Và Kiểm Soát Vào ...
Có thể bạn quan tâm
Ngày 27-7, Sở Thông tin và Truyền thông ban hành văn bản số 919/BC-STTTT về triển khai hệ thống quản lý khai báo y tế và kiểm soát vào/ra qua QRCode để kịp thời phục vụ cho tỉnh Quảng Nam sử dụng cơ bản, phục vụ phòng chống dịch COVID-19.
Hiện Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng đã bố trí 09 máy chủ tại Trung tâm dữ liệu thành phố Đà Nẵng để cài đặt ứng dụng (máy chủ do Trung tâm Phát triển hạ tầng CNTT trang bị từ nguồn của đơn vị). Đồng thời, xây dựng và cài đặt Hệ thống bao gồm 03 phân hệ: Phân hệ phục vụ Người dân khai báo y tế (web và app mobile); Phân hệ phục vụ các cơ quan, đơn vị kiểm soát ra vào (web và app mobile); Phân hệ quản lý, phục vụ phân tích dữ liệu phục vụ phòng chống dịch theo hướng chủ động.
Hệ thống do Công ty Công nghệ số thông minh (SDT) chủ trì, cùng các Trung tâm của Sở Thông tin và Truyền thông TP. Đà Nẵng (IID, PSC, DNICT) triển khai. Hệ thống đã đáp ứng hầu hết yêu cầu theo Quyết định số 2666/QĐ-BYT ngày 29/5/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19; đồng thời có thêm chức năng nâng cao (đa dạng hóa thiết bị đầu cuối quét QRCODE; khai báo và quản lý người cùng phương tiện; khai thác dữ liệu khai báo phục vụ phòng chống dịch theo hướng chủ động).
Người dân có thể khai báo y tế trên nhiều kênh như: website khaibaoyte.quangnam.gov.vn, trên ứng dụng “Khai báo & Kiểm soát vào ra” (đã có sẵn trên Android, riêng iOS đang chờ phê duyệt) hoặc trên Tokhaiyte.vn của Bộ Y tế.
Sau khi khai báo, người dân được cấp 01 QRCODE để xuất trình, checkin tại các điểm kiểm soát. Đối với người khai báo có nguy cơ (ho, sốt, tiếp xúc người nghi nghiễm, về từ vùng có dịch) QRCODE có tên màu đỏ (bình thường màu xanh). Các lần khai báo lần sau, sẽ kế thừa lại dữ liệu lần khai báo trước nên khai rất nhanh.
Các cơ quan, doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở, chủ địa điểm đăng nhập hệ thống (tài khoản do quản trị hệ thống cung cấp) để kiểm soát, checkin (sau đây gọi chung là checkin) thông qua quét QRCODE; mỗi tài khoản/địa điểm có thể sử dụng nhiều thiết bị đầu cuối để kiểm soát, checkin.
Các điểm checkin có thể sử dụng máy điện thoại, máy tính bảng (theo Quyết định số 2666/QĐ-BYT); ngoài ra có thể sử dụng máy BarCcode; camera có kết nối máy tính (quét QRCODE và qua hình ảnh khuôn mặt). Khi checkin, trên màn hình điện thoại, máy tính sẽ có thông báo, cảnh báo các trường hợp nguy cơ (có triệu chứng ho, sốt…; tiếp xúc người nghi nhiễm; đến/về từ vùng có dịch) và các thông tin liên quan như Phụ lục kèm theo để cán bộ kiểm soát thực hiện các nghiệp vụ xét nghiệm, cách ly… kịp thời.
Với Hệ thống khai báo y tế và quản lý vào/ra qua QRCODE, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam có thể chủ động quản lý được dữ liệu dịch tễ do người dân khai báo, lịch sử check-in của người dân để phục vụ công tác sàng lọc, xét nghiệm, cách ly, truy vết khi cần.
Cụ thể, Hệ thống cung cấp các tính năng phục vụ các cơ quan, đơn vị trong phòng, chống dịch như sau: Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, Sở Y tế, Công an tỉnh, UBND thị xã, huyện, Ban Quản lý khu công nghiệp thường xuyên, hằng ngày vào Hệ thống lấy dữ liệu để có danh sách người có nguy cơ (tự khai báo có triệu chứng ho, sốt…; có tiếp xúc người nghi nghiễm; có đến/về từ vùng có dịch) để địa phương, Tổ Covid cộng đồng kiểm tra, theo dõi, xét nghiệm, cách ly kịp thời.
Khi có 01 trường hợp F0, F1 mà đã khai báo y tế và check-in tại các địa điểm triển khai sử dụng ứng dụng này; từ Hệ thống có thể lọc danh sách những người đến cùng địa điểm, cùng thời điểm với F0, F1 này, gồm thông tin (họ tên, số điện thoại, địa chỉ nơi ở, đến địa điểm nào/thời điểm nào…) để phục vụ cơ quan y tế truy vết dịch tễ và kịp thời thông báo hướng dẫn những người này chủ động kiểm tra y tế, xét nghiệm.
Để thuận lợi cho người dân, Sở Thông tin và Truyền thông đang triển khai liên thông, sử dụng dữ liệu giữa 02 Hệ thống để người dân 2 tỉnh chỉ khai báo 01 lần có thể checkin tại 02 địa phương. Hệ thống còn có phân hệ khai váo và quản lý người cùng phương tiện đi vào và lưu trú tại Tỉnh; đi qua Tỉnh và thống kê, truy vết qua bản kiểm soát xe, nơi đến.
Để Hệ thống quản lý khai báo y tế và kiểm soát vào/ra qua QRCODE tỉnh Quảng Nam được khai thác hiệu quả, phục vụ phòng chống dịch COVID-19; Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo triển khai Hệ thống trên toàn tỉnh; đặc biệt là cho các Chốt kiểm dịch ra vào tỉnh.
Đồng thời, giao các cơ quan chuyên môn, địa phương khai thác dữ liệu khai báo; truy xuất, khai thác danh sách người có nguy cơ dịch tễ để chủ động, kịp thời có các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Bố trí, sử dụng thêm thiết bị quét Barccode; camera có kết nối máy tính (quét QRCoce và qua hình ảnh khuôn mặt) theo hướng để người dân tự quét; để hạn chế tiếp xúc người quét và người dân, tránh lây nhiễm chéo dịch bệnh.
Cùng với đó, tổ chức lực lượng và Đường dây nóng hỗ trợ người dân và các cơ quan, đơn vị tổng hợp góp ý hàng tuần gửi Sở Thông tin và Truyền thông xử lý lỗi Hệ thống; triển khai thêm các ứng dụng liên quan để nâng cao hiệu quả khai thác Hệ thống: Tổng đài tự động thông báo nguy cơ tiếp xúc với ca bệnh F0, hỗ trợ truy vết dịch tễ của F1, F2 (từ dữ liệu Hệ thống).
Cổng thông tin điện tử TP Đà Nẵng
Từ khóa » Hệ Thống Khai Báo Y Tế đà Nẵng
-
Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Khai Báo Y Tế
-
Hướng Dẫn đối Với Người Khai Báo Y Tế | Bệnh Viện 199 Bộ Công An
-
Đà Nẵng Hỗ Trợ Quảng Nam Triển Khai Hệ Thống Quản Lý Khai Báo Y ...
-
[PDF] Hướng Dẫn Sử Dụng Hệ Thống Khai Báo Y Tế
-
Ứng Dụng Khai Báo Y Tế điện Tử Danang Smart City - Videoclips
-
Đà Nẵng Kết Hợp Dữ Liệu Tiêm Chủng Vào Mã QR Khai Báo Y Tế | Xã Hội
-
Cách Khai Báo Y Tế Trên Khaibaoyte..vn
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Dữ Liệu Tiêm Chủng Kết Hợp Vào Mã QR Khai ...
-
Người Dân Đà Nẵng Sử Dụng ứng Dụng Nào để Quét Mã QR?
-
Đà Nẵng ứng Dụng Công Nghệ Hỗ Trợ Khai Báo F0
-
Đà Nẵng Giúp Quảng Nam Kiểm Soát Khai Báo Y Tế Online, Truy Vết ...
-
Đà Nẵng: Người Dân Khai Báo Mã QR Tích Hợp Khai Báo Y Tế Và ...
-
Thống Nhất Tờ Khai Di Chuyển Nội địa