Đa Nghi Quá Hóa Dại
Có thể bạn quan tâm
Đa nghi là một trong những thuộc tính của ghen tuông. Ở khía cạnh nào đó, chúng như là những tín hiệu cảnh báo về nguy cơ mất đi người mình yêu quý, từ ấy mà biết cách yêu thương và trân trọng người ấy hơn.
Hà nhận lời kết hôn với Tuấn khi cô còn đang là sinh viên năm thứ 2 của một trường đại học. Tuấn hơn cô 10 tuổi, có công ty riêng, nhà cửa ổn định ở Hà Nội. Yêu Hà được 6 tháng, Tuấn đã đề nghị kết hôn.
Lý do anh đưa ra thật hợp lý: Anh đã lớn tuổi và sợ để lâu sẽ mất cô. Việc anh muốn cưới vợ vì đã lớn tuổi có thể hiểu và thông cảm được, còn việc sợ mất cô khiến Hà lại thấy tự hào vì mình có giá trị trong mắt người yêu.
Hơn nữa, gia đình bạn bè ai cũng ủng hộ vì dẫu có sự nghiệp hay không thì quan trọng nhất với người con gái vẫn là mái ấm gia đình. Vả lại, người đàn ông như Tuấn khối kẻ mong mà chẳng được. Hà nhận lời.
Cưới xong, theo đúng mong muốn của Tuấn, Hà có bầu ngay. Vậy cũng đồng nghĩa với việc học tập tạm thời dang dở. Lấy chồng đã 4 năm, năm ngoái Hà mới tốt nghiệp được.
Những tưởng lấy chồng hơn mình nhiều tuổi, lại có sự nghiệp tài chính vững vàng sẽ được chồng yêu chồng chiều. Ấy vậy mà Hà mệt mỏi với cái sự “yêu chiều” của Tuấn lắm. Tuấn lúc nào cũng lo cô vợ trẻ trung bị ai “nẫng” mất. Hà sinh con xong, người mập, đeo không vừa nhẫn cưới nên bỏ ra, Tuấn chẳng hài lòng, cho rằng vợ như vậy là không mang hình bóng của chồng bên cạnh.
Dù bận rộn đến mấy, Tuấn vẫn tình nguyện làm “xe ôm” đưa đón vợ mỗi khi cô đến trường. Hà đi chợ, đi shopping, thăm thú gia đình, họ hàng cũng phải đợi chồng chở đi.
Liên hoan ở trường, ở khoa Tuấn cũng tìm cách đi cùng hoặc cản vợ tham gia, với lý do muôn thủa: “Em có chồng, có con rồi”. Ai nhìn vào cũng nghĩ Tuấn tận tình với vợ quả là hết mức, họ khen Hà có ông chồng chu đáo, chỉ cô mới hiểu đằng sau sự tận tình ấy là gì.
Bắt đầu đi làm, công việc căng thẳng cộng thêm áp lực từ phía chồng khiến Hà trở nên trầm ngâm, ù lì, ít nói. Cô không mấy khi trò chuyện với ai, nhất là với chồng. Đặc biệt chuyện chăn gối càng không hứng thú. Lẽ ra phải tìm hiểu nguyên nhân và suy ngẫm lại cách “quản” vợ, đằng này Tuấn lại cho rằng Hà như vậy là “có vấn đề”, là “có người đàn ông nào khác” nên càng tăng cường giám sát vợ hơn.
Anh thường xuyên gọi điện cho vợ vào giờ làm việc, khi cô đang tranh thủ chợp mắt vào buổi trưa. Hà đã góp ý với chồng nhưng sự việc vẫn tiếp tục diễn ra trong nhiều tháng. Lần gần đây nhất cô đã hét lên trong điện thoại trước bao con mắt của đồng nghiệp.
Xấu hổ với mọi người và tự nhận thấy mình bắt đầu có dấu hiệu không kiểm soát được cảm xúc và hành vi, Hà tìm đến bác sĩ tâm lý và bắt đầu suy nghĩ đến giải pháp mà bản thân cô cũng không muốn là: Ly dị.
Không chỉ phụ nữ mới là nạn nhâncủa tính đa nghi của chồng. Anh Đạt 40 tuổi cũng khổ sở với người vợ hay ghen. Đạt yêu Thủy từ thời sinh viên và lấy cô sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, có công việc ổn định tại một viện nghiên cứu.
Giờ đây họ đã có với nhau hai mặt con. Cuộc sống sẽ mãi hạnh phúc như thủa ban đầu nếu một năm trở lại đây Thủy không quá lo lắng về việc Đạt có thể sẽ… phản bội.
Dẫu biết chồng khá nghiêm túc và đứng đắn, nhưng hai vợ chồng bằng tuổi, Đạt vốn đã đẹp trai lại ngày càng phong độ, trong khi Thủy ngày càng có vẻ già hơn. Bạn bè đồng nghiệp hay đùa: “Một vợ hai con nhưng như Đạt ra đường gái tân theo khối!”. Thủy chột dạ bắt đầu chú ý đến những cuộc điện thoại, giờ giấc làm việc của chồng.
Mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm khi mới đây, Thủy “bắt được” Đạt đi vào quán cắt tóc gội đầu. Nghĩ mình là người “có học”, Thủy không đi theo làm ầm lên mà quyết “xử lý” chồng lúc anh về nhà.
Chỉ còn có hai vợ chồng bên nhau, cô nói anh cởi quần áo. Anh làm ngay vì nghĩ có lẽ vợ muốn “bù đắp”. Nhưng bằng một thái độ ghê tởm, Thủy lấy kéo cắt nát bộ quần áo của chồng và bắt đầu trút hận. Cô nói, cô biết về quán cắt tóc gội đầu thư giãn ấy. Cô tưởng tượng ra cảnh các cô gái “thư giãn” cho chồng mình đằng sau bức rèm. Cô không thể chịu được.
Đạt bỏ đi ngay đêm hôm đó, sau khi tuyên bố không bao giờ tha thứ cho vợ và sẽ ly hôn. Anh đã cố gắng rất nhiều để vượt qua sự căng thẳng trong cả một năm vì thói đa nghi của vợ. Ức chế trong Đạt dồn nén và bùng lên đến độ không thể cứu vãn sau hành động thiếu suy nghĩ của Thủy. Lòng tự trọng đàn ông bị tổn thương quá mạnh, anh không thể tha thứ.
Có câu: “Độc hay không độc là bởi liều lượng”. Anh Tuấn, chị Thủy đã để nghi ngờ và ghen tuông trở nên “quá liều”, khiến tình yêu trong họ thiếu đi một cơ sở quan trọng là niềm tin. Họ đã hành xử theo kiểu kiểm soát và vô tình đẩy người mình yêu thương vào cuộc sống ngột ngạt, mệt mỏi. Đó cũng là nguyên nhân khiến chị Hà, anh Đạt muốn được “bung” ra, tự giải thoát cho mình bằng giải pháp ly dị.
Từ khóa » Tính đa Nghi Là Gì
-
Nguyên Nhân Và Cách Nhận Biết Rối Loạn Nhân Cách Dạng đa Nghi
-
Đa Nghi Là Gì ? Nghĩa Của Từ Đa Nghi Trong Tiếng ...
-
Từ điển Tiếng Việt "đa Nghi" - Là Gì?
-
Bạn Có đa Nghi Không? - VnExpress
-
đa Nghi Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Rối Loạn Nhân Cách Dạng Đa Nghi Và Những Điều Cần Biết
-
đa Nghi - Wiktionary Tiếng Việt
-
Đa Nghi Là Gì
-
Đa Nghi Là Gì - VNG Group
-
Từ Điển - Từ đa Nghi Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Người đa Nghi Là Người Như Thế Nào
-
Đa Nghi Và Cả Tin đều Là Bệnh - .vn
-
Đa Nghi Là Gì
-
Tính đa Nghi Bằng Tiếng Anh - Glosbe