Da Nhạy Cảm Có Nên Dùng AHA BHA? 4 Lưu ... - Dermalogica Vietnam
Có thể bạn quan tâm
Bài viết kỳ trước, Dermalogica đã hướng dẫn và giải đáp "Da nhạy cảm có nên tẩy tế bào chết?. Đến với chủ đề hôm nay là về tẩy da chết hóa học chi tiết hơn cho da nhạy cảm. Bạn đó có lẽ đều biết AHA và BHA là hai nhóm hoạt chất có lẽ đã không còn quá xa lạ với những làn da thường gặp vấn đề về mụn. Với làn da đang gặp các vấn đề về mụn, việc sử dụng AHA, BHA trong chu trình chăm sóc da là điều được các chuyên gia khuyên dùng. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm liệu: Da nhạy cảm có nên dùng AHA BHA? Hãy cùng Dermalogica giải đáp thắc mắc này nhé!
AHA và BHA là gì?
Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc da nhạy cảm có nên dùng AHA BHA không? Bạn cần hiểu rõ AHA và BHA là gì.
BHA và AHA đều là các loại Axit Hydroxy và được biết đến với hiệu quả tẩy tế bào chết hóa học trên da. Dựa trên nồng độ, AHA và BHA có thể mang lại hiệu quả tẩy tế bào chết hoặc peeling (lột) da.
Điểm giống nhau giữa AHA và BHA
Vì đều là các Axit Hydroxy có giúp tẩy tế bào chết trên da nên AHA và BHA có những điểm giống nhau về công dụng có thể kể đến như:
- Giúp giảm viêm và hỗ trợ điều trị mụn trứng cá trên da.
- Cải thiện tình trạng lỗ chân lông to trên các vùng da như má, trán, mũi, cằm.
- Giúp làm đều màu da và cải thiện tình trạng sạm màu da.
- Loại bỏ phần tế bào chết tích tụ trên lớp biểu bì da.
- Làm sạch và giúp thông thoáng lỗ chân lông, hỗ trợ điều trị mụn và ngăn ngừa mụn xuất hiện.
Điểm khác nhau giữa AHA BHA
Vậy điểm khác nhau giữa AHA và BHA là gì?
- AHA (Axit Alpha Hydroxy) là loại axit gốc nước (hòa tan trong nước). AHA được điều chế từ các loại trái cây có đường, sữa và một số loại thực vật khác. Một số loại AHA phổ biến có thể kể đến như: Axit Glycolic (chiết xuất từ mía), Axit Lactic (chiết xuất từ sữa), Axit Tartaric (chiết xuất từ nho)... AHA được chứng minh hoạt động hiệu quả hơn trên bề mặt da. Chúng giúp loại bỏ lớp tế bào chết và để lớp da mới có thể thay thế. Nhờ vậy, bề mặt da mới sẽ mịn màng và đều màu hơn.
- BHA (Axit Beta Hydroxy) là một loại axit gốc dầu (tan trong dầu). BHA còn được biết đến với một tên gọi khác là Axit Salicylic. BHA được điều chế từ vỏ cây liễu. BHA là axit tan trong dầu. Do đó, BHA có thể len lỏi sâu và lỗ chân lông nhằm loại bỏ tế bào chết và bã nhờn dư thừa.
Nên chọn AHA hay BHA?
Chọn BHA hay AHA? Điều này phụ thuộc vào vấn đề da bạn đang gặp phải. AHA và BHA sẽ phù hợp điều trị những vấn đề về da như sau:
- AHA được sử dụng trong các trường hợp như: tình trạng tăng sắc tố nhẹ ở da (nám, tàn nhang và vết thâm), các rãnh nhăn nhỏ trên bề mặt da, tình trạng lỗ chân lông to, da không đều màu.
- BHA được sử dụng chủ yếu trong các trường hợp điều trị mụn trứng cá. Do khả năng làm sạch dầu thừa và tế bào chết từ sâu trong lỗ chân lông. Ngoài ra, BHA còn có khả năng giảm viêm và sưng do mụn.
Ứng dụng của AHA và BHA trong làm đẹp
Nhờ những công dụng trong điều trị các vấn đề về da như: nám, tàn nhang, vết thâm, mụn....AHA và BHA được ứng dụng rất rộng rãi trong các sản phẩm làm đẹp như: Sữa rửa mặt, dầu tẩy trang, toner, kem dưỡng ẩm, mặt nạ, dung dịch peel da...
Da nhạy cảm có nên dùng AHA BHA? 4 lưu ý để sử dụng AHA và BHA an toàn
Da nhạy cảm có nên dùng AHA BHA hay không? Đáp án nên hay không nên sẽ tùy thuộc vào tình trạng da hiện tại của bạn. Tuy nhiên, với bất cứ làn da nào nếu không sử dụng BHA, AHA đúng cách. Bạn sẽ có khả năng phải đối mặt với tình trạng kích ứng da. Dưới đây là 4 lưu ý giúp bạn sử dụng AHA, BHA an toàn:
- Bắt đầu với nồng độ thấp: Không chỉ với làn da nhạy cảm, bất cứ làn da nào cũng cần được làm quen và thích nghi dần khi bắt đầu sử dụng những hoạt chất mạnh như AHA và BHA. Để tránh gây kích ứng da, bạn nên bắt đầu làm quen với AHA và BHA ở nồng độ thấp. Sau khi da đã quen dần, bạn có thể tăng dần mức nồng độ.
- Tăng dần tần suất sử dụng: Sử dụng BHA và AHA liên tục hằng ngày. Đây là sai lầm của không ít những bạn mới bắt đầu sử dụng. BHA hay AHA dù ở mức nồng độ thấp đều có khả năng gây ra kích ứng da. Vì vậy, khi bắt đầu không nên sử dụng AHA và BHA liên tục. Tùy thuộc vào phản ứng của da, bạn có thể sử dụng từ 2 lần/ tuần. Sau đó tăng dần tần suất lên sử dụng cách ngày.
- Tránh kết hợp cùng lúc với những hoạt chất mạnh khác. Khi sử dụng AHA và BHA, bạn không nên sử dụng kết hợp các hoạt chất có khả năng gây kích ứng như: Retinol, Tretinoin, Vitamin C...
- Kem chống nắng SPF 35: “Đừng sử dụng AHA, BHA nếu không dùng kem chống nắng hàng ngày” Đây chính là lời khuyên quen thuộc của các bác sĩ da liễu. BHA và AHA giúp loại bỏ tế bào chết nhưng chúng cũng khiến da mỏng đi. Vì vậy, da sẽ trở nên mỏng manh và dễ bị tổn thương hơn trước ánh nắng mặt trời. Do đó, khi sử dụng AHA, BHA bạn cần thoa kem chống nắng với chỉ số SPF tối thiểu 35 và nhớ thoa lại sau 3-4 tiếng nhé!
Lời kết
Hiệu quả của AHA và BHA trong việc giải quyết các vấn đề về da là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để tránh phải đối mặt với những rủi ro khi sử dụng hai hoạt chất này, bạn cần tìm hiểu thật kỹ. Điều này đặc biệt quan trọng với những bạn sở hữu làn da nhạy cảm. Da nhạy cảm có nên dùng AHA BHA hay không? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng da hiện tại của bạn. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức đắp mặt nạ cho da nhạy cảm tại đây.
Nếu bạn còn đang thắc mắc, liệu mình có nên sử dụng AHA BHA không? Hãy để các chuyên gia của Dermalogica tư vấn cho bạn ngay nhé!
Từ khóa » Có Nên Dùng Aha Hàng Ngày Không
-
Liệu Có Nên Dùng AHA Hàng Ngày Hay Không?
-
Có Nên Dùng AHA BHA Mỗi Ngày Không ? - Zencos Việt Nam
-
Nên Dùng AHA Hay BHA Hàng Ngày? - Obagi Medical
-
Nên Dùng AHA Sáng Hay Tối?
-
Cách Dùng AHA ĐÚNG CÁCH & Hiệu Quả
-
Mách Bạn Cách Sử Dụng AHA đúng Chuẩn - Bách Hóa XANH
-
AHA Là Gì? Công Dụng Và Cách Dùng AHA Làm đẹp Da Hiệu Quả
-
Có Nên Dùng Kết Hợp AHA Và BHA Không? | Paula's Choice
-
HISTOLAB NGHE | Có Nên Sử Dụng AHA Và BHA Mỗi Ngày?
-
AHA Là Gì? Tác Dụng Và Cách Sử Dụng AHA Hiệu Quả - TheFaceShop
-
SỬ DỤNG BHA & AHA SAO CHO HẾT MỤN ẨN, DA LÁNG MỊN
-
AHA Là Gì? Công Dụng Và Cách Dùng AHA Hiệu Quả - Beauty Box
-
Khám Phá Những Sai Lầm Khi Sử Dụng Sản Phẩm Chứa AHA/BHA
-
AHA - BHA đa Số Chúng Ta Dùng KHÔNG đúng Cách ? Tại Sao