Da Nổi Chấm Đỏ Như Nốt Ruồi Son Là Bị Gì? Cách Trị
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son là vấn đề về da thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chúng là một trong những dấu hiệu liên quan đến các bệnh về máu. Vậy, các chấm đỏ báo hiệu những bệnh lý có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son là bị gì?
Da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, một vài yếu tố có thể kể đến như chấm đỏ là các bớt sắc tố, nốt xuất huyết hay ban đỏ,… Nếu tình trạng nổi chấm đỏ là các dạng bớt sắc tố thì gần như không cần can thiệp điều trị. Chúng sẽ tự biến mất sau một thời gian.
Tuy nhiên, trường hợp chấm đỏ như nốt ruồi son xuất hiện dày đặc trên da rất có thể là nốt xuất huyết, phát ban. Lúc này, người bệnh có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác. Nếu chúng không thuyên giảm và tiếp tục phát triển theo thời gian, bạn cần can thiệp điều trị khắc phục.
Một số bệnh lý liên quan đến tình trạng nổi chấm đỏ như nốt ruồi son trên da có thể kể đến như:
Sốt xuất huyết
Tác nhân gây nên căn bệnh sốt xuất huyết là siêu vi trùng có tên Dengue. Bệnh xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa, đúng thời điểm muỗi vằn sinh sản. Chúng là nhân tố khiến bệnh bùng phát ở nhiều đối tượng khác nhau. Đa số bệnh nhân mắc bệnh đều do bị muỗi vằn đốt.
Sốt xuất huyết có thời gian ủ bệnh từ 4 đến 5 ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Thông thường, người bệnh sẽ phải trải qua các giai đoạn từ ủ bệnh cho đến sốt, bệnh nặng cho đến hồi phục. Triệu chứng của bệnh có mức độ dựa theo tình trạng bệnh lý của mỗi người.
Trong các dấu hiệu nhận biết căn bệnh này, ngoài sốt cao thì tình trạng da xuất hiện nhiều chấm đỏ như nốt ruồi son cũng được xem là hiện tượng báo hiệu bệnh. Bên cạnh đó, người mắc bệnh còn kèm theo một số triệu chứng như họng đau, nhức đầu, mắc ói, mệt mỏi,…
Khi bước sang giai đoạn tiến triển nặng hơn, bạch cầu, tiểu cầu lúc này bị suy giảm dần. Đồng thời, hệ thống miễn dịch cũng bị suy yếu theo. Chính vì thế mà các chấm đỏ xuất hiện dày đặc và lan rộng ra khắp vùng da cơ thể. Trường hợp da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son do sốt xuất huyết sẽ khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu.
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sốt xuất huyết chuyển biến nặng có thể gây xuất huyết não, tiêu hóa, hoặc xuất huyết ở bụng trầm trọng, nguy cơ tử vong cao. Nhanh chóng điều trị khắc phục, vượt qua giai đoạn này người bệnh sẽ có thể dần hồi phục sức khỏe.
Tham khảo thêm: Cách trị ngứa, nổi mề đay cho bà bầu bằng lá khế
Suy giảm tiểu cầu dẫn đến xuất huyết
Hiện tượng suy giảm tiểu cầu dẫn đến tình trạng thiếu máu ở mạch vi, kéo theo tình trạng xuất huyết. Bệnh hình thành do dị nguyên xâm nhập hoặc do di truyền từ người thân trong gia đình. Đặc biệt, người từng ghép tủy, tế bào máu thường gặp phải căn bệnh này. Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng, người bệnh ung thư, HIV cũng là nhóm đối tượng dễ bị xuất huyết giảm tiểu cầu.
Một trong số các triệu chứng mà người mắc bệnh thường gặp đó là da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son, chúng còn được gọi là các nốt xuất huyết. Ngoài ra, người bệnh còn bị bầm tím da, thay đổi sắc tố da trở nên nhợt nhạt hoặc chuyển sang vàng. Kèm theo đó, bệnh còn khiến cơ thể mệt mỏi, đầu đau nhức, suy giảm trí nhớ.
Khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất ổn kể trên, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra và điều trị. Bởi, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, tình trạng xuất huyết dưới da do suy giảm tiểu cầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Điển hình là chứng suy thận, hôn mê, chảy máu nội tạng, thậm chí là đột quỵ dẫn đến tử vong.
Viêm mao mạch dị ứng
Sự rối loạn trong hệ thống miễn dịch khiến tình trạng viêm mao mạch dị ứng khởi phát. Lúc này, hệ thống vi mạch bên trong cơ thể bị tấn công. Chính vì thế mà da xuất hiện tình trạng dị ứng, xuất huyết. Bạn có thể quan sát được trên da có nhiều chấm đỏ như nốt ruồi son nhưng không gây ngứa.
Ngoài biểu hiện đặc trưng này, người mắc bệnh viêm mao mạch còn có một số triệu chứng khác như đau vùng thượng vị, khớp khiến cơ thể mệt mỏi, giảm năng suất lao động. Ngoài ra, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, người bệnh thấy buồn nôn, thậm chí là đi tiểu lẫn máu,…
Viêm mao mạch là bệnh lý có thể bùng phát ở nhiều đối tượng khác nhau, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Ngay khi thấy các triệu chứng bất ổn của cơ thể, bạn nên đến bệnh viện để sớm kiểm tra và điều trị, tránh những trường hợp biến chứng ảnh hưởng cho cuộc sống và sức khỏe.
Sốt phát ban
Tình trạng sốt phát ban khá phổ biến ở trẻ em. Bệnh khởi phát khi cơ thể trẻ bị virus xâm nhập, một số biểu hiện nhận biết như nhiệt độ cơ thể bé tăng cao. Đồng thời, lúc này trên người trẻ bắt đầu có những nốt ban đỏ không ngứa, nhìn như nốt ruồi son. Ngoài ra, trẻ còn bị sưng hạch bạch huyết ở cổ, họng đau, các cơ và bụng cũng có biểu hiện đau nhức, khó chịu, trẻ tiêu phân lỏng,…
Thông thường, tình trạng này sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần nếu trẻ được chăm sóc tốt và kết hợp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số trường hợp, trẻ bị sốt cao không kịp thời xử lý dẫn đến biến chứng nguy hại cho sự phát phát triển. Do đó, khi thấy con có các triệu chứng bất ổn, đặc biệt trên da có nhiều mẩn đỏ, kèm theo các dấu hiệu kể trên, bạn nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.
Bệnh dày sừng nang lông
Hiện tượng bề mặt da tích tụ quá nhiều keratin lâu ngày làm lỗ chân bị bít tắc. Đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh dày sừng nang lông. Người bệnh sẽ có biểu hiện da nổi chấm đỏ trên lỗ chân lông. Bệnh có thể di truyền giữa các thành viên cùng huyết trong gia đình, tuy nhiên không nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Sự hình thành nhiều chấm đỏ trên da gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Da trở nên sần sùi, thô ráp khiến người bệnh tự ti. Để tình trạng nhanh chóng được cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tư vấn, khắc phục chứng dày sừng nang lông.
Tham khảo thêm: Nổi mề đay liên tục là bị gì? Cách xử lý nhanh
Giãn mao mạch làm da nổi chấm đỏ
Ngoài các bệnh lý liên quan khiến da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son kể trên, tình trạng giãn mao mạch cũng là yếu tố không nên bỏ qua. Mao mạch máu giãn nở, phình to gây nên tình trạng xuất huyết. Các chuyên gia lý giải hiện tượng này hình thành là do thụ thể activin và endoglin bị đột biến gen. Chính vì thế mà mạch máu bị vỡ gây ra các chấm đỏ dưới da.
Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ có một vài triệu chứng khác như chảy máu cam, đại tiện ra máu,…Nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị sớm. Bởi, giãn mao mạch không được kiểm soát có thể khiến người bệnh thiếu máu, gây biến chứng nguy hại sức khỏe.
Bệnh suy tủy
Bệnh suy tủy cũng là một trong số các bệnh lý liên quan gây nên hiện tượng nổi chấm đỏ trên da. Đây là căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, bùng phát khi xương tủy không đảm nhiệm được vai trò sản sinh tế bào máu. Có nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh này, trong đó yếu tố di truyền, sử dụng thuốc lâu ngày bị tác dụng phụ là hai trường hợp thường gặp.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến như cơ thể tiếp xúc lâu ngày với hóa chất, chất phóng xạ, bị virus tấn công, nhiễm trùng,…Bên cạnh đó, người có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp, tuyến giáp, phụ nữ mang thai cũng thuộc nhóm đối tượng dễ mắc chứng bệnh nguy hiểm này.
Ngoài xuất huyết dưới da tạo chấm đỏ, người bệnh còn có thêm các dấu hiệu điển hình khác như hoa mắt, tim đập nhanh, sốt cao, viêm mũi, lòng bàn tay trắng, xuất huyết tiêu hóa, niêm mạc, hoặc nhiễm trùng máu,…
Da nổi chấm đỏ do bệnh sởi
Cơ thể người bị virus paramyxovirus tấn công, gây hại là nguyên nhân chính làm bùng phát bệnh sởi. Bệnh sởi có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, ngoài ra nó còn có tính truyền nhiễm khá cao. Đặc biệt, bệnh sẽ bùng phát dữ dội hơn vào mùa xuân, thậm chí còn có nguy cơ phát triển thành dịch.
Người nhiễm phải căn bệnh này có thể nhận biết triệu chứng thông qua biểu hiện ngoài da như: Da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son, kèm theo sốt, ho, nghẹt mũi, viêm kết mạc mở mắt,…
Ung thư da
Tình trạng nổi nhiều chấm đỏ trên da không gây ngứa, nhìn như nốt ruồi son có thể là dấu hiệu báo rằng bạn đang bị ung thư da. Đây là bệnh lý tương đối nguy hiểm, cần điều trị càng sớm càng tốt.
Bởi, nếu không can thiệp, các chấm đỏ sẽ lan rộng ra toàn bộ da cơ thể. Bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Ung thư máu
Bệnh ung thư máu hình thành do trong quá trình sản xuất ra tế bào mới có lẫn một số tế bào ung thư. Ung thư máu hay còn được gọi với tên là bạch cầu cấp là vì thế. Tế bào máu bị ung thư có tốc độ phát triển nhanh chóng, theo cấp số nhân. Khi đó, chúng có khả năng lưu trú trong tủy xương của người bệnh, gây cản trở quá trình sản sinh tế bào máu cho cơ thể.
Sự phát triển ngày càng nhiều của các tế bào máu bị ung thư sẽ lấn át các tế bào máu bình thường khác. Lúc này, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái thiếu máu, xuất huyết dưới da.
Ngoài ra một số triệu chứng nguy hiểm khác kèm theo như xuất huyết tiêu hóa, niêm mạc, suy tim, ảnh hưởng đến não,…Một số trường hợp nặng, người bệnh còn bị phì đại lợi, nổi hạch, u hạt, gan và lá lách phình to,…
Lupus ban đỏ
Tình trạng rối loạn trong hệ miễn dịch còn có thể gây nên bệnh lupus ban đỏ. Bên cạnh xuất hiện các chấm đỏ như nốt ruồi son trên da, người bệnh còn gặp một số triệu chứng khác như đau khớp, sốt nhẹ, giảm ký bất thường, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới,…
Bệnh khởi phát có thể gây nguy hại cho các cơ quan như mạch máu, hệ thần kinh trong cơ thể. Hiện nay, lupus ban đỏ vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Chính vì thế, người bệnh nên tuân thủ khắc phục theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt là trong việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống cho hợp lý. Thông qua đó, người bệnh có thể kiểm soát bệnh tốt hơn và tránh được nhiều rủi ro.
Tham khảo thêm: Hiểu hơn về bệnh mề đay mãn tính vô căn và cách chữa trị
Da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son có nguy hiểm không?
Da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son là tình trạng khá phổ biến. Nhiều người vẫn chủ quan khi gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, như đã đề cập, chấm đỏ có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư hay các bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, nếu thấy mật độ xuất hiện của những chấm đỏ trên cơ thể ngày càng dày đặc, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị sớm.
Trường hợp trẻ gặp phải phải tình trạng này, phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ, tránh bệnh biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vậy, nổi chấm đỏ như nốt ruồi son khi nào cần đến gặp bác sĩ? Một vài triệu chứng kèm theo như:
- Chấm đỏ tăng lên sau vài ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Tình trạng dần lan rộng ra nhiều vùng da khác trên cơ thể.
- Người bệnh bị sốt cao, da bị phồng rộp đôi khi có mủ.
- Cơ thể mệt mỏi, đau rát khó chịu, xuất hiện ổ viêm, nhiễm trùng, da tiết dịch bất thường.
Dựa vào tình trạng của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị sao cho phù hợp nhất. Không nên tự ý mua hoặc sử dụng thuốc tân dược, bởi việc này có thể gây tác dụng phục, khiến bệnh trở nên nặng nề, nguy hiểm hơn.
Da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son điều trị như thế nào?
Như đã đề cập, tình trạng da nổi mẩn đỏ như nốt ruồi son có thể xuất phát do các bệnh lý liên quan. Do đó, việc thăm khám y tế là thật sự cần thiết. Điều này giúp người bệnh tránh được một số biến chứng nguy hại. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng của mỗi người mà phương pháp điều trị sẽ không giống nhau. Dưới đây là một số cách được sử dụng phổ biến:
Sử dụng mẹo dân gian điều trị chấm đỏ trên da
Trường hợp chấm đỏ xuất hiện trên da còn ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian để điều trị. Nhất là trường hợp người bệnh có kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Một số cách như:
- Chườm đá lạnh: Biện pháp giúp người bệnh cải thiện tình trạng ngứa ngáy trên da, làm dịu vùng da đang bị tổn thương. Đồng thời, nhiệt độ thấp còn giúp giảm viêm, cải thiện làn da sưng, nóng hoặc đau rát. Thực hiện bằng cách chườm khăn lạnh hoặc có bọc bên trong viên đá lạnh lên vùng da đỏ.
- Sử dụng lá trà xanh: Lá trà xanh có chứa chất chống oxy hóa mạnh, giúp giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Do đó, bạn có thể tận dụng loại lá cây này để nấu nước tắm, cải thiện tình trạng chấm đỏ trên diện rộng, làm dịu làn da đang bị tổn thương an toàn tại nhà.
- Sử dụng tinh dầu khuynh diệp: Trường hợp trẻ em nổi chấm đỏ do rôm sảy, phát ban, bạn có thể sử dụng vài giọt tinh dầu khuynh diệp pha với nước ấm để tắm cho con. Tinh dầu mang lại hiệu quả sát trùng, giảm ngứa ngáy (nếu có) hiệu quả.
Bên cạnh những cách thức này, còn nhiều phương pháp cải thiện tình trạng da nổi nhiều chấm đỏ. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng, với mẹo dân gian, thời gian cải thiện triệu chứng sẽ chậm hơn các biện pháp khác.
Đồng thời, do chấm đỏ còn liên quan đến các bệnh lý về máu nên biện pháp ngoài da này chỉ có tác dụng làm sạch, làm dịu cảm giác khó chịu. Chúng không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh. Do đó, bạn nên kết hợp thăm khám và điều trị chuyên sâu để phòng tránh biến chứng.
Tham khảo thêm: Nổi mề đay ở tay (khuỷu, cánh, bàn.. tay): Điều cần biết
Sử dụng thuốc Tây y điều trị chấm đỏ như nốt ruồi son
Da nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son có nhiều nguy cơ là triệu chứng báo hiệu của các bệnh về máu huyết. Do đó, người bệnh không nên chủ quan khi gặp phải hiện tượng này. Nhất là trường hợp các chấm đỏ xuất hiện dày đặc, tập trung thành cụm, lan ra nhiều vị trí trên cơ thể.
Khi đó, thông qua thăm khám y tế, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và chỉ định phương pháp khắc phục phù hợp. Một số loại thuốc sẽ được kê đơn để giải quyết một vài triệu chứng. Các dạng thường gặp như:
- Thuốc kháng sinh: Thuốc có tác dụng điều trị các vấn đề liên quan đến vi trùng, khiến cơ thể bị nhiễm trùng.
- Thuốc Corticosteroids: Tác dụng giúp người bệnh cải thiện tình trạng viêm.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Các loại như azasan, imuran, trexall,…công dụng chính là ức chế hệ thống miễn dịch trong cơ thể, kiểm soát một số bệnh lý liên quan.
- Các loại Cyclophosphamide chữa ung thư, được thực hiện dưới dạng hóa trị, sinh liệu hoặc xạ trị.
Thuốc tân dược có tác dụng nhanh, nhưng cũng có nguy cơ gây ra tác dụng phụ. Chính vì thế, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định mà bác sĩ đưa ra. Tránh tình trạng tự ý sử dụng có thể gây ra các nguy hại khó lường cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Nhất là trường hợp sử dụng sai thuốc, sai cách điều trị bệnh.
Sử dụng thuốc Đông y điều trị chấm đỏ trên da
Thuốc Đông y cũng là một sự lựa chọn hữu hiệu trong điều trị bệnh lý gây nổi chấm đỏ như nốt ruồi son trên da. Do dược liệu từ thiên nhiên nên độ an toàn và lành tính cao, phù hợp với đa số đối tượng người bệnh. Sử dụng thuốc giúp điều trị các vấn đề gốc rễ gây bệnh, đồng thời giúp người bệnh bồi bổ khí huyết từ sâu bên trong.
Bạn nên lựa chọn địa chỉ thăm khám Đông y uy tín, chất lượng để đảm bảo quá trình điều trị an toàn, thuận lợi. Bên cạnh đó, bởi vì các bài thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên nên hiệu quả sẽ không nhanh chóng giống như khi sử dụng tân dược. Đòi hỏi người bệnh lúc này phải kiên trì mới có đạt kết quả như mong đợi.
Da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son tùy theo bệnh lý liên quan mà triệu chứng kèm theo có thể là ngứa hoặc không gây ngứa. Tuy nhiên, nhiều căn bệnh có mức độ nguy hiểm cao cho sức khỏe người bệnh. Do đó, bạn không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng này. Thay vào đó, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm và điều trị.
Có thể bạn quan tâm
- Nổi mề đay kéo dài lâu ngày không khỏi phải làm sao?
- Bị nổi mề đay làm sao nhanh hết ngứa?
Từ khóa » Nốt Ruồi Son Dưới Da
-
Nốt Ruồi Son Là Bệnh Gì? Thực Hư Khi Da Nổi Nhiều Nốt Ruồi Son
-
Xuất Hiện Các Nốt Ruồi Son Ngày Càng Nhiều Có đáng Lo Ngại Không?
-
Da Nổi Chấm Đỏ Như Nốt Ruồi Son Không Ngứa Là Bệnh Gì?
-
Tình Trạng Da Nổi Chấm đỏ Như Nốt Ruồi Son Nguyên Nhân Do đâu?
-
Tự Nhiên Mọc Nốt Ruồi Son – Bí ẩn đằng Sau Báo Hiệu Này Của Cơ Thể
-
Kinh Ngạc Bí Mật đằng Sau Nốt Ruồi Son
-
Nổi Chấm Đỏ Trên Da Như Nốt Ruồi Son Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm?
-
Da Nổi Chấm đỏ Như Nốt Ruồi Son Không Ngứa Là Bị Bệnh Gì?
-
Nốt Ruồi Son Là Gì? Ý Nghĩa 11 Vị Trí Nốt Ruồi đỏ ở Nam Và Nữ
-
Da Nổi Chấm đỏ Như Nốt Ruồi Son Không ... - Thẩm Mỹ Quốc Tế DIVA
-
Nốt Ruồi ở Vị Trí Nào Cảnh Báo Bệnh Ung Thư?
-
Nổi Chấm đỏ Trên Da Như Nốt Ruồi Son Là Bị Gì, Nguy Hiểm Không?
-
Nốt Ruồi Son Là Bệnh Gì? - VnExpress Sức Khỏe