Da Nổi Sần Không Ngứa: Dấu Hiệu Của 8 Bệnh Lý Da Liễu - VIETSKIN
Da nổi sần không ngứa có nguy hiểm không?
Với những trường hợp da nổi sần không ngứa khiến cho nhiều người mắc phải hoang mang, lo lắng và sợ hãi. Vết sần thường có màu hồng hoặc không màu và không đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy khó chịu có thể xuất phát từ những nguyên nhân như dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, dị ứng với mỹ phẩm cũng có thể do bị dị ứng với thời tiết.
Ở mốt số đối tượng, tình trạng này có thể là một triệu chứng thông thường và có thể tiêu biến sau một vài ngày. Nhưng ở những đối tượng khác, da nổi sần không ngứa có thể là một dấu hiệu của một bệnh lý khác về da. Vì thế, người bệnh cần lưu ý, không được chủ quan.
Da nổi sần không ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau
Nhiều chuyên gia da liễu cho rằng, hiện tượng da nổi sần không ngứa này có thể là triệu chứng của các vấn đề về da dưới đây:
1. Dày sừng nang lông
Dày sừng nang lông khởi phát khi da không được vệ sinh sạch sẽ hoặc cơ thể sản sinh ra quá nhiều keratin khiến cho lỗ chân lông bị bít lại. Da nổi sần không ngứa là các nốt sần nhỏ, có thể có màu đỏ hay không màu là triệu chứng đặc trưng của bệnh.
Đây là bệnh lý về da có khả năng di truyền, da nổi sần không ngứa ở các vùng da như đùi, cánh tay, mông hay cẳng chân… Bệnh lý này mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ khiến cho tâm lý của người bệnh cũng bị tác động không ít.
2. Da nổi sần không ngứa do bị bệnh á sừng
Á sừng là một bệnh ngoài da khá phổ biến hiện nay có thể gặp nhiều ở vị trí trên da, chủ yếu nằm ở vùng da nhạy cảm như tay, chân, ngón tay, ngón chân. Bệnh á sừng tuy không gây hại về sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp với đám đông.
Da nổi sần không ngứa do bị bệnh á sừng thường liên quan đến các yếu tố như thời tiết, tiếp xúc với hóa chất gây nên kích ứng, xăng dầu, đất bẩn, có yếu tố di truyền và tùy cơ địa của từng người. Dấu hiệu của bệnh á sừng thường nổi sần rải rác trên da gây khó chịu cho người bệnh cũng như những người tiếp xúc với người bệnh.
3. Mụn ẩn dưới da nổi sần không ngứa chủ yếu do mỹ phẩm
Mụn ẩn cũng là một trong những nguyên nhân khiến các nốt sần xuất hiện trên da, điển hình nhất là da măt. Mụn ẩn thường tập trung thành từng cụm và thường có xu hướng lan rộng. Trán, hai bên má và vùng cằm là những vị trí hay xuất hiện mụn ẩn nhất.
Vấn đề về da này có thể do vệ sinh không đúng cách, da mẫn cảm, mỹ phẩm hay các yếu tố bên ngoài tác động gây nên. Mụn ẩn thường không gây nguy hiểm nhưng lại rất khó xử lý bởi nhân mụn nằm sâu dưới da.
4. Chàm nang lông khiến da nổi sần không ngứa, dễ bong tróc
Chàm nang lông cũng là một trong những bệnh ngoài da có các triệu chứng sẩn trên bề mặt. Tuy nhiên chàm nang lông có thể gây ngứa đối với một số trường hợp. Những vị trí hay bị chàm nang lông là cùi chỏ, đầu gối,… Da có các dấu hiệu dày, nổi sẩn, lỗ chân lông to lên, da thường khô và dễ bị bong tróc, khó chịu.
Những trường hợp chàm nang lông có thể được điều trị bằng một số loại thuốc bôi ngoài da tiêu sừng, bổ sung thêm một số loại kem dưỡng ẩm, các loại sữa tắm phù hợp để chăm sóc và cải thiện tình trạng da.
5. Phát ban do nhiệt thường xuất hiện vào mùa nóng bức
Nền nhiệt cao sẽ khiến cho da tiết mồ hôi nhiều hơn bình thường. Điều này khiến cho một lượng mồ hôi bị kẹt ở lỗ chân lông, khó thoát ra ngoài. Thân nhiệt cơ thể thường sẽ bị tăng lên và phát sinh tình trạng nổi ban.
Triệu chứng đặc trưng của hiện trạng này là sự xuất hiện của các nốt sần trên da có màu đỏ. Vết ban trên da do bị phát ban nhiệt thường không gây cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh.
6. Vẩy phấn hồng
Nếu da nổi sần không ngứa thì cũng có thể bạn đang sống chung với bệnh vẩy nến hồng. Bệnh lý này thường do một số loại virus tấn công và kích hoạt. Da của bạn sẽ có biểu hiện nổi mẩn sần sùi nhưng không gây ngứa ngáy. Ngoài ra, vùng da bị tổn thương còn rất dễ đóng vảy, bong tróc nếu không được chăm sóc đúng cách.
7. U xơ da khiến da bị sần không ngứa chủ yếu ở bàn chân
U xơ da là một rối loạn da tương đối phổ biến, có thể được kích hoạt ở bất cứ vùng da nào, điển hình nhất là ở bàn chân. Bệnh thường xuất hiện khi các mô ở lớp biểu bì da hoạt động quá mức khiến các khối u nhỏ lành tính xuất hiện.
Triệu chứng đặc trưng nhất của u xơ da là sự xuất hiện của các nốt sần có màu nâu hay hồng nhạt. Các nốt sần có thể sưng lên nhưng rất ít gây ngứa nếu bạn không chạm vào.
8. Ban xuất huyết
Nếu da của bạn bị nổi các nốt sần không ngứa có màu đỏ thì có thể đó là triệu chứng của bệnh ban xuất huyết. Bệnh lý này thường khởi phát khi các hồng cầu bị thoát ra khỏi mạch máu và di chuyển về các tổ chức dưới da.
Các vết lằn, nốt sần hay mảng xuất huyết do ban xuất huyết gây ra thường có xu hướng biến mất sau khoảng vài ba ngày. Mặc dù rất ít phát sinh những vấn đề nghiêm trọng nhưng chúng lại làm mất tính thẩm mỹ của làn da.
Ngoài ra, tình trạng da nổi sần không ngứa còn có thể so các yếu tố sau kích hoạt nên:
- Vệ sinh da không đảm bảo sạch sẽ
- Các tác nhân gây dị ứng
- Sử dụng hóa mỹ phẩm kích ứng mạnh
- Tuyến bã nhờn hoạt động quá nhiệt tình
Cách khắc phục tình trạng da nổi sần không ngứa
1. Khắc phục tại nhà
Liệu pháp điều trị tại nhà thường có mục đích cải thiện độ ẩm tự nhiên cho làn da. Đồng thời giúp da được thông thoáng hơn. Nhiều liệu pháp còn có tác dụng ức chế các phản ứng viêm để giúp hạn chế tổn thương trên da.
- Thoa kem dưỡng ẩm: Điều này không chỉ giúp làm dịu các nốt sần mà còn giúp tăng cường độ ẩm tự nhiên cho da. Khi da đang bị nổi sần không ngứa, bạn nên dùng các sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ, không mùi và không chứa ancol.
- Tẩy tế bào chết: Khiến lỗ chân lông được thông thoáng, đồng thời loại bỏ được các chất bẩn bám trên da. Nên dùng các nguyên liệu tự nhiên như cám gạo, bột đậu đỏ, đậu xanh… để tẩy tế bào chết.
- Sử dụng tinh dầu: Massage với tinh dầu cũng là cách tốt để bạn khắc phục tình trạng da nổi sần không ngứa. Bạn có thể sử dụng dầu dừa hay dầu oliu để thoa 1 lớp mỏng nhẹ lên vùng da tổn thương. Tiến hành massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 – 15 phút.
2. Dùng các loại thuốc Tây
Các loại thuốc thường sẽ được chỉ định khi tình trạng da nổi sần không ngứa liên quan đến các vấn đề bệnh lý. Tùy thuộc vào từng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi hay thuốc uống phù hợp.
Một số thuốc sau có thể sẽ được dùng:
- Kem bôi ngoài da chứa Acid salicylic
- Corticoid liều nhẹ
- Các thuốc kháng viêm
Da bị nổi sần không ngứa đa phần là do bệnh dày sừng nang lông kích hoạt. Đối với bệnh lý này, thuốc điều trị phổ biến bao gồm:
- Nacurgo Gel
- Nazinc
- Sovite-G
- Zin C
Việc dùng thuốc cần đảm bảo đúng cách theo hướng dẫn từ bác sĩ. Khi có bất cứ vấn đề nào phát sinh, bạn cần báo cáo ngay để sớm được can thiệp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng trong bất cứ trường hợp nào. Tránh tăng giảm liều khi chưa nhận được chỉ dẫn cụ thể từ bác sĩ.
Làm gì khi da bị sần không ngứa
Khi phát hiện các dấu hiệu da bị sần không ngứa lên theo mảng, tùy theo những chẩn đoán của bác sĩ, bạn có thể được chỉ định điều trị với các biện pháp phù hợp để cải thiện tình trạng da.
Đồng thời, khi có các triệu chứng bệnh da liễu, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Vệ sinh da thường xuyên, đúng cách để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn ngoài da.
- Tuyệt đối không gãi, bóc, gỡ các vị trí thương tổn trên da để không làm cho da tổn thương nặng hơn.
- Trong thời gian điều trị các bệnh ngoài da, bạn cũng nên chú ý lựa chọn các loại trang phục nhẹ, mỏng, thấm hút mồ hôi tốt để dễ chịu hơn trong sinh hoạt.
- Tuyệt đối không tắm bằng nước nóng, thay vào đó hãy sử dụng nước có độ ấm vừa phải. Bởi nước nóng sẽ làm nặng nề thêm tình trạng khô da. Điều này không chỉ khiến da bị sần sùi mà còn bong tróc vảy. Thời gian tắm hợp lý chỉ nên giới hạn trong khoảng từ 10 – 15 phút.
- Cung cấp đủ lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày, đồng thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Tăng cường sản phẩm giàu vitamin, khoáng chất và omega-3 để giúp da sáng khỏe và cân bằng độ ẩm tự nhiên vốn có.
- Bảo vệ, che chắn cẩn thận cho làn da khi đi ra ngoài. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, yếu tố dị nguyên. Chú ý giữ ấm cho làn da khi thời tiết chuyển lạnh, nền nhiệt hạ thấp.
- Tránh thức khuya hay ngủ không đủ giấc. Tình trạng này có thể khiến cho những nốt sần trên da thêm nặng nề.
- Hạn chế trang điểm hay sử dụng các loại hóa mỹ phẩm, sản phẩm dưỡng trắng khi da đang bị nổi sần không ngứa.
Da nổi sần không ngứa có thể liên quan đến một số bệnh ngoài da. Để cải thiện tình trạng da, bạn cần chú ý thăm khám sớm để có những hướng điều trị phù hợp, đúng hướng. Hi vọng một số thông tin trên có thể giúp bạn sớm cải thiện tình trạng da.
Bạn có thể quan tâm đến những chủ đề:
- Nguyên nhân gây phát ban đỏ không ngứa trên da
- Da bị nổi sần và ngứa là bệnh gì?
Từ khóa » Da Sần Như Da Cóc
-
Keratosis Pilaris: Bệnh Sần Sùi Như Da Gà - Vinmec
-
Các Bệnh Lý Thường Gặp Gây Nốt Sần Trên Da - Vinmec
-
Bác Sĩ Chỉ Ra Nguyên Nhân Và Các Loại Nốt Sần Trên Da - Medlatec
-
Dày Sừng Nang Lông, Căn Bệnh Khiến Da Nổi Da Gà Sần Sùi
-
Da Nổi Sần Không Ngứa - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục đơn Giản
-
Da Nổi Hột Giống Da Gà Và Ngứa Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Da Nổi Hột Giống Da Gà Không Ngứa Là Bị Gì, Nguy Hiểm Không? - THP
-
Tình Trạng Da Nổi Hột Như Da Gà Và Ngứa Là Bệnh Gì Cách Chữa An ...
-
Da Bé Bị Nổi Sần Như Da Gà Là Bị Gì Và Cách Chữa Trị
-
Da Bé Bị Nổi Hạt Sần Sùi Có Nguy Hiểm Hay Không? Cách điều Trị?
-
Da Cổ Sần Như Da Gà
-
Hiện Tượng Da Bị Nổi Sần Và Ngứa
-
Người Phụ Nữ 'da Cóc' Cần được Giúp đỡ - Công An Nhân Dân
-
Mô Tả Các Tổn Thương Da - Rối Loạn Da Liễu - Cẩm Nang MSD